Cách bồng trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi sẽ là chủ đề chính mà Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng bạn hôm nay. Lúc bé mới chào đời, khung xương vẫn còn yếu ớt, bé càng lớn xương sẽ phát triển hơn. Do đó, khi bồng trẻ sơ sinh các bạn nên biết cách để đảm bảo an toàn và không làm bé khó chịu.
Bạn đang đọc: Cách bồng trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn mẹ nên biết
Đối với những ai lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn sẽ rất lóng ngóng trong việc thực hiện thao tác sao cho đúng với cách bồng bế con mình. Vì khi ẵm bồng bé sẽ giúp bố mẹ gần gũi hơn với con yêu của mình hơn. Blogtretho.edu.vn mời bạn cùng tìm hiểu và trải nghiệm với cách bồng trẻ sơ sinh đúng cách qua bài viết sau nhé.
Contents
1. Cách bồng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Đối với trẻ từ lúc mới sinh đến 2 tháng tuổi, tư thế bồng tốt nhất là theo hướng nằm ngang, một tay nâng cao đầu trẻ so với chân. Tuyệt đối không dùng hai tay xốc thẳng lưng bé lên, vì xương cổ và xương sống trẻ sơ sinh còn cực kỳ non yếu. Nếu các bạn làm sai cách bồng trẻ sơ sinh, bạn đã vô tình làm tổn thương đến cổ của bé, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đốt sống cổ của bé mới sinh.
Lúc cho trẻ bú, mẹ giữ cho phần đầu và thân của bé nằm xuôi theo đường thẳng, bụng trẻ áp vào bụng mẹ, mặt bé quay vào bầu vú mẹ. Để tạo điểm tựa cho bé, mẹ đặt ngón tay giữa, ngón áp út và út tựa vào phía dưới bầu ngực, ngón trỏ nâng đầu vú hơi cao lên, ngón cái để trên cùng.
Cách bồng trẻ sơ sinh nằm ngang – Ảnh Internet
Cách bồng trẻ sơ sinh ợ hơi cũng rất quan trọng. Một tay mẹ đỡ phần thân trẻ áp sát vào ngực, tay kia đỡ phần ót và cổ trẻ. Khi trẻ đã nghiêng đầu vào vai mẹ, bỏ tay đỡ cổ ra, sau đó vỗ nhẹ vào lưng trẻ khoảng 3 – 5 cái để giúp trẻ ợ hơi. Xong xuôi, mẹ dùng tay đỡ ót và cổ trẻ, xoay người trẻ nhẹ nhàng theo chiều ngang và bồng trẻ ở tư thế bình thường.
2. Cách bồng trẻ sơ sinh từ 3 – 5 tháng tuổi
Vào thời điểm này, trẻ đã cứng cáp hơn lúc mới sinh, trẻ đã có thể biết lật và ngóc đầu khi nằm sấp và giữ yên vài phút. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên bồng bé thẳng đứng quá lâu, do cơ thể trẻ vẫn chưa đạt độ cứng cáp nhất định. Cách bồng trẻ sơ sinh 3 – 5 tháng tuổi tốt nhất là theo hướng nghiêng.
Tìm hiểu thêm: 7 cách chữa tàn nhang sau sinh hiệu quả an toàn tại nhà
Bên cạnh cách bồng trẻ sơ sinh, việc đặt trẻ xuống cũng rất quan trọng. Khi đặt bé xuống, mẹ phải giữ đầu bé cẩn thận, các động tác phải nhẹ nhàng sao cho xương sống, cổ và đầu bé được nâng đỡ.
3. Cách bồng trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ 6 tháng tuổi đã biết lẫy, có thể ngóc đầu dậy dễ dàng và cơ thể cứng cáp hơn. Các bạn có thể bồng bé ở nhiều tư thế khác nhau. Tuy nhiên, không nên bồng trẻ ngang hông để tránh hệ quả tiêu cực đến dáng đi của trẻ khi lớn lên. Cách bồng này chỉ phù hợp khi bé hơn 1 tuổi.
4. Một số lưu ý quan trọng
- Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khi bồng, cơ thể bé cách mặt bạn khoảng 30 – 45 cm.
- Ba mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ.
- Cố gắng giao tiếp với bé như mỉm cười, trò chuyện, hát ru, đung đưa nhịp nhàng khi trẻ quấy khóc.
- Khi bồng trẻ lên từ giường, mẹ ôm bé chặt, 2 mặt kề sát nhau trong khi đang cố định cơ thể bé vào ngực mình.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa dịch bệnh bạn cần lưu ý những gì
Khi bồng trẻ lên từ giường tránh lắc lư mạnh – Ảnh Internet
- Trẻ 0 – 2 tháng tuổi, khi cho bé bú mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi ăn sữa mẹ.
- Tránh các chuyển động lắc lư đột ngột.
- Đầu của trẻ là phần nặng nhất, cần được giữ và đỡ cẩn thận.
- Khi bồng trẻ cảm nhận được cảm xúc của người đang bồng trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ của Blogtretho.edu.vn qua bài viết trên sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, về cách bồng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, cho phụ huynh tham khảo. Vì cơ thể bé sơ sinh vô cùng mỏng manh và non yếu, bố mẹ cần đặc biệt nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm trẻ bị thương. Chúc các bé yêu ngày càng phát triển khỏe mạnh, cứng cáp và thông minh hơn.
Ngọc Huyền tổng hợp