Cách nấu cháo cá lóc cho bé với một số mẹ có lẽ không hề khó chút nào, nhất là các mẹ nấu ăn ngon. Tuy nhiên, với nhiều mẹ khác lần đầu chăm con thơ, hoặc những mẹ ít có thời gian vào bếp, thì nấu cháo cá lóc cho bé thực sự là một vấn đề lớn. Giúp mẹ nấu cháo cá lóc và cho con ăn món cháo này thành công, Blogtretho.edu.vn chia sẻ với mẹ rất chi tiết những điều liên quan cần thiết sau đây, các mẹ hãy tham khảo ngay đừng bỏ lỡ nhé.
Bạn đang đọc: Cách nấu cháo cá lóc cho bé từ 7 đến 12 tháng tuổi mẹ hãy tham khảo ngay
Contents
- 1 1. Khi nào bé ăn được cá lóc
- 2 2. Cách chọn cá và sơ chế sao cho hạn chế mùi tanh hiệu quả
- 3 3. Cách nấu cháo cá lóc cho bé từ 7 đến 12 tháng tuổi để mẹ tham khảo
- 4 4. Lưu ý dành cho mẹ khi nấu và cho con ăn cháo cá lóc thành công
1. Khi nào bé ăn được cá lóc
1.1 Độ tuổi bé có thể ăn được cá lóc
Theo các tài liệu về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, trẻ từ độ tuổi 6 tháng tuổi – khi bắt đầu ăn dặm đã có thể ăn được cá lóc, nếu không có dấu hiệu dị ứng và cá được chế biến một cách phù hợp.
Tuy nhiên, với đa số quan điểm, kinh nghiệm của các bà mẹ trên toàn thế giới, trẻ nên ăn cá trắng nói chung (trong đó có cá lóc) khi con sang tháng thứ 8 là tốt nhất, nhưng nếu con ăn dặm tốt, thì mẹ có thể cho con tập làm quen với cá trắng sớm là từ cuối tháng thứ 6 và trung bình là ở tháng thứ 7.
Theo kinh nghiệm của các bà mẹ Việt, đa phần cũng lựa chọn cho con ăn cháo cá lóc khi ở tháng thứ 8. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, trẻ hoàn toàn có thể bắt đầu làm quen và ăn cháo cá lóc khi sang tháng thứ 7.
1.2 Giá trị dinh dưỡng của cá lóc với trẻ nhỏ
Cá lóc hay còn gọi cá quả hoặc cá chuối là một trong các loại có tính bình. 100g cá lóc cung cấp 100 calo – con số rất đáng để chúng ta lưu ý. Cá lóc rất giàu vitamin và khoáng chất cụ thể chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, protid, lipid.
Theo Đông y, cá lóc có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của trẻ nhỏ như bổ gân xương, trừ đàm, tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, an thần,…Đây cũng là một trong những thực phẩm đặc biệt được lưu ý, trong các món ăn bài thuốc giúp trẻ tăng cân , phòng chống hoặc cải thiện cân nặng, tình trạng suy dinh dưỡng.
2. Cách chọn cá và sơ chế sao cho hạn chế mùi tanh hiệu quả
Trong chế biến các món ăn liên quan đến cá lóc, chọn cá và bí quyết sơ chế để hạn chế mùi tanh được xem là điều nằm lòng của các chị em nội trợ.
- Về cách chọn cá : Cá lóc đồng tươi sống là ngon nhất, cỡ cá nên chọn khoảng 700-900g hoặc 800g-1kg vì cá sẽ chắc thịt.
- Về cách sơ chế để hạn chế mùi tanh : Cá sau khi làm sạch nên được rửa sạch với nước muối loãng/ nước giấm pha loãng hoặc nước cốt chanh pha loãng. Sau đó nên rửa các lại nhiều lần với nước sạch.
- Về bí quyết khi nấu : Trong quá trình nấu, nếu bạn thêm nước vào cá, hãy thêm nước ấm hoặc nước nóng, không thêm nước lạnh. Nước ấm sẽ đảm bảo hơn về việc hạn chế mùi tanh của cá.
3. Cách nấu cháo cá lóc cho bé từ 7 đến 12 tháng tuổi để mẹ tham khảo
Lưu ý nguyên liệu dùng trong cách nấu cháo cá lóc cho bé từ 7-12 tháng ở bài chia sẻ này:
- Lượng gạo và cá nấu dùng đủ cho bé ăn trong ngày, tùy độ lỏng đặc và sức ăn của bé, mẹ có thể chia thành 2 bữa hoặc cho con ăn 1 bữa đều được.
- Bé dưới 1 tuổi không cần thêm gia vị nhất là muối, vì gia vị tự nhiên trong nguyên liệu đã đủ cho nhu cầu của bé.
- Với các bé từ 9-10 tháng trở lên mẹ có thể cho 1-2 giọt nước mắm.
