Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít và những điều mẹ cần lưu ý

Rate this post

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít một cách thường xuyên có nguy cơ phát triển trí tuệ chậm hơn, so với bạn bè cùng trang lứa. Vì trong độ tuổi này hoạt động chủ yếu của trẻ là ngủ. Giấc ngủ ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ trong những năm đầu đời của các bé.

Bạn đang đọc: Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít và những điều mẹ cần lưu ý

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít và những điều mẹ cần lưu ý

1. Trẻ 2 tháng tuổi ngủ như thế nào là ngủ ít?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh như sau:

Nếu trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít hơn thời gian được quy định trên đây, tức là trẻ ngủ ít.

Tuổi (tháng) Ban đêm Ban ngày Tổng thời gian 1 12 – 14 tiếng 15 – 16 tiếng 20 tiếng 2 10 – 12 tiếng 1 – 3 tiếng 13 tiếng 3 9 – 12 tiếng 1 – 3 tiếng 12 – 13 tiếng 4 9- 12 tiếng 0 – 2,5 tiếng 11 – 12 tiếng 5 8 – 11 tiếng 0 – 2,5 tiếng 10 – 11 tiếng 6 10 – 11 tiếng  Không cần 10 – 11 tiếng 7 10 – 11 tiếng Không cần 10 – 11 tiếng 8 10 – 11 tiếng Không cần 10 – 11 tiếng

2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có thể do một vài nguyên nhân sau đây:

  • Nơi ngủ của trẻ không thoáng mát, ồn ào, quá nhiều ánh sáng.
  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
  • Tình trạng ngủ ít thường xảy ra ở những trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng tuổi. Hiện tượng này có thể giảm ở các tháng tiếp theo.
  • Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết như: kẽm, canxi, magiê… khiến cho giấc ngủ của trẻ không sâu, trẻ khó ngủ dẫn đến ngủ ít, ngủ không ngon, thêm vào đó là ngủ không yên giấc, trẻ thường bứt rứt, khó chịu.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít và những điều mẹ cần lưu ý

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít

3.1 Đảm bảo cho trẻ luôn được khô ráo, ấm áp khi ngủ

  • Mẹ nên kiểm tra thường xuyên, nếu trẻ tè ướt hay bỉm đang quá tải, chắc chắn trẻ sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc. Việc trẻ cứ phải thức dậy giữa đêm , khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được. Do đó, mẹ hãy luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và trẻ luôn được khô ráo, ấm áp.
  • Ngoài ra, mẹ cần nhớ khi trẻ nằm trong bụng mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng khi chào đời thì nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ mà con đã quen trong bụng mẹ. Vì vậy, nhiễm lạnh trong giai đoạn này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít mà còn có thể khiến con bị cảm lạnh, mắc bệnh nhiễm khuẩn.
  • Vào mùa hè, dù thời tiết rất nóng thì các mẹ cũng chỉ nên bật điều hoà từ 28 – 29 độ C, có kèm chậu nước trong phòng để chống khô mũi, khô da cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi trong tiêm chủng dịch vụ

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít và những điều mẹ cần lưu ý

3.2 Đảm bảo trẻ bú no trước khi ngủ

  • Nếu được bú no, trẻ thường sẽ có một giấc ngủ thực sự sâu và không bị gián đoạn. Mẹ cần biết rằng trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên mỗi lần bú, trẻ chỉ bú được ít thôi. Điều này có nghĩa là trẻ cần thức giấc sau vài giờ một lần để bú.
  • Trẻ sẽ tự thức dậy bú mẹ, sau đó no nê lại ngủ tiếp. Tuy nhiên, mẹ cần nắm rõ một nguyên tắc là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng đồng hồ mà không dậy bú. Vì nếu vậy, trẻ sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp này, bạn có thể đánh thức con, cho con bú, sau đó một lúc mới đặt con ngủ lại.

3.3 Bổ sung các vi chất cần thiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thì hiện tượng trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có kèm theo các hiện tượng như ra mồ hôi trộm , rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm có liên quan mật thiết đối với việc trẻ bị thiếu canxi. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 2 sẽ rất dễ bị thiếu canxi. Vậy nên giải pháp lúc này là bổ sung canxi cho trẻ. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, hải sản, rau xanh… sẽ giúp mẹ khắc phục vấn đề này.  

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít và những điều mẹ cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: 50 tên hay cho bé gái 2019 dành cho bố mẹ tham khảo

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít, ngủ không ngon giấc có thể mệt mỏi, cáu gắt, hay quấy khóc. Vì vậy, mẹ cần phải đảm bảo cho bé ngủ đúng số giờ cần thiết. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ chăm sóc, cải thiện giấc ngủ tốt cho nhóc yêu nhà mình.

Ngọc Huyền tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *