Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

Rate this post

Trẻ sơ sinh thở khò khè được hiểu là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận được ra dấu hiệu này bằng các áp tai gần miệng hoặc mũi của bé, sẽ thấy tiếng thở lạ, có thể không đều và gần giống với tiếng ngáy nhẹ. Trẻ thở khò khè, hẳn sẽ khiến các mẹ lo lắng, bất an. Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và chăm sóc trẻ như thế nào, thông qua bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều loại bệnh, có bệnh nguy hiểm, có bệnh không nguy hiểm.Vì thế, các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tạo ra tiếng thở khác lạ của trẻ để kịp điều trị cho trẻ.

  • Việc trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu thường gặp của các bệnh về đường hô hấp như : viêm phổi hay hen suyễn.
  • Trẻ em bị dị ứng, hay có biểu hiện trào ngược dạ dày cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thở nên cũng tạo ra tiếng khò khè khi ngủ.
  • Nếu trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh thở khò khè còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở. Nếu bé bị viêm thanh phế quản cấp tính thì ngoài thở khò khè, bé còn có các dấu hiệu khác như ho nhiều và bị khàn tiếng.
  • Bé bị viêm amidan cấp tính sẽ bị hò kèm theo đờm dính và có thể có dấu hiệu sưng phù ở vòng cằm, họng.
  • Những bệnh viêm, virus thông thường như cảm cúm, sốt cũng làm cho trẻ khó thở. Lúc đầu dấu hiệu có thể chỉ là ho, nhưng khi bé bị ho nhiều, đờm dịch là tác nhân khiến bé rất dễ thở khò khè. Những lúc này, bé thường có những biểu hiện khác như phổi phập phồng, cánh múi cũng phập phồng, tiếng thở ro ro bất thường. Trường hợp này các mẹ nên đưa bé đi khám vì có thể bé bị viêm phổi.

Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

Ngoài ra, còn có những tác động khác làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ cũng đều dẫn đến việc trẻ sơ sinh thở khò khè như: thói quen cho bé nằm gối quá cao, hay mặc áo quá dày, quá chật, hoặc đắp quá nhiều chăn hay cho bé nằm sấp ngủ cũng làm cho hệ hô hấp của bé đã yếu còn hoạt động yếu hơn, tạo nên tiếng thở khó khăn của trẻ.

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè

Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thở khò khè của bé, các mẹ cần phải bình tĩnh, quan sát cẩn thận và thăm khám sức khỏe của bé thường xuyên để bác sỹ theo dõi sát sao hơn. Khi bé thở khò khè, các mẹ nên tiến hành những việc sau:

  • Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi.
  • Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé, tuy nhiên không nên nhỏ quá nhiều, chỉ 2 – 3 giọt là đủ.
  • Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
  • Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây, chú ý khi thực hiện mẹ phải làm dứt khoát, tránh để bé khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Chụp ảnh cho bé trai theo phong cách nào sẽ đẹp?

Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

Các mẹ nên phân biệt tiếng thở khò khè và hiện tượng tắc ngạt mũi của bé để điều trị phù hợp. Đặc biệt, các mẹ nên cho bé đi khám khi bé gặp những triệu chứng nghiêm trọng hơn như sau:

  • Tiếng thở của bé khò khè, khó khăn, lồng ngực đập mạnh, da bé tím tái, xanh xao.
  • Tiếng thở khò khè, bé cũng bị nôn ói và đi kèm với những cơn sốt.
  • Dù là tiếng thở khò khè nhẹ nhưng trẻ còn quá nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì nên đi khám ngay.
  • Hiện tượng bé bị thở khò khè kéo dài , không dứt, đến tuần thứ 3 thì đặc biệt nên đi khám để nhận định đúng về bệnh của trẻ.
  • Bé đã từng bị hen suyễn trước đó, có dấu hiệu thở gấp, khó thở thì nên đi khám để tránh tái phát hoặc các biến chứng của bệnh.

Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

3. Một vài điều chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh thở khò khè

Giữ ấm cho trẻ : giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt mũi sẽ làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.

Cho trẻ uống nhiều nước : uống nước làm mát họng, và cũng làm sạch họng. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho bé uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng của bé.

Bôi tinh dầu tràm vào bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.

Trẻ sơ sinh thở khò khè mẹ nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Đặt tên con trai 2022 họ Nguyễn hay, ý nghĩa và trọn vẹn nhất

Trẻ sơ sinh thở khò khè dù không quá nguy hiểm nhưng mẹ nên chủ động chăm sóc, nhanh chóng tìm nguyên nhân và điều trị cho trẻ sớm. Việc điều trị dứt điểm cho bé và phòng tránh cho bé những biến chứng không đáng có là một việc nên làm. Chúc mẹ luôn chăm con tốt, các bé luôn ngoan, luôn khỏe mạnh, tăng cân đều và phát triền trí thông minh vượt trội.

Ngọc Huyền tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *