Ăn dặm cho trẻ sớm là lựa chọn của không ít mẹ khi thấy con hơi còi hoặc tăng cân chậm. Việc cho bé ăn dặm sớm thực sự có tốt cho hệ tiêu hóa của con và bé có hấp thu được hết thức ăn không? Hoặc, cho con ăn dặm sớm liệu có thực sự cải thiện thể chất như mẹ mong đợi hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để có đáp án tốt nhất, qua nội dung chia sẻ ngay sau đây bạn nhé.
Bạn đang đọc: Ăn dặm cho trẻ sớm nên hay không?
Trước khi áp dụng cách ăn dặm cho trẻ sớm, mẹ nên ghi nhớ một điều rằng: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ trên toàn thế giới nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 0 – 6 tháng đầu.
1. Tại sao nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất dành cho bé trong 6 tháng đầu đời?
Mẹ có nên áp dụng chế độ ăn dặm cho trẻ sớm hay không, trước khi có đáp án tốt nhất cho vấn đề này, chúng ta cùng xem xét một khía cạnh liên quan khác là việc cho con bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời như thế nào nhé.
Trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất và hoàn hảo nhất mà mẹ có thể cung cấp cho con. Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho bé như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà con bạn cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của bé.
Hàm lượng của sữa mẹ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non (4 – 5 ngày đầu sau khi sinh) có thành phần khác hơn so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hoặc sữa trưởng thành. Đây là đặc điểm đặc biệt nhất của sữa mẹ mà không có thực phẩm nào khác có thể thay thế hoàn toàn được.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu, nếu cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi thì càng tốt hơn. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc từ thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do lúc này do hệ tiêu hóa yếu ớt của con chưa có các men cần thiết để tiêu thụ thức ăn và bảo vệ con khỏi những vi khuẩn bên ngoài. Ngoài các hậu quả nghiêm trọng đó ra, trẻ còn có thể gặp những nguy cơ khác về lâu dài, ảnh hưởng sức khỏe trẻ phát triển sau này như biếng ăn, chậm tăng cân thậm chí nặng hơn là suy dinh dưỡng.
2. Ăn dặm cho trẻ sớm nên hay không?
Thời điểm ăn dặm cho trẻ sớm đề cập ở đây là khoảng giai đoạn 3-4 tháng tuổi. Thực tế, có rất nhiều bà mẹ đã lựa chọn thời độ tuổi này để cho con ăn dặm. Các mẹ hay cho con ăn dặm bằng bột hoặc cháo loãng, cấu thành từ tinh bột và một số thực phẩm khác kết hợp. Để có thể tiêu hóa tinh bột phải có men amylase. Men này có rất ít ở tuyến nước bọt và tuyến tụy của trẻ 3 – 4 tháng tuổi, hoạt tính lại rất yếu, chỉ bằng tỷ lệ 10% so với người lớn.
Việc các mẹ tập cho trẻ ăn bột sớm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe của trẻ, cụ thể trước mắt là trẻ ăn dặm sớm ít bú mẹ hơn, mẹ sẽ tạo được ít sữa hơn. Ngoài ra theo một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thức ăn bổ sung như bột ngũ cốc, rau, quả… có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt trong sữa mẹ. Hậu quả là trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Ảnh hưởng tiếp theo đến trẻ trong việc ăn dặm sớm là tăng nguy cơ béo phì. Khi mới thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với thức ăn mới nên sẽ có trạng thái không muốn ăn, nôn oẹ, rối loạn tiêu hóa… nhưng dần dần cơ thể cũng phải thích ứng. Men amylasa được tăng tiết khi tinh bột và các thức ăn khác đưa vào bữa ăn của trẻ. Và, thận cũng được kích thích làm việc nhiều hơn, tăng khả năng lọc và bài tiết.
Tìm hiểu thêm: Tập đứng cho bé khi nào là phù hợp nhất mẹ nên biết
Sau một thời gian, khi trẻ đã bắt đầu thích nghi với chế độ ăn bổ sung, mẹ thấy sự thích ứng của trẻ thì càng tích cực nhồi nhét vì cho rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt, như thế trẻ sẽ tăng cân bụ bẫm, không còn tình trạng còi cọc hay chậm tăng cân nữa. Một khi trẻ ăn quá nhiều, điều này sẽ trở thành thói quen, dẫn đến tăng cân quá mức. Bệnh béo phì xuất hiện từ lúc nào và nếu không được điều chỉnh thì bệnh phát triển mãi đến tuổi trưởng thành.
Một nguy cơ khác có thể gặp là bệnh tăng huyết áp, vì trong sữa mẹ hàm lượng natri thấp, chỉ khoảng 15mg%, đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Đến khi mẹ cho ăn bổ sung, lúc này lượng natri đưa vào cơ thể có thể tăng lên rất nhiều lần nhu cầu cần thiết của trẻ, Nhất làm nhiều mẹ có thói quen ăn mặn, nêm thức ăn bổ sung cho con cũng theo khẩu vị của mình. Đây là một trong những yếu tố chính gây ra bệnh tăng huyết áp. Trong thực tế, bệnh béo phì và tăng huyết áp có liên quan mật thiết với nhau.
Theo tâm lý của các bà mẹ, đều muốn dành những gì bổ nhất, tốt nhất cho con mà không biết rằng mỗi lứa tuổi sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Chế độ ăn dặm quá nhiều năng lượng, nhiều chất axit béo no, là nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạch ở tuổi trưởng thành.
>>>>>Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo WHO mới nhất bố mẹ không nên bỏ qua
Theo nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ từ lúc mới sinh đến khi 3 tuổi cho thấy, những trẻ được cho ăn dặm quá sớm cũng có nhiều nguy cơ bị dị ứng với thức ăn. Ở những trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và sau đó được ăn dặm bổ sung hợp lý, tỷ lệ eczema cũng rất thấp so với nhóm đối tượng được nuôi bằng sữa bò và cho trẻ ăn dặm quá sớm.
Cuối cùng, có thể thấy rằng từ những nguyên nhân và lý giải trên, chắc hẳn các mẹ cũng hiểu rõ nhiều mặt hạn chế của việc ăn dặm cho trẻ quá sớm. Lựa chọn này có khả năng cao khiến trẻ mắc nhiều bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh sau này của trẻ. Vì vậy, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn có thể cố gắng cho bé ăn dặm sớm nhất có thể ở 5 tháng tránh sớm hơn. Và tốt nhất, bạn nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi rồi hãy cho con ăn dặm, để bé sẵn sàng về cả thể chất lẫn sinh lý nhé.
Hạnh Sử tổng hợp