Cân nặng trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Vì những thay đổi về cân nặng sẽ đánh giá tình hình sức khỏe của con yêu. Vậy làm sao bố mẹ có thể biết được con mình có thực sự tăng cân đúng chuẩn và đều đặn. Hãy cùng theo dõi vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cân nặng trẻ sơ sinh mẹ đã thực sự nắm rõ?
Contents
- 1 1. Cân nặng trẻ sơ sinh nằm ở vùng an toàn là như thế nào?
- 2 2. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất theo từng tháng tuổi để mẹ tham khảo
- 3 3. Lưu ý cho mẹ khi đo cân nặng trẻ sơ sinh
- 4 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh
- 5 5. Các thông tin thú vị cân nặng trẻ sơ sinh
- 6 6. Những cách đơn giản mẹ có thể làm để giúp bé tăng cân nhanh
- 7 Chăm sóc mẹ sau sinh – chế độ dinh dưỡng khoa học và lưu ý liên quan
- 8 Chiều cao cân nặng của trẻ được quyết định bởi những yếu tố nào?
- 9 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ bố mẹ cần theo dõi
- 10 Thời gian ngủ của bé theo từng độ tuổi mẹ nên tham khảo
- 11 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 12 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 13 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 14 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 15 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 16 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 17 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 19 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 20 Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
- 21 Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 22 Top 11 các loại áo lót cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Cân nặng trẻ sơ sinh nằm ở vùng an toàn là như thế nào?
Cân nặng khi con chào đời là yếu tố đầu tiên để giúp mẹ xác định sự phát triển của bé trong khoảng thời gian ở trong bụng mẹ. Ở trường hợp bình thường, bé sơ sinh sẽ có cân nặng từ 2,5 – 3,5kg. Nếu bé có cân nặng nhỏ hơn 2,5kg thường được coi là chậm phát triển trong tử cung hoặc do trẻ sinh non, và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt, để con đạt được cân nặng chuẩn. Cụ thể như sau:
1.1 Cân nặng trẻ sơ sinh thuộc nhóm nhẹ cân
Trẻ nhẹ cân là những trẻ có cân nặng lúc mới sinh dưới 2,5kg. Trong đó, cân nặng của con nằm trong khoảng 1kg – 1,5kg là trẻ nhẹ cân và những trẻ có cân nặng dưới 1kg được coi là trẻ cực nhẹ cân.
Nguyên nhân là do:
- Con bị dinh dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ, mặc dù đã được sinh đủ tháng.
- Con sinh thiếu tháng
- Con bị dị tật bẩm sinh
Do đó, sau khi sinh, đối tượng trẻ nhẹ cân này sẽ có được thực hiện những chuẩn đoán sau sinh và có một chế độ chăm sóc đặc biệt cho tới khi con đủ tháng (dành cho trẻ thiếu tháng) và đạt đủ cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh.
1.2 Cân nặng trẻ sơ sinh thuộc nhóm bình thường khỏe mạnh
Hầu hết những trẻ khi sinh ra thuộc nhóm này đều được sinh từ tuần 37 – tuần 40 và có cân nặng nằm trong khoảng 2,5kg – 3,5kg. Bên cạnh đó, độ dài của thai kỳ cũng tác động không nhỏ đến cân nặng của con. Cụ thể, những đứa trẻ sinh ra vào sát ngày dự sinh hoặc muộn hơn thường có xu hướng lớn hơn những đứa trẻ khác.
Trẻ sơ sinh khi đạt được số cân nặng lý tưởng thường là thuộc nhóm này, bố mẹ không cần phải quá đè nặng chế độ tăng cân vì ngay từ khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và có khả năng phát triển vượt trội trong nhiều lĩnh vực.
1.3 Cân nặng trẻ sơ sinh thuộc nhóm quá cân
Những trẻ sơ sinh thuộc nhóm quá cân là những trẻ có số cân nặng khoảng từ 4kg trở lên tương đương với cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi. Đa số những em bé có số kg lớn như vậy đều được sinh ra từ các mẹ mắc bệnh tiểu đường. Theo đó, nhóm bé này thường mắc các vấn đề về điều hòa glucose. Chúng có thể bao gồm những điều sau đây: hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) của em bé sau khi sinh; tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh; suy hô hấp (khó thở); nhiều em bé cũng bị tăng bilirubin máu (vàng da hoặc vàng mắt và niêm mạc).
2. Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất theo từng tháng tuổi để mẹ tham khảo
Mẹ có biết, trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, cân nặng của bé có thể giảm từ 5 – 10% so với cân nặng ban đầu. Đây được coi là hiện tượng sụt cân sinh lý, do dịch cơ thể bé bị mất nước qua đường hô hấp, qua phân và nước tiểu hoặc do bé nôn những dịch bẩn, nước ối mà bé đã nuốt phải trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, cân nặng của bé sẽ được phục hồi lại trong khoảng vài ngày tới, nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và cho con bú sữa như bình thường nhé.
Để mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình hình phát triển của con thì hai bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất theo từng tháng tuổi dành cho bé trai và bé gái ngay dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều đấy.
