Cách cúng đầy tháng cho bé và những điều mẹ nên biết

Rate this post

Cách cúng đầy tháng cho trẻ luôn phải chuẩn bị thật đầy đủ và chỉn chu. Vì đây là một nghi thức rất quan trọng đối với cuộc đời bé theo truyền thống mà nhiều gia đình vẫn còn giữ. Vậy làm thế nào để tổ chức lễ cúng đúng và đầy đủ chu đáo khi bé đã tròn một tháng tuổi? Các bậc cha mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu, chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện quan trọng đầu đời của con nếu như nhà mình vẫn còn giữ nghi lễ này nhé.

Bạn đang đọc: Cách cúng đầy tháng cho bé và những điều mẹ nên biết

Cúng đầy tháng được gia đình tổ chức khi em bé vừa tròn 1 tháng tuổi để tỏ lòng tôn kính, cảm tạ 12 Bà Mụ, 3 Đức Ông đã bảo vệ che chở cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, sinh ra và phát triển. Người lớn trong gia đình, bà nội hoặc bà ngoại để thực hiện nghi lễ sẽ là người đứng ra thay mặt gia đình thắp hương và khấn, để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với các bậc bề trên.

Cách cúng đầy tháng cho bé và những điều mẹ nên biết

1. Cách tính cột mốc đầy tháng cho bé trai và bé gái

Theo ông bà ta, ngày đầy tháng của các bé tính theo lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của đứa bé. Theo đó, nếu là bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái lùi hai, trai lùi một”.

Chẳng hạn, nếu bé sinh vào ngày 28/3 âm thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm. Thông thường, lễ này được thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

2. Cần chuẩn bị lễ vật cúng mụ bà và đức ông như thế nào?

2.1 Lễ vật cần chuẩn bị để cúng đầy tháng

Theo dân gian xưa thì từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra đời có 12 bà mụ nặn, là người chăm sóc, đỡ đần và bảo vệ bé. Mỗi bà có một nhiệm vụ khác nhau. Mẹ cần chuẩn bị lễ cúng đầy tháng gồm 12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa, 2 kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa và 12 ly rượu nhỏ.

Cúng Đức ông và 3 đức thầy kính trọng thờ cùng gồm có thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người lầm tưởng. Lễ vật cúng đức ông đầy đủ gồm: 1 con gà luộc tréo cánh, 1 tô cháo lớn, 1 tô chè lớn, 3 đĩa xôi lớn, 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền). Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

Cách cúng đầy tháng cho bé và những điều mẹ nên biết

2.2 Cách sắp bàn cúng đầy tháng

Theo quan niệm của dân gian xưa cho rằng, nguyên tắc mâm cúng phải đúng hướng “ Đông bình Tây quả” là đặt bình hoa ở phía Đông, và hoa quả, lễ vật cúng thì đặt ở phía Tây. Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân. Mẹ nên lưu ý rằng các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

3. Các nghi thức chính trong việc cúng đầy tháng cho bé

3.1 Nghi lễ thắp hương và khấn vái

Sau khi chuẩn bị tất cả các lễ vật đầy đủ, tiếp theo là sắp lên bàn, tiếp đến là một người lớn trong họ sẽ đứng ra thay mặt thực hiện nghi lễ thắp hương và khấn như sau:

Sau khi đã cúng xong thì bắt đầu nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là nghi thức “bắt miếng”. Đứa bé được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng, sau đó bồng ẵm đứa trẻ trên tay, đồng thời lấy một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp.

Tìm hiểu thêm: Chụp ảnh cho bé – cách hay để ba mẹ lưu lại từng khoảnh khắc đáng yêu trong quá trình lớn lên của con

Cách cúng đầy tháng cho bé và những điều mẹ nên biết

Bài khấn đầy tháng cho bé – Ảnh Internet

Đồng thời nếu là bé gái sẽ có thêm phần dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé. Hình thức này được thực hiện với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

3.2 Nghi thức đặt tên cho con

Việc cuối cùng trong lễ cúng đầy tháng là nghi thức đặt tên cho con hay còn gọi là xin keo. Đây là cách để người chủ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con của mình. Chủ lễ sẽ dung 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con. Chủ lễ sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.

Cách cúng đầy tháng cho bé và những điều mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 tuổi quan trọng như thế nào?

Chắc hẳn giờ đây các bậc cha mẹ đã nắm rõ cách cúng đầy tháng cho con rồi phải không. Hãy lên kế hoạch chuẩn bị một lễ cúng hoàn hảo nhất cho cục cưng của mình thôi. Chúc bé yêu nhà bạn luôn phát triển khỏe mạnh và thật thông minh, đáng yêu nhé. 

Hạnh Sử tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *