Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật được người dân nước này áp dụng từ xưa đến nay, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Vài năm trở lại đây, phương pháp này khiến nhiều bà mẹ Việt Nam thích thú và áp dụng, để chế biến trực tiếp cho bữa ăn của con mình thêm hấp dẫn. Nhưng chế biến thế nào cho đúng cách thì chắc nhiều mẹ còn chưa nắm rõ. Blogtretho.edu.vn sẽ giúp chị em tìm hiểu kĩ về điều này.
Bạn đang đọc: Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cực nhanh
Contents
1. Lợi ích từ cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật phải được thực hiện đúng, nếu sai cách sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mong manh của con. Tùy từng giai đoạn cụ thể mà cách nấu này sẽ thay đổi ít nhiều và đây là điều mà các mẹ nên hết sức lưu tâm.
Điều đặc biệt của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là bé sẽ được học kỹ năng nhai. Đây là một trong những kỹ năng giúp con ăn thô hiệu quả, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Con cũng sẽ học được kỹ năng cầm, nắm thức ăn giúp hình thành tính cách độc lập từ nhỏ.
Ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được thử nhiều thực phẩm khác như cá, gà, rau, củ, quả, tôm… Cách này giúp bé phân biệt được mùi vị thức ăn từ rất sớm và không bị biếng ăn.
2. Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé
2.1 Nấu cháo từ gạo
Nấu cháo từ gạo là cách phổ biến và thông dụng nhất. Tùy từng độ tuổi ăn dặm khác nhau mà mẹ sẽ cân đối tỉ lệ nước và gạo sao cho hợp lí. Các mẹ có thể tham khảo theo tỉ lệ dưới đây:
- Từ 5 đến 6 tháng tuổi: 1 gạo : 10 nước (cháo chín – rây qua lưới – cho bé ăn)
- Từ 7 đến 8 tháng tuổi : 1 gạo : 7 nước (cháo chín – cho bé ăn nguyên hạt)
- Từ 9 đến 11 tháng tuổi: 1 gạo : 5 nước (cháo chín – cho bé ăn nguyên hạt)
Cách nấu cụ thể:
- Đầu tiên bạn vo gạo, không nên vo quá kỹ sẽ làm mất đi lượng dinh dưỡng trong cám gạo.
- Tiếp đến đong nước và gạo theo đúng tỉ lệ.
- Ngâm gạo từ 30 đến 60 phút.
- Cho nồi lên bếp và đun trong khoảng 40 phút lửa nhỏ.
- Tắt bếp, đậy nắp 15 phút nữa cháo sẽ chín nhừ ngon hơn.
Đối với những mẹ sử dụng bếp gas để nấu, thì nên ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu. Lúc cháo bắt đầu sôi thì vặn lửa nhỏ tránh cháo trào ra ngoài. Không mở nắp quá nhiều để hơi không bị bốc đi, tránh cháo bị thiếu nước.
2.2 Nấu cháo từ cơm
Nếu mẹ có quỹ thời gian eo hẹp thì nên thực hiện phương pháp nấu cháo từ cơm. Nhược điểm của cách này đó là không thơm ngon như nấu cháo từ gạo. Để mang đến hiệu quả món ăn cao thì mẹ phải cân bằng tỉ lệ cơm và nước phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho con
- Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi: 1 cơm : 5 nước (cháo chín – rây qua lưới – cho bé ăn)
- Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi: 1 cơm : 3 hoặc 4 nước (cháo chín – cho bé ăn thô)
- Trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi: 1 cơm : 2 nước ( cháo chín – cho bé ăn thô)
Cách nấu hiệu quả:
- Cho cơm và nước theo đúng tỉ lệ như trên.
- Đun sôi lửa nhỏ đến khi cơm nở mềm bung ra là đạt chuẩn.
2.3 Nấu cháo từ bánh mì
Nhiều người thấy cháo từ bánh mì sẽ rất xa lạ, tuy nhiên các mẹ tại Nhật sử dụng cách này để thay đổi khẩu vị cho con theo tỉ lệ 1 bánh mì : 5 nước (áp dụng cho trẻ 5 đến 6 tháng tuổi).
Cách nấu hiệu quả:
- Bánh mì lấy ruột mềm, xé nhỏ bỏ vào nồi.
- Đun sôi lửa nhỏ từ 1 đến 2 phút.
- Cho sữa bột hoặc sữa mẹ vào khuấy đều.
- Bữa ăn dặm cho con đã xong, thật ngon mà không tốn thời gian.
>>>>>Xem thêm: Cơm ngon cho mẹ sau sinh lợi sữa mỗi ngày, mẹ nên biết (phần 3)
Khi nấu cháo ăn dặm mẹ phải nấu cẩn thận đúng cách, để tránh gây tổn thương đến hệ tiêu hóa của con. Để đa dạng hóa món ăn mẹ nên thay đổi thực đơn bằng các món cháo khác nhau như cháo thịt, cháo phô mai… để kích thích vị giác của con nhé.
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật không còn là vấn đề khó khăn với chị em khi đọc những thông tin trên đây. Blogtretho.edu.vn hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thể nấu những bữa ăn thật ngon, thật đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp con phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn trí tuệ nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp