Cho bé bú ăn khổ qua được không là câu hỏi khá phổ biến. Cũng như thời gian mang thai mẹ bầu phải hạn chế một số đồ ăn thức uống, mẹ sau sinh cũng vậy. Tránh dùng một số thực phẩm khi đang nuôi con nhỏ đều nhằm đảm bảo nguồn sữa cho bé bú, cũng như sức khỏe cho mẹ và bé. Trong các thực phẩm cần hạn chế này, khổ qua cũng được nhắc đến.
Bạn đang đọc: Cho bé bú ăn khổ qua được không, mẹ có bị mất sữa không?
Contents
1. Khổ qua và sức khỏe
1.1. Lợi ích của khổ qua
Trước khi tìm hiểu về vấn đề cho bé bú ăn khổ qua được không, chúng ta cùng điểm qua một số lợi ích của loại trái này xem thế nào.
Theo bảng thông tin dinh dưỡng, khổ qua hay mướp đắng rất giàu chất xơ, vitamn C, vitamin A, folate cùng nhiều chất khác. Loại quả này cũng giống với nhiều loại rau củ khác tốt cho sức khỏe nói chung. Theo Đông y, khổ qua còn được xem như một vị thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Người ta tìm thấy khổ qua mang lại ít nhất có các lợi ích điển hình như:
- Dùng cho chế độ ăn uống lành mạnh.
- Khổ qua được chứng minh là có thể góp phần kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài. Vì vậy, loại quả này được cho là rất có ích cho người bị bệnh tiểu đường.
- Các nghiên cứu cho thấy, khổ qua có đặc tính chống ung thư. Nó có thể chống lại các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi, vòm họng và ung thư vú.
- Nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất khổ qua có thể làm giảm mức cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nghiên cứu trên người để xác định lại những tác động này vẫn chưa đầy đủ.
- Khổ qua giàu chất xơ và ít calo nên có thể góp phần giúp giảm cân.
1.2. Mặt trái của khổ qua đối với sức khỏe
Nhiều thực phẩm có hai mặt lợi và hại, khổ qua cũng vậy. Bên cạnh những lợi ích, khổ qua cũng có mặt trái như:
- Có thể gây đau đầu, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy.
- Khổ qua có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nó có thể làm giảm lượng đường trong máu đến rất thấp khi tương tác với một số loại thuốc trị tiểu đường.
- Khổ qua và nhất là hạt có chứa một số chất không có lợi cho sức khỏe của trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Mặc dù khổ qua không nằm trong top các loại thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn , song nó cũng luôn được gọi tên trong danh sách các thực phẩm cần cân nhắc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người có sức khỏe bình thường dùng khổ qua không gặp các tác dụng phụ. Nhưng, những người đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc một số trường hợp, họ chỉ nên dùng một lượng nhỏ khổ qua. Hoặc khi dùng, những đối tượng sử dụng này phải tham khảo ý kiến của bác sỹ để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Nhất là khi, họ đang điều trị bệnh nào đó. Vì, tác dụng phụ có thể tăng khi các chất trong khổ qua tương tác với thành phần của thuốc mà người bệnh đang dùng.
Tìm hiểu thêm: Cháo lươn cho bé ăn dặm – cách nấu và lưu ý mẹ nên biết
2. Cho bé bú ăn khổ qua được không?
Như đề cập ở trên, khổ qua dù tốt cho sức khỏe nhưng không hẳn là thực phẩm có lợi cho mẹ đang cho con bú. Theo giải thích của một số chuyên gia dinh dưỡng, khi mẹ tiêu thụ khổ qua, tác dụng phụ của khổ qua có thể xảy ra và tác động đến em bé qua sữa mẹ . Bé có hệ tiêu hóa và miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng.
Mặt khác, một số ý kiến cho rằng, khổ qua giàu dưỡng chất nhưng lại không giàu chất béo. Điều này cũng không có lợi cho mẹ sau sinh đang cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, bao gồm cả chất béo.
Theo dân gian từ xưa đến nay, trong lưu ý danh sách thực phẩm cho mẹ sau sinh, khổ qua được xếp vào nhóm mẹ cần tránh. Lý do giải thích đơn giản là dùng khổ qua dễ bị mất sữa. Cũng như, khổ qua có tính hàn, đặc điểm này cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ sau sinh lẫn em bé sơ sinh và trẻ nhỏ.
Như vậy, phần lớn ý kiến thiên về việc mẹ cho bé bú không nên hoặc hạn chế ăn khổ qua. Vì loại trái này dù tốt nhưng không hẳn là có lợi cho mẹ sau sinh và em bé sơ sinh.
3. Mẹ sau sinh ăn khổ qua có bị mất sữa không?
Đa phần chúng ta đều nghe truyền tai về việc mẹ sau sinh nếu ăn khổ qua sẽ bị mất sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, như đề cập ở trên, cho rằng khổ qua nhiều chất nhưng lại ít chất béo. