Món ăn ngày Tết cho bé mới tập ăn dặm có thể với nhiều mẹ là một thử thách. Trong khi chuẩn bị thực đơn Tết cho cả gia đình, mẹ lại còn phải loay hoay với món ăn dặm cho bé sẽ không tránh khỏi bối rối. Để giúp mẹ giải tỏa khó khăn cho những ngày này, Chuyên mục Bé ăn dặm chia sẻ cùng mẹ 5 món sau đây để mẹ thực hiện dễ dàng, lại không mất quá nhiều thời gian, lại bảo đảm tập cho con ăn tốt trong những ngày đầu năm bận rộn.
Bạn đang đọc: 5 món ăn ngày Tết cho bé mới tập ăn dặm cực dễ nấu
Contents
1. Lưu ý các loại thức ăn cho trẻ mới tập ăn dặm
Vì trẻ mới tập ăn dặm thường mới chỉ ở độ tuổi 6 tháng tuổi, nên hệ tiêu hóa của con còn non và yếu, rất khó tiêu hóa các loại thức ăn. Nhất là dịp Tết, nhà nào cũng dự trữ chuẩn bị rất nhiều thực phẩm ực giàu dinh dưỡng, tuy nhiên các mẹ cũng không vì thế mà chế biến một cách cảm tính hay chủ quan rằng, muốn dành những gì bổ nhất, tốt nhất cho con, nên tận dụng luôn những thực phẩm bổ dưỡng nhất đang có.
Ở độ tuổi tập ăn dặm, các bé của chúng ta chưa cần và chưa nên tiếp nhận những thực phẩm quá nhiều dinh dưỡng hay quá phong phú mà chưa qua giai đoạn làm quen trước đó.
Thực tế, giai đoạn tập ăn dặm, các mẹ chỉ cần cho bé ăn những loại thức ăn sau:
- Nước cháo loãng: có thể nấu đơn giản từ gạo tẻ hoặc gạo nếp, rửa sạch, cho vào đun, ninh nhừ và chỉ lấy nước cho bé ăn.
- Rau củ nghiền nhuyễn: rau củ rửa sạch, cắt nhỏ, nấu chín nghiền nhuyễn có độ lỏng phù hợp cho bé dùng.
- Trái cây chín nghiền nhuyễn: trái cây phù hợp lúc này như chuối, táo, lê,…Với chuối có thể ăn liền, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn. Với táo, lê mẹ nấu/ hấp chín nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn.
- Bột ăn dặm: Bé cũng có thể tập ăn bột được nấu chín. Giai đoạn này chỉ cần bột gạo tẻ là ổn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng yến mạch hoặc gạo lứt. Mẹ nên cho bé ăn từ bột lỏng cho đến khi làm quen thì từ từ đặc hơn và số lượng từ ít đến tăng lên dần.
Giai đoạn đầu, mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé tập thích nghi với các loại thức ăn riêng biệt. Các mẹ không nên vội vàng cho bé ăn nhiều loại thức ăn và thức ăn dạng đặc ngay từ đầu không qua chuyển đoạn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
2. 5 món ăn ngày Tết cho bé mới tập ăn dặm mẹ có thể nấu nhanh dễ dàng
2.1. Nước cháo loãng
2.1.1. Nguyên liệu
Gạo tẻ & nước, có thể thêm dầu ăn cho bé
2.1.2. Cách nấu
- Rửa gạo, cho vào đun.
- Đổ nhiều nước, khi gạo sôi mẹ có thể đậy nắm để lửa thật nhỏ. Như thế gạo sẽ chín và không trào. Nếu như mẹ không có thời gian, có thể để lửa to, mở vung và khuấy đều tay cho đến khi chín, như thế sẽ không bị khê.
- Đun nhừ.
- Chỉ lấy phần nước cháo để còn hơi ấm thì cho bé ăn.
- Mẹ có thể cho thêm 1 thìa dầu ăn vào nước cháo loãng này cho bé ăn.
- Khi con quen thì mẹ có thể dùng nước cháo loãng để pha thêm sữa bột cho dùng, nếu bé không bú mẹ mà đang uống sữa bột hoặc sữa mẹ lúc này không còn đủ để cho bé bú no nữa.
2.2. Bột bí đỏ
2.2.1. Nguyên liệu
- 10g bột gạo
- sữa bột hoặc sữa mẹ
- 30g bí đỏ
- 01 muỗng cà phê dầu ăn
- 200ml – 220ml nước
2.2.2. Cách nấu
- Bí đỏ đem luộc chín, vớt ra để nguội rồi tán nhuyễn.
- Cho nước và bột vào nồi khuấy tan đều.
- Cho tiếp bí đỏ vào nồi. Đun hỗn hợp với lửa nhỏ cho tới khi bột chín, mẹ kiểm tra độ đặc lỏng phù hợp với thời điểm cho con ăn chưa có thể điều chỉnh lại. Bột được mẹ tắt bếp, kiểm tra độ ấm thích hợp để quấy thêm sữa.
- Cuối cùng mẹ có thể cho dầu ăn vào khuấy đều, kiểm tra độ ấm và cho bé ăn.
2.3. Bột sữa bí xanh
Tìm hiểu thêm: Chụp ảnh cho bé ở đâu đẹp – lưu ý hữu ích dành cho bố mẹ
2.3.1. Nguyên liệu
- 10g bột gạo
- 30g bí xanh
- sữa bột hoặc sữa mẹ
- 01 muỗng dầu ăn
- 200ml – 220ml nước
2.3.2. Cách nấu
Cách nấu món bột sữa bí xanh cũng tương tự cách nấu như bí đỏ. Các mẹ có thể thay đổi cho bé. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý về cách bổ sung dầu ăn cho bé nữa mẹ nhé.
Ngoài 2 loại bột trên, mẹ có thể nấu bột trứng, bột kết hợp với các loại trái cây rau củ để đổi vị cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, khi tập cho con, nên cho con quen các món riêng lẻ rồi mới đến hỗn hợp. Và, với mỗi loại, mẹ nên tập cho bé vài bữa trước khi chuyển qua món mới.
2.4. Rau, củ nghiền hoặc cháo rau củ
2.4.1. Nguyên liệu
- Rau mẹ có thể chọn như súp lơ, cải bó xôi (rau bina), măng tây,…
- Củ mẹ có thể chọn cà rốt, bí ngòi, khoai lang…
- Nước đun sôi để nguội
2.4.2. Cách nấu
- Rau/ củ mẹ rửa sạch, bỏ vỏ (với loại cần bỏ vỏ) thái nhỏ
- Luộc chín.
- Vớt ra, nghiền qua rây hoặc xay nhuyễn. Nếu mẹ xay, hãy để rau củ nguội hẳn rồi xay để tránh làm biến đổi hương vị tự nhiên của rau củ.
- Cho thêm phần nước luộc để điều chỉnh độ đặc lỏng cho phù hợp với thời điểm con tập ăn.
- Mẹ có thể đổ lại vào nồi, đun cho ấm lại để bé dễ ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ dùng rây để nghiền thì thường không phải đun lại vì khi nghiền xong rau củ vẫn còn ấm.
2.5. Trái cây nghiền
2.5.1. Nguyên liệu
- Táo hoặc lê
- Nước đun sôi để nguội
2.5.2. Cách làm
- Rửa sạch táo/ lê, bỏ vỏ và lõi lấy phần thịt cắt nhỏ.
- Nấu chín
- Nghiền qua rây hoặc để nguội hẳn rồi xay nhuyễn, cho bé ăn.
>>>>>Xem thêm: Bé bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không ?
Để quá trình bé ăn dặm nên dễ dàng và ngay từ đầu tập có hiệu quả, mẹ cần kiên nhẫn, không ép bé, và nhất định nắm rõ đặc thù dinh dưỡng bé cần ở thời điểm này. Các mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn trong tâm thế thử chứ không phải bữa chính vì lúc này sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của con. Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng, với chia sẻ 5 món ăn ngày Tết cho bé mới tập ăn dặm rất dễ chế biến như trên, mẹ sẽ tập cho con ăn nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian chế biến và cũng không cần phải nặng nề về chuyện nguyên liệu để chuẩn bị thức ăn tập ăn dặm cho con, nhất là trong 3 ngày Tết khá nhiều việc.
Cát Lâm tổng hợp