- Tùy theo mức ăn thô của bé ở độ tuổi cụ thể mà mẹ có thể xay cháo bằng máy xay sinh tố (để nguội cháo mới xay để cháo không bị mất mùi thơm, xay xong mẹ hâm ấm lại cho con dùng), hoặc rây hoặc nghiền bằng thìa hay cho ăn cháo nấu nhừ nguyên hạt.
3.1 Cách nấu cháo cá lóc cho bé 7 tháng tuổi
3.1.1 Nguyên liệu
- 1 nắm gạo tẻ, nắm nhỏ của mẹ
- 1 miếng phi lê cá lóc khoảng 15g
- 1 lát gừng
- 1 củ hành tím nhỏ
- 1 thìa cà phê dầu ăn ăn liền
3.1.2 Cách làm
- Cá lóc mẹ rửa sạch, cho vào nồi, thêm 1 chén nước, lát gừng, củ hành tím đập dập luộc chín. Cá chín, mẹ lấy cá ra, vớt gừng và hành tím ra, nồi nước để nguyên nấu cháo.
- Gạo mẹ vo sạch cho vào nồi nước luộc cá nấu cho sôi rồi hạ lửa nhỏ nấu nhừ thành cháo. Trong quá trình nấu cháo, mẹ cho thêm khoảng 1/2 chén nước ấm để gạo đủ nhừ.
- Trong khi chờ cháo nhừ, mẹ nghiền nát cá.
- Mẹ có thể canh cháo sao cho có độ lỏng đặc phù hợp với thời gian bé đang ăn dặm. Cháo được, mẹ cho cá vào đảo đều để sôi khoảng 1 phút thì mẹ tắt bếp, cho thêm dầu ăn đảo đều.
- Cháo nguội bớt mẹ có thể nghiền qua rây, nghiền nhuyễn bằng thìa, tùy thuộc vào độ ăn thô của bé ở thời điểm hiện tại. Cho con ăn cháo khi còn ấm. Với bé 7 tháng tuổi, món ăn cho bé nói chung, cháo nói riêng kể cả cháo cá đều có cách nấu khá đơn giản, nên mẹ không lo mất thời gian nếu chế biến món ăn này cho bé nhé.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo trứng cho bé ăn dặm và những lưu ý liên quan dành cho mẹ
3.2 Cách nấu cháo cá lóc cho bé 8 tháng tuổi
3.2.1 Nguyên liệu
- 1 nắm gạo tẻ, nắm nhỏ của mẹ
- 1 miếng khoai lang hoặc bí đỏ khoảng 30g
- 1 miếng phi lê cá lóc khoảng 15g
- 1 lát gừng
- 2 củ hành tím nhỏ
- 2 thìa cà phê dầu ăn loại để để chiên nấu cho trẻ
- Lưu ý : Mẹ có thể thay thế khoai lang và bí đỏ bằng cà rốt, đậu xanh,…
3.2.2 Cách làm
- Cá lóc mẹ cũng rửa sạch cho vào luộc chín, thêm gừng và một củ hành tím đập dập để luộc cá cho thơm. Cá chín mẹ lấy ra dằm nát. Vớt gừng và hành để dùng nước nấu cháo.
- Khoai lang hoặc bí ngô mẹ gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu hoặc miếng nhỏ mỏng đều được.
- Gạo mẹ vo sạch cho vào nồi nước luộc cá, thêm khoai hoặc bí đỏ vào nấu cho sôi rồi hạ lửa nhỏ nấu chín nhừ. Trong quá trình nấu cháo, mẹ cho thêm nước ấm, lượng nước khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén.
- Khi đợi cháo nhừ, mẹ có thể phi 1 củ hành tím còn lại cho thơm.
- Mẹ có thể canh cháo sao cho có độ lỏng đặc phù hợp với thời gian bé nhà mình đang ăn dặm. Cháo được mẹ cho cá vào nấu thêm khoảng 1 phút, sau đó dằm nát hành đã phi cho vào cháo và tắt bếp.
- Cháo nguội bớt mẹ có thể nghiền qua rây, nghiền nhuyễn bằng thìa, hoặc cho bé ăn cháo hạt nhừ,…tùy thuộc vào độ ăn thô của bé ở thời điểm hiện tại. Mẹ cho con ăn cháo khi còn ấm nhé.
3.3 Cách nấu cháo cá lóc cho bé 9 – 10 tháng tuổi
3.3.1 Nguyên liệu
- 1 nắm gạo tẻ, nắm vừa của mẹ
- 1 nắm rau mồng tơi hoặc rau dền khoảng 30-50g
- 1 miếng phi lê cá lóc khoảng 20g
- 1 lát gừng
- 2 củ hành tím nhỏ, 1 tép tỏi nếu mẹ nấu với rau dền
- 2 thìa cà phê dầu ăn loại để để chiên nấu cho trẻ
- 1 chút nước mắm (không bắt buộc)
- Lưu ý : Mẹ có thể thay thế bằng rau cải xoong
3.3.2 Cách làm
- Cá lóc mẹ rửa sạch và luộc chín với gừng và 1 củ hành tím. Mẹ có thể hấp cá đều được. Cá chín mẹ dằm nát.
