Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế không ít mẹ thất bại, phải than hay gặp phải tình trạng bé không chịu ăn hoặc con chỉ ăn được vài bữa là chán. Để giúp mẹ đỡ vất vả, tập ăn cho con thành công và bé ăn trong trạng thái vui vẻ, dưới đây là những thông tin rất hữu ích liên quan. Blogtretho.edu.vn mời các mẹ cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng dễ thành công mẹ nên biết
Contents
- 1 1. Vế cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng
- 2 2. 3 không khi tập cho bé ăn cháo ở 6 tháng tuổi
- 3 3. Gia vị có thể dùng khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng
- 4 4. Thực phẩm mẹ cần tránh
1. Vế cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng không chỉ đơn thuần là cách nấu như thế nào. Mẹ cần phải chú ý các yếu tố quan trọng khác như thực phẩm đầu tiên có thể cho bé ăn, độ thô của cháo, quá trình nấu và lượng thức ăn con có thể tiếp nhận,…Tổng hợp các lưu ý này lại, chắc chắn mẹ nào cũng thao tác tốt và giúp cho con ăn tốt, giảm bớt những khó khăn khi gặp phải ở giai đoạn đầu tiên, khi con tiếp nhận thực phẩm khác ngoài sữa mẹ (hoặc sữa công thức).
1.1. Những thực phẩm đầu tiên con có thể tập ăn dễ dàng
Khi nói đến cách nấu cháo, chúng ta thường hình dung ngay đến món cháo gạo thuần túy mà người Việt hay dùng. Tuy nhiên, thực tế món cháo cho bé ăn dặm không chỉ có thế. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng có thể bắt đầu với đa dạng thực phẩm thích hợp với giai đoạn tập ăn, để nấu cháo cho con. Trong đó, chúng ta có thể chia thành các nhóm sau:
1.1.1. Rau, củ, quả, trái cây nghiền
Rau, củ, quả, trái cây nhiền có thể là loại cháo đầu tiên con tiếp xúc, tập ăn và tiếp nhận dễ dàng nhất. Đặc điểm của các loại thực phẩm này là giàu vitamin, chất xơ, đa dạng về vị, có độ mềm phù hợp. dễ nghiền nhuyễn,…giúp bé dễ tiêu hóa.
Theo cách chế biến thức ăn dặm truyền thống cho các bé tập ăn, nhiều người thường chỉ bắt đầu tập cho trẻ ăn nhóm rau củ có màu cam hoặc màu vàng, nhưng thật ra, chúng ta có thể cho trẻ tập cả những rau củ quả có màu khác. Vì thế, khi bé bắt đầu tập những lần ăn đầu tiên, mẹ có thể chọn các loại rau củ quả hấp dẫn phong phú như cà rốt, bí đỏ, quả bơ, quả táo,…Khi con đã tiếp nhận và quen các vị này, mẹ tiếp tục cho bé làm quen các loại rau như bông cải, bí ngòi,…
1.1.2. Cháo chế biến từ các loại ngũ cốc
Cháo từ ngũ cốc tốt cho bé và phù hợp ở giai đoạn đầu tập ăn của con không chỉ có cháo gạo. Ở giai đoạn đầu tập ăn, ngoài gạo, mẹ có thể dùng yến mạch, lúa mạch hay hạt quinoa để nấu cháo cho bé khá tốt. Vì, các loại hạt này rất giàu chất sắt cực cần cho bé ở giai đoạn này, lượng asen (arsenic, chất này không tốt cho sức khỏe) thấp hơn gạo, dễ chế biến.
1.1.3. Cháo chế biến từ hỗn hợp rau củ quả, ngũ cốc
Sau khi tập cho bé từng loại thực phẩm riêng lẻ và con đã quen, mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm riêng lẻ lại với nhau, tạo thành những món mới để làm phong phú thêm thực đơn. Cách này cũng giúp con tập làm quen với các vị, kết cấu khác đa dạng hơn.
1.1.4. Cháo chế biến từ ngũ cốc, rau củ và các loại thực phẩm giàu đạm
Ở giai đoạn cuối của tháng tập ăn, mẹ có thể tiếp tục làm đa dạng món ăn cho con tập bằng các loại cháo kết hợp ngũ cốc, rau củ và một số thực phẩm giàu đạm phù hợp như trứng, thịt cá trắng, thịt ức gà, thịt nạc heo hoặc thịt nạc bò. Lượng thịt chế biến cùng ở thời điểm tập ăn, mẹ chỉ cần cho một lượng nhỏ để con tập làm quen là được.
1.1.5. Thêm nước và sữa vào món cháo như thế nào
Không khó bắt gặp việc tận dụng sữa chế biến cùng các món cháo cho bé mà mẹ nào cũng “tranh thủ” áp dụng. Tuy nhiên, việc thêm sữa vào các món cháo không phải là giải pháp tối ưu khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho lời khuyên rằng:
- Mẹ nên cho thêm nước khi chế biến thức ăn dặm ở thời gian đầu tập ăn cho bé. Nước sẽ không làm ảnh hưởng đến vị của thực phẩm đầu tiên, giúp con tiếp xúc “thật” hơn với thực phẩm.
- Sau khi bé quen vị của thực phẩm mà con đã được tập, mẹ có thể dùng sữa như một chất lỏng dinh dưỡng thay nước trong các món ăn của bé. Việc dùng sữa nhất là sữa mẹ cũng nhằm để tránh lãng phí nguồn dinh dưỡng này, nhất là với các mẹ có nguồn sữa dồi dào.
1.2. Độ thô của thực phẩm
Trong cách nấu cháo cho bé, độ thô của thực phẩm cũng đóng một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả tập ăn, rèn luyện kỹ năng nhai của con. Độ thô của thực phẩm theo giai đoạn tập ăn của bé cũng rất dễ nghi nhớ như:
- Bé bắt đầu tập ăn : độ thô của thực phẩm phải là nhuyễn mịn, lỏng. Để có độ mịn nhuyễn này, mẹ nên dùng máy xay.
- Bé tập ăn tốt : thực phẩm cần được tăng dần độ đặc, giảm dần độ mịn. Để giảm dần độ mịn, mẹ có thể chuyển qua dùng rây để nghiền rây.
- Bé ăn quen và ăn tốt : tiếp tục tăng dần độ đặc và giảm dần độ nhuyễn. Để giảm dần độ nhuyễn, mẹ có thể chuyển qua dùng thìa để nghiền. Mẹ có thể băm nhuyễn thực phẩm để khi nấu, cháo không quá mịn hay quá nhuyễn mà có độ thô thích hợp để con tập luyện dần kỹ năng nhai của mình được tốt hơn. Đây cũng là bước quan trọng, để khi qua giai đoạn đầu tập ăn, con có thể tập làm quen với các thực phẩm phong phú đa dạng hơn nữa ở giai đoạn sau.
1.3. Cách nấu sao cho ngon
- Chọn thực phẩm : Việc lựa chọn thực phẩm luôn là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Thức ăn dặm cho bé cũng vậy. Độ tươi, ngon, sạch chính là yếu tố đầu tiên mà chắc chắn mẹ nào cũng thực hiện. Vậy mẹ hãy luôn bảo đảm yếu tố này khi hế biến thức ăn dặm cho bé nhé.
- Chế biến phù hợp theo đặc điểm của từng loại thực phẩm : Mỗi thực phẩm đều có đặc điểm riêng vì thế khi chế biến, mẹ cũng cần căn cứ vào đặc điểm của từng thực phẩm ấy để chế biến cho phù hợp. Vì lượng thức ăn bé dùng rất ít nên việc chuẩn bị không hề “mất công” hay mất thời gian như chúng ta từng mặc định.
Ví dụ, một miếng cà rốt nhỏ, chỉ cần nấu chưa đến 15 phút là đã chín. Hay một nắm gạo nhỏ, mẹ cũng chỉ mất tối đa 30 phút là đã có món cháo cho bé. Chưa kể đến ví dụ dùng yến mạch, thì thời gian nấu cháo yến mạch hỗn hợp với rau củ cũng chỉ mất khoảng 20-25 phút.
Nhìn tổng quan qua thời gian để chế biến món ăn cho trẻ tập ăn cho chúng ta thấy rằng, chúng ta hoàn toàn có đủ thời gian chế biến tỉ mỉ đúng theo đặc điểm của từng loại thực phẩm để cho con món cháo nguyên vị, đủ ngon cho bé.
Thời gian nấu cháo : Mẹ cũng lưu ý, không phải tất cả các thực phẩm đều nấu nhừ, nên khi nấu cháo cho con mẹ cũng cần lưu ý về điểm này. Tùy loại thực phẩm, mẹ cần nấu với lượng thời gian phù hợp. Thời lượng nấu đúng và đủ sẽ giúp giữ hương vị thực phẩm lẫn dinh dưỡng của thực phẩm ấy. Hai yếu tố này cũng góp phần làm cho món cháo được ngon.
Tìm hiểu thêm: Cúng thôi nôi cho bé gái sao cho đúng và những lưu ý bạn cần biết
1.4. Lượng thức ăn bé có thể tiếp nhận
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi tập ăn dặm, các bé đều cần một lượng thức ăn rất nhỏ. Nếu là tập ăn, mẹ chỉ cần tập cho con vài đầu muỗng cà phê là được. Khi con tập ăn tốt, chỉ cần 3-4 muỗng cà phê là đã đủ. Vì, lúc này dạ dày con còn rất nhỏ, hệ tiêu hóa làm việc cũng chỉ phù hợp với từng ấy thức ăn. Hơn nữa, đã gọi là giai đoạn tập ăn thì không cần nhiều thức ăn, vì lúc này, sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm chính của bé.
2. 3 không khi tập cho bé ăn cháo ở 6 tháng tuổi
- Không cho bé ăn quá nhiều : Như đề cập ở trên, em bé 6 tháng tuổi không cần nhiều thức ăn dặm vì con chỉ cần một ít thực phẩm để tập. Bên cạnh đó, ở 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé nên mẹ cũng không nhất thiết phải cho bé ăn nhiều. Ngay cả khi bé tập ăn tốt và “ăn được”, mẹ cũng không vì thế mà cho con ăn nhiều theo ý muốn của mình.
- Không ép bé ăn : Ép trẻ ăn trong mọi tình huống đều dẫn đến tiêu cực là bé sợ ăn và sợ bữa ăn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả tập ăn của bé ở thời điểm này, lẫn việc ăn uống của bé ở các tháng sau đó, thậm chí là thói quen ăn uống của con trong tương lai.
- Không vội vàng : Vội vàng cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến kết quả tập ăn của các bé. Bất cứ trẻ nào cũng cần được giới thiệu, làm quen và thích ứng. Vì vậy, mẹ nên kiên nhẫn tập cho bé để con có một quá trình tiếp nhận thực phẩm mới một cách suôn sẻ.
3. Gia vị có thể dùng khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng
Chúng ta đã từng trải qua một giai đoạn vô cùng khắt khe khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ. Có rất nhiều thực phẩm, gia vị không được dùng khi nấu cháo cho bé dưới 1 tuổi. Điều này cũng chính là một “tác nhân” khiến cho các món ăn của bé nói chung trở nên “nhàm chán”, không hấp dẫn, mất đi tác dụng kích thích vị giác của bé.
Vài năm trở lại đây, quan điểm chế biến thức ăn dặm đã thay đổi rất nhiều. Sau các nghiên cứu cụ thể và có những đánh giá chi tiết, các chuyên gia dinh dưỡng bắt đầu công nhận và khuyến khích việc sử dụng gia vị phù hợp trong việc chế biến thức ăn cho trẻ, cũng như việc nới lỏng dần danh mục các thực phẩm mà trẻ có thể làm quen từ sớm.
Họ đều cho rằng, nếu trẻ không dị ứng, thì mẹ hoàn toàn có thể kết hợp giới thiệu gia vị cho bé từ khi tập ăn. Người ta cũng cho rằng, nếu ở giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ dùng đa dạng gia vị, rau thơm thì khi tập ăn cho bé, có gia vị rau thơm phù hợp, bé cũng tập làm quen dễ dàng và vị giác cũng được kích thích nhiều hơn.
Về gia vị phù hợp cho bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng một số gia vị phù hợp, để chế biến các món cháo cho con hấp dẫn hơn như dưới đây:
3.1. Gia vị & rau thơm có thể dùng trong các món cháo cho bé 6 tháng
Tùy theo thực phẩm phù hợp, một số gia vị, rau thơm mẹ có thể dùng cho các món cháo của bé 6 tháng như:
- Quế : quế có thể thêm vào các món chế biến từ táo, chuối, khoai lang và một số hỗn hợp, cháo, bánh chế biến từ những thực phẩm này.