2.1 Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất theo từng tháng dành cho bé trai
2.2 Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn nhất theo từng tháng dành cho bé gái
Chú thích:
- SD là từ viết tắt của Standard deviation, tức là sự lệch chuẩn.
- -SD: Cân nặng lệch chuẩn dạng thiếu cân
- M: Cân nặng đạt chuẩn
- +SD: Cân nặng lệch chuẩn dạng thừa cân
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD vẫn được xem là phát triển bình thường, cân nặng của bé nhỏ hơn -2SD hoặc lớn +2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.
3. Lưu ý cho mẹ khi đo cân nặng trẻ sơ sinh
Khi tiến hành đo cân nặng cho bé thì mẹ cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây để có được kết quả chính xác nhất nhé:
- Mẹ nên tiến hành đo cân nặng cho con vào buổi sáng để có được con số chính xác nhất.
- Khi cân, tùy vào từng tháng tuổi mà mẹ sẽ có những tư thế cân cho con phù hợp. Nhưng tốt nhất là nên để bé nằm ngửa để đảm bảo an toàn
- Nếu không cân vào buổi sáng, mẹ có thể cân trước khi bé ăn và sau khi bé đi tiểu. Mẹ nhớ lược bỏ bớt quần áo, tã lót để cân nặng của trẻ được chính xác.
- Bé trai thường sẽ có cân nặng nhỉnh hơn so với bé gái nên mẹ cũng đừng quá lo lắng.
- Và điều quan trọng đó là mẹ nên ghi lại số cân nặng của con trong mỗi lần cân và trong suốt 12 tháng đầu đời để có sự theo dõi chính xác nhất.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều mang cho mình một tiêu chuẩn tăng cân nhất định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố các nhau. Bố mẹ có thể tham khảo thêm những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé để có thể phần nào tác động, giúp bé yêu khỏa mạnh và đạt mức cân nặng ổn định.
4.1 Yếu tố sinh dưỡng và môi trường sống
Ba mẹ có biết, ngoài yếu tố gen di truyền ảnh hưởng đến cân nặng của con thì môi trường sống và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn như, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kéo theo quá trình phát triển thể chất chậm hơn và tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì. Do đó, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn và theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).
Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường như ô nhiễm môi trường, khí hậu và nguồn nước cũng sẽ làm chậm quá trình phát triển về cân nặng trẻ sơ sinh.
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng trẻ sơ sinh – gen di truyền
Khi còn là một thai nhi, con đã nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ. Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền sẽ có tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển về thể chất của bé yêu.
4.3 Sức khỏe của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của con
Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai cũng như khi cho con bú sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ. Cụ thể là khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có thể tác động đến sức khỏe, trí tuệ đặc biệt là làm chậm khả năng vận động ở trẻ. Theo đó, trong quá trình cho con bú trực tiếp, nếu mẹ đang phải sử dụng thuốc hay mắc một số bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và tình trạng cân nặng của con.
Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính, khuyết tật bẩm sinh hay những trẻ đã từng phẫu thuật cũng được xem là một yếu tố tác động tiêu cực đến cân nặng của trẻ sơ sinh.
5. Các thông tin thú vị cân nặng trẻ sơ sinh
Ngoài các chỉ số cân nặng và các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé thì các thông tin thú vị về cân nặng trẻ sơ sinh dưới đây cũng giúp ích được nhiều và cho mẹ cái nhìn tổng quát hơn về sự phát triển của con đấy.
- Khi dưới 6 tháng tuổi, mỗi tháng trung bình bé sẽ tăng ít nhất là 600g hoặc 125g/ tuần. Và khi bé được trên 6 tháng, mức tăng cân sẽ ổn định hơn, trung bình là 500g/tháng.
- Khi bước sang tuổi thứ hai, mức tăng cân trung bình mỗi năm của bé sẽ là 2,5 – 3kg cho đến tuổi dậy thì
- Trong giai đoạn từ 1 – 12 tháng đầu đời bé trai sẽ có xu hướng tăng chiều cao và cân nặng nhanh hơn so với bé gái.
- Bố mẹ của trẻ là chỉ số dự báo tốt nhất – bạn cao, thấp hay trung bình? Mảnh khảnh, nặng nề hay trung bình? Khi lớn lên con bạn có thể sẽ có ngoại hình tương tự như vậy.
- Tình trạng sụt cân sinh lý ở bé kéo dài liên tục hơn 10% cân nặng mới sinh và không có dấu hiệu tăng cân trở lại sau 20 ngày thì ba mẹ nên chú ý và đưa trẻ đi khám bác sĩ.
6. Những cách đơn giản mẹ có thể làm để giúp bé tăng cân nhanh
Trẻ tăng cân nhanh và đều đặn luôn là niềm ao ước của các mẹ bỉm sữa, đặc biệt là đối với những trẻ thuộc nhóm thiếu cân. Dưới đây là 3 cách đơn giản nhất để mẹ giúp bé tăng cân nhanh , hãy cùng tham khảo nhé.
