Bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg được xem là phát triển bình thường? Phần lớn các ông bố bà mẹ đều có chung băn khoăn này, nhất là những người lần đầu có em bé. Cân nặng và chiều cao của bé trong quá trình lớn lên của con khá quan trọng, đương nhiên ở 7 tháng tuổi bố mẹ có lo lắng về cân nặng của con, thì cũng là điều dễ hiểu.
Bạn đang đọc: Bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là bình thường?
Contents
1. Bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là bình thường?
Bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là bình thường không hẳn bố mẹ nào cũng đã nắm rõ. Theo bảng chiều cao và cân nặng trung bình ở Việt Nam, bé 7 tháng tuổi nặng khoảng 7,4 – 9,2 kg (đối với bé trai) và 6,8 – 8,6 kg (đối với bé gái) được coi là bình thường.
Tương ứng với cân nặng trên là chiều cao. Bé 7 tháng tuổi cao khoảng 67 – 71 cm (đối với bé trai) và 65 – 69 cm (đối với bé gái). Nếu bé nhà bạn có chỉ số chiều cao, cân nặng dưới mức trung bình nêu trên thì được coi là bị suy dinh dưỡng. Còn nếu cân nặng dư thừa nhiều hơn mức trung bình này thì có thể bé nằm trong nhóm có nguy cơ béo phì.
Thông thường 6 tháng đầu đời, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ lên từ 0,6 – 1 kg mỗi tháng thì từ tháng thứ 7 này, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm hơn, chỉ còn 0,4 – 0,7 kg mỗi tháng. Nếu bé có tốc độ tăng trưởng đều đặn như thế này thì chính là bé đang phát triển bình thường về thể chất. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào thể trạng của bé. Do đó, nếu bé không đạt tốc độ tăng trưởng như khoảng trung bình đã nêu, có chậm hơn hoặc nhanh hơn một chút thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy theo dõi bé thường xuyên để kịp thời phát hiện những vấn đề về sự tăng trưởng của bé, có cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý là được.
2. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chủ đề cân nặng và chăm sóc bé 7 tháng
7 tháng tuổi là giai đoạn bé có những chuyển biến rõ rệt trong sự phát triển thể chất lẫn trí não. Ngoài câu hỏi bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì còn nhiều vấn đề khác mà bố mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bé bước sang tháng thứ 7.
2.1 Bé 7 tháng tuổi có thể ăn được gì?
Ở thời điểm 7 tháng tuổi, mẹ cần tăng cường cung cấp dưỡng chất cho bé bên cạnh việc bú sữa mẹ. Hãy tập cho bé ăn dặm , cho con làm quen với những thức ăn mới. Thành phần một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi cần đủ 3 thành phần chính: tinh bột (cơm, cháo…), chất xơ (rau, củ…), chất đạm (thịt, trứng, cá…). Song song với đó, cần cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết như: A, B1, C, sắt, protein, omega3, canxi và vitamin D để hỗ trợ cho việc phát triển hệ xương và răng của bé. Mẹ nên tham khảo những công thức nấu bột và cháo được chia sẻ rộng rãi, để chuẩn bị cho bé chế độ ăn phong phú, đầy đủ dưỡng chất nhé!
2.2 Bé 7 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?
Không ít bà mẹ lo lắng khi bé 7 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng. Hầu hết các bé đã mọc răng ở 6-7 tháng tuổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bé mọc răng muộn, phải sang tháng thứ 8, 9 mới bắt đầu mọc răng. Bạn không cần quá lo lắng về việc mọc răng của bé muộn một vài tháng. Cho bé ăn, ngủ, chơi và bé phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng là được. Bé thiếu canxi thường chậm mọc răng hơn so với các bé khác. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung các bữa ăn dinh dưỡng giàu canxi cho bé và có thể đưa bé đi khám nếu không yên tâm việc chậm mọc răng của bé.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi và những điều mẹ cần ghi nhớ
2.3 Bé 7 tháng tuổi biết làm gì?
Bố mẹ sẽ chứng kiến rất nhiều thay đổi của bé khi bước sang 7 tháng tuổi. Lúc này, bé có thể tự ngồi vững hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo sát và hỗ trợ bé để bé được an toàn. Nhiều bé phát triển nhanh có thể biết bò khi sang tháng thứ 7 đấy!
Bé 7 tháng tuổi bắt đầu tỏ ra thích thú với những món đồ chơi. Bé sẽ vui hơn nếu có người chơi cùng bé. Do đó, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi với bé, tập cho bé cách nhận biết đồ chơi để hỗ trợ sự phát triển trí não cho bé.
7 tháng tuổi, bé bắt đầu phân biệt được lạ – quen và cảm nhận được lời nói, cử chỉ của những người xung quanh. Bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với bé và dành cho bé những lời vỗ về dịu dàng, cũng là cách giúp bé nhanh biết nói, phát triển cảm xúc và khả năng ngôn ngữ của mình tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: 4 cách nấu cháo cho bé 7 tháng ngon miệng bổ dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện
Đến đây, bạn đã tìm được lời giải cho thắc mắc bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là bình thường rồi đúng không nào? Cộng với những câu hỏi thường gặp khi bé 7 tháng tuổi , hy vọng bố mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn để chăm sóc bé nhà mình tốt hơn mỗi ngày. Chúc bố mẹ hoàn thành tốt thiên chức của mình trong những giai đoạn quan trọng này của bé nhé!
Tuyết Nguyễn tổng hợp