- Hành lá, hành tím, tỏi : có thể thêm vào các món cháo rau củ phù hợp. Mẹ có thể bắt đầu bằng việc sử dụng một ít dầu phi từ các loại này, khi bé quen thì có thể dùng trực tiếp cho vào cháo trước khi nghiền, rây,…
- Thì là : có mùi thơm thích hợp với món cháo chế biến cùng thịt cá trắng, cà rốt hay súp lơ nghiền, cháo nấu cùng thịt gà.
- Hạt nhục đậu khấu : vị ngọt và ấm, thích hợp với các món bánh, trái cây hầm,…
- Bạc hà : vị thơm mát lạnh, phù hợp với nhiều loại thực phẩm như khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, và các món trái cây nghiền, món cháo chế biến cùng trứng.
- Oregano : cũng như thì là, hợp với một số món chế biến từ trái cây, thịt gà hoặc cá.
- Rosemary : vị khá mạnh, có thể thêm vào các món rau củ nghiền. Mẹ có thể tập cho bé sau khi con quen các vị nhẹ khác.
3.2. Lưu ý khi dùng gia vị trong các món cháo của bé
- Cho lượng thật nhỏ để con tập làm quen
- Sau 4-5 ngày, mẹ có thể cho bé thử một món cháo có gia vị rau thơm mới phù hợp.
- Kiên nhẫn tập vì các bé có thể mất đến từ 10-20 lần để chấp nhận một hương vị mới.
- Ngưng ngay nếu con có biểu hiện dị ứng.
3.2. Gia vị không nên dùng trong các món cháo cho bé 6 tháng
- Muối
- Đường
- Nước mắm
- Bột nêm
- Tiêu xay
- Ớt
Các gia vị trên chưa thích hợp cho bé ở độ tuổi 6 tháng tuổi. Vì, muối có thể làm hại thận của trẻ, đường hay nước mắm cũng không cần thiết vì trong thực phẩm tự nhiên đã có chứa đủ lượng cần thiết cho con. Còn tiêu hay ớt chắc chắn là những gia vị chưa phù hợp để dùng trong các món cháo của bé 6 tháng tuổi, bởi đây là các gia vị mạnh, cay nóng không tốt cho đường ruột của bé nói riêng, hệ tiêu hóa của con nói chung.
>>>>>Xem thêm: Cách cai sữa cho trẻ và 3 điều có thể bạn chưa từng thực sự quan tâm
4. Thực phẩm mẹ cần tránh
Trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng, có 2 thực phẩm mẹ cần tránh:
- Sữa bò : Sữa bò có thể khiến bé bị tiêu chảy, có một số bé có thể bị dị ứng. Vì vậy, trong một số món cháo của bé có dùng sữa, mẹ không nên thêm sữa bò để thay thế sữa mẹ hoặc để tạo vị ngọt. Dù thế, các chế phẩm từ sữa bò như sữa chua hoặc phô mai thì có thể thêm vào một số món cháo trái cây rau củ phù hợp, để tăng thêm vị ngon, cũng như một số lợi ích từ chúng đem lại, nếu bé không có biểu hiện dị ứng hoặc tiền sử gia đình không dị ứng với các thực phẩm này.
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao : Mặc dù ở 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé dùng các loại cháo chế biến cùng cá nhất là cá trắng, nhưng đồng thời mẹ cũng cần lưu ý tránh dùng các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá cam,…
Như vậy, có thể nói rằng, cách nấu cháo cho bé ăn dặm 6 tháng sao cho ngon, con tập ăn thành công, không chỉ đơn thuần ở mỗi việc nấu với gì, hay cách nấu từ các loại thực phẩm như thế nào. Cách nấu cháo cho con ăn dặm từ những ngày đầu tiên bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến kết quả tập ăn và thói quen ăn của bé. Vì thế, trước khi đặt ra câu hỏi nấu món cháo gì cho con tập ăn, mẹ đừng quên tham khảo thêm những thông tin liên quan cần thiết khác, để việc nấu cháo cho bé trở nên dễ dàng, mẹ tự tin linh động nấu các món cháo ngon phù hợp, để con tập ăn tốt, còn mẹ thì bớt đi các áp lực về chuyện nấu cháo cho bé mẹ nhé.
Nguồn tham khảo chính: UNICEF, Today’s Parents & Live Science
Cát Lâm tổng hợp