Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh là vấn đề chúng ta tất cả đều quan tâm. Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình được lớn lên khỏe mạnh, đúng chuẩn ngay từ giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Trong sự phát triển khỏe mạnh và lớn lên ấy, cân nặng là một yếu tố quan trọng, mà dựa vào đó, cha mẹ không chỉ biết con đã phát triển cụ thể thế nào, còn làm cơ sở để cải thiện giúp bé phát triển tốt hơn.
Bạn đang đọc: Cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh và những yếu tố giúp bé tăng cân các mẹ nên biết
Contents
- 1 1. Về cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO
- 2 2. Những điều cần biết về cân nặng của trẻ sơ sinh nói chung
- 3 3. Các yếu tố giúp bé tăng cân mẹ nên biết
- 4 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ bố mẹ cần theo dõi
- 5 Bảng cân nặng chuẩn của trẻ và cách giúp trẻ ăn ngon chóng lớn
- 6 Dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện như thế nào mẹ có biết?
- 7 Cân nặng trẻ sơ sinh mẹ đã thực sự nắm rõ?
- 8 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 9 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 10 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 11 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 12 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 13 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 14 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 15 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 16 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 17 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
- 18 Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
- 19 Top 11 kem trị hăm cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
1. Về cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO
Trong 12 tháng đầu đời phát triển của trẻ sơ sinh, sự thay đổi rõ rệt và dễ trông thấy nhất ở trẻ chính là cân nặng. Đây là giai đoạn mà cân nặng của bé tăng lên nhanh hơn các giai đoạn khác. Các mẹ hãy cùng tham khảo bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh dưới đây, để biết mức độ phát triển và sự thay đổi cân nặng trung bình của các bé quan từng giai đoạn như thế nào nhé.
1.1 Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo WHO
WHO – Tổ chức Y tế Thế giới đã nghiên cứu và đưa ra bản cân nặng chuẩn cho bé sơ sinh. Tuy chỉ mang tính tham khảo, nhưng bảng cân nặng của trẻ sơ sinh này được xem là thông số quan trọng, giúp mẹ biết được liệu bé cưng có đang phát triển bình thường không.
1.2 Một số lưu ý khi đo cân nặng cho trẻ sơ sinh
Dựa theo bảng cân nặng chuẩn của WHO , khi cân đo cân nặng cho con, mẹ sẽ nắm rõ sự phát triển của bé. Vậy làm thế nào để đo cân nặng đúng cách cho bé, để so sánh với cân nặng chuẩn? Những lưu ý dưới đây sẽ trả lời giúp các mẹ:
- Với cân nặng, mẹ nên cho bé đi vệ sinh rồi mới cân.
- Mẹ cũng nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram).
- Nhớ cân vào buổi sáng, đừng nên cân khi bé vừa mới bú, ăn xong.
- Trong vòng một năm đầu mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần. Các bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.
2. Những điều cần biết về cân nặng của trẻ sơ sinh nói chung
- Nếu em bé đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, trẻ 6 tháng tuổi có cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.
- Trong 12 tháng đầu bé trai thường có cân nặng hơn bé gái. Điều này thường phổ biến nhưng cũng có nhiều trường hợp bé gái nặng cân hơn bé trai.
- Trong năm thứ hai, tốc độ tăng trưởng cân nặng chuẩn của bé trung bình là 2,5-3kg.
- Sau 2 năm, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của bé là 2kg cho đến tuổi dậy thì.
- Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa ngoài có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa ngoài thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, điều này không có nghĩa là sữa mẹ ít dinh dưỡng hơn sữa ngoài. Sữa mẹ luôn là sự lựa chon tốt nhất dành cho con của mình. Sữa ngoài dù thế nào cũng không thể có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé như trong sữa mẹ.