- Vớt gừng và hành ra khỏi nước luộc, gạo mẹ vo sạch cho vào nồi nước luộc này để nấu chín nhừ.
- Rau mồng tơi hoặc rau dền nhặt sạch, rửa sạch, băm nhỏ. Củ hành tím còn lại mẹ băm nhỏ rồi phi thơm. Nếu nấu rau dền, mẹ sẽ phi tỏi cùng với hành, để qua một bên.
- Trong quá trình nấu cháo, mẹ cho thêm nước ấm, lượng nước khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén để cháo đủ nhừ nhé.
- Cháo chín nhừ, mẹ cho rau vào nấu thêm 3-5 phút cho rau chín kỹ, cho 1-2 giọt nước mắm cho thơm, sau đó cho hành phi vào khuấy đều rồi tắt bếp.
- Cháo nguội bớt mẹ dùng thìa nghiền cho cháo thêm phần tơi nhuyễn để con dễ ăn. Hoặc nếu con đã ăn thô tốt thì con có thể ăn cháo chín nhừ là được, không cần nghiền.
3.4 Cách nấu cháo cá lóc cho bé 11 – 12 tháng tuổi
3.4.1 Nguyên liệu
- 1 nắm gạo tẻ
- 1 miếng cà rốt + 1 miếng khoai lang/ hoặc bí đỏ, tổng cộng khoảng 60-70g
- 1 miếng phi lê cá lóc khoảng 30g
- 1 lát gừng
- 2 củ hành tím nhỏ
- 2 thìa cà phê dầu ăn loại để để chiên nấu cho trẻ
- 1 chút nước mắm (không bắt buộc)
- 1 cọng hành lá và ngò rí (không bắt buộc)
- Lưu ý : Mẹ có thể thay thế bằng cà rốt, khoai,…bằng đậu xanh và nấm rơm.
3.4.2 Cách làm
- Với cá lóc mẹ rửa sạch nấu chín và dằm cá nhưng không cần quá nát như ở trên.
- Các loại củ rửa sạch cắt hạt lựu, hành lá cùng ngò rí mẹ nhặt sạch, rửa sạch và cắt nhuyễn. Nếu mẹ nấu nấm và đậu xanh thì ngâm đậu xanh rửa sạch, còn nấm nhặt sạch ngâm nước muối loãng, rửa sạch và cắt nhỏ.
- Cho gạo đã vo sạch vào nồi nước luộc cá, cùng các loại củ nấu chín nhừ. Ở độ tuổi 11-12 tháng, con đã ăn cháo đặc tốt nên mẹ nấu đặc một chút nhé và cũng không cần quá nhừ.
- Trong thời gian chờ cháo chín, mẹ phi hành tím cho thơm.
- Cháo rau củ chín, mẹ cho cá và thêm chút nước mắm khuấy đều. Cháo được mẹ tắt bếp, cho hành phi cùng hành lá và ngò rí.
- Mẹ múc cháo ra chén chờ nguội bớt thì cho bé dùng. Nếu lúc này con đã ăn được tiêu, mẹ có thể thêm vài hạt tiêu.
4. Lưu ý dành cho mẹ khi nấu và cho con ăn cháo cá lóc thành công
- Chọn cá tươi và sơ chế cá kỹ để hạn chế mùi tanh cho cháo.
- Dùng hành tím và gừng để nấu cá, sẽ tăng độ thơm ngon cho cháo.
- Tùy khả năng ăn của con và mức độ ăn thô của con đã đến đâu để chế biến cháo có độ nhuyễn/ thô; lỏng/ đặc cho phù hợp, sẽ dễ chinh phục bé ăn hơn.
- Cho con ăn cháo khi còn ấm.
- Không ép bé ăn nếu con ăn đã đủ hoặc không muốn ăn nữa.
>>>>>Xem thêm: Cho bé ngồi xe tập đi khi nào là thích hợp?
Có thể nói rằng, cách nấu cháo cá lóc cho bé không dễ nhưng cũng không khó. Dù mẹ ít nấu ăn hay không thường làm các món cá, thì qua chia sẻ ở trên, chắc chắn mẹ cũng tích góp được ít “vốn liếng”, đủ để nấu món cháo này ngon cho bé dùng. Hy vọng trong danh sách các món cháo cho bé , sẽ có thêm nhiều món cháo cá lóc vị phong phú cho con. Chúc mẹ nấu thành công các món cháo này và bé của mẹ ăn thật giỏi, để nhận thêm nhiều dinh dưỡng từ loại cá rất lành như cá lóc nhé.
Cát Lâm tổng hợp