6.1 Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất
Đối với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng từ sữa, nhất là sữa mẹ chính là cách giúp bé tăng cân nhanh nhất và tốt nhất vì thế, mẹ cần cho bé bú đều đặn mỗi ngày. Cho con bú đúng cách để bé có thể nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng. Vì dòng sữa mẹ chảy ra không giống nhau, sữa đầu có nhiều nước giúp bé đỡ khát, sữa cuối mới có nhiều chất béo. Muốn bé tăng cân nhanh thì mẹ phải cho bé bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Đồng thời bú hết một bên bầu vú này rồi mới chuyển sang bầu bên kia để bé nhận được đầy đủ dưỡng chất từ dong sữa cuối, do đó, mẹ hạn chế tình trạng cho bé bú một chút đã đổi bên nhé.
6.2 Chăm chút giấc ngủ cho con
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thường rất nhiều, bé chỉ thức khi ăn hoặc đi vệ sinh. Và phần lớn sự phát triển của bé trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ. Do đó, quan niệm ho trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ ngon và thẳng giấc vào ban đêm là hoàn toàn sai lầm. Vì hi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Khi con lớn dần, thời gia ngủ theo đó cũng bị rút ngắn đi nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo cho con ngủ đúng giờ và đúng giấc. Tránh cho bé thức quá khuya vì sẽ làm tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.
6.3 Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Đề cập đến thể chất của bé ở giai đoạn sơ sinh, không thể thiếu được vấn đề ăn dặm của con. Khi được 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Tuy nhiên, ăn dặm như thế nào cho đúng thì nhiều mẹ vẫn chưa được nắm rõ, Bột ăn dặm của con có thể là từ bột sữa hoặc từ các loại bột mẹ có thể tự làm ở nhà như:
- Khoai lang chứa đường và beta carotene giúp trẻ dễ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Ngũ cốc dùng làm các loại bột ăn dặm hoặc nấu cháo rất giàu vitamin E, chất béo, protein.
- Khoai tây là thực phẩm tăng nguồn carbohydrates, năng lượng giúp trẻ tăng cân nhanh.
- Khi răng miệng và hệ tiêu hóa của con đã cứng cáp hơn, mẹ hãy bổ sung thêm nguồn thực phẩm tươi sống từ thịt, cá, trứng, rau củ quả,… vào khẩu phẩn ăn hàng ngày của bé nhé.
6.4 Massage và khuyến khích con vận động
Trong khoảng thời gian con đang tập quen với việc vận động nhiều hơn như trườn bò hay tập đi thì mẹ cũng đừng quá lo lắng và sợ con gặp nguy hiểm. Vì việc vận động nhiều sẽ giúp con cảm thấy mau đói và hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Mẹ có thể khuyến khích con tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày hoặc lắc lư theo nhạc cũng rất thú vị đó.
Việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi con không gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thì cân nặng của con cũng sẽ chóng cải thiện đấy mẹ.
6.5 Mẹ cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong vấn đề cân nặng trẻ sơ sinh, chăm sóc mẹ sau sinh cũng là một phần quan trọng không thể không bàn đến. Nguồn dinh dưỡng mà mẹ cần cung cấp cho bản thân cũng là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên vì đây là khoảng thời gian quan trọng cho con bú. Do đó, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày mẹ cũng cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như: sắt, axit folic, canxi, DHA,… qua các loại trái cây như chuối, vú sữa, na, đào, các loại đậu, gừng, thịt gà, các loại hạt và trái cây khô, quả bơ, trứng,…để bảo đảm chất lượng nguồn sữa cho bé.
Không nên quá kiêng khem trong giai đoạn này, mẹ nhé. Vì dinh dưỡng mẹ hấp thu được cũng sẽ truyền từ sữa qua bé yêu và đánh giá cân nặng của con đấy.
Cân nặng trẻ sơ sinh sẽ đánh giá mức độ phát triển của con qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có một tốc độ tăng cân nhanh chậm khác nhau, mẹ không nên so sánh bé với những bé khác để rồi ép con tăng cân hay giảm cân để đạt “chuẩn”. Nếu như cảm thấy bé nhà mình có những biểu hiện bất thường thì mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, để có được hướng điều trị phù hợp với thể trạng của con. Và, trong Chuyên mục Có con 0-12 tháng của Blogtretho.edu.vn còn rất nhiều điều bổ ích khác liên quan đến cân nặng nói riêng và phát triển thể chất của bé nói chung, mẹ hãy cùng tham khảo để biết thêm nhé.
Hiền Anh tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Chăm sóc mẹ sau sinh – chế độ dinh dưỡng khoa học và lưu ý liên quan
Chiều cao cân nặng của trẻ được quyết định bởi những yếu tố nào?
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ bố mẹ cần theo dõi
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi quan trọng như thế nào?
Thời gian ngủ của bé theo từng độ tuổi mẹ nên tham khảo
CHỦ ĐỀ MỚI
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Chích ngừa cúm cho bé khi nào là phù hợp?