3. Các yếu tố giúp bé tăng cân mẹ nên biết
Chúng ta có mức căn nặng chuẩn của trẻ sơ sinh nói chung để làm cơ sở, bên cạnh đó là biết chi tiết hơn về sự thay đổi, phát triển cân nặng của trẻ cụ thể hơn qua từng giai đoạn, cũng như một số khác biệt giữa bé trai và bé gái. Ngoài ra, mẹ cũng nên biết cụ thể, rằng ảnh hưởng đến tình trạng cân nặng của trẻ, do nhiều yếu tố khác nhau tác động. Và về các yếu tố này, mẹ có thể xem xét chi tiết hơn sau đây:
3.1 Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển, tăng trưởng cân nặng của trẻ ở mọi giai đoạn. Ở giai đoạn sơ sinh, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu, để tăng miễn dịch, góp phần giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn, nhờ đó trẻ hấp thụ dinh dưỡng mỗi ngày thêm tốt hơn.
Từ 6 tháng trở đi, bé bắt đầu ăn dặm, mẹ tập cho bé quen dần với thức ngoài sữa mẹ, bắt đầu hành trình làm quen với thực phẩm đa dạng, chuẩn bị cho giai đoạn sau khi nhu cầu của con tăng nhiều hơn, cần nhiều chất hơn. Ở giai đoạn ăn dặm các mẹ cũng nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. Mẹ dần giúp con làm quen và bổ sung tăng dần các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì, thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác.
Như đề cập ở trên, yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc tăng cân giúp trẻ có cân nặng đạt chuẩn. Theo các giai đoạn, mẹ cần cập nhật bổ sung, thay đổi cũng như chuẩn bị cho bé một thực đơn đa dạng phong phú tăng dần, gắn liền với yêu cầu đúng cách, hợp lý và khoa học, để bé không chỉ làm quen được với nhiều thực phẩm, mà còn dần thích ứng và có cơ hội tiêu thụ hấp thu đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất phù hợp từng thời kỳ. Như thế, sẽ bảo đảm cân nặng của con đúng chuẩn, không thiếu cân cũng như không thừa cân béo phì.
3.2 Khuyến khích bé vận động
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, việc vận động cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển cân nặng của trẻ, Mẹ cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trong những tháng đầu các mẹ khuyến khích bé tự vận động như uốn người, lật, bò, trườn,…và cũng nên cho bé ra bên ngoài, đặc biệt là sáng sớm. Khi được vận động các bé có cảm giác nhanh đói và nhanh buồn ngủ hơn. Ăn được ngủ được chắc chắn sẽ giúp con lên cân đều đặn.
3.3 Chăm sóc giấc ngủ cho bé
Các mẹ nên cho bé ngủ theo nhu cầu, ngủ sớm, ngủ đủ giấc và ngủ trong không an yên tĩnh để bé có thể đi sâu vào giấc ngủ hơn. Giấc ngủ sẽ đảm bảo cho bé của bạn được khỏe mạnh và cân nặng cũng sẽ được cải thiện hơn.
3.4 Theo dõi kỹ thể trạng của bé thường xuyên
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ 1 lần. Việc này nhằm làm sạch đường ruột của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Thường xuyên kiểm tra cân nặng của bé để theo dõi tình hình của bé để có hướng khắc phục, giúp bé tăng cân đạt chuẩn hoặc đề phòng cân nặng của bé vượt chuẩn .
Trẻ sơ sinh từng ở từng giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Hiểu rõ nhu cầu của trẻ qua từng thời điểm, các bậc phụ huynh sẽ có cách chăm sóc con tốt và giúp con tăng cân đều đặn. Đừng lo lắng hay đặt nặng vấn đề cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh, hãy chăm sóc đúng cách và cho con những điều cần thiết nhất thì chắc chắn con của mẹ sẽ tăng cân, khỏe mạnh.
Chi Lê tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ bố mẹ cần theo dõi
Bảng cân nặng chuẩn của trẻ và cách giúp trẻ ăn ngon chóng lớn
Dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện như thế nào mẹ có biết?
Cân nặng trẻ sơ sinh mẹ đã thực sự nắm rõ?
CHỦ ĐỀ MỚI
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Top 14 sách cho bé 4 tuổi phát triển trí tuệ được ưa chuộng nhất
>>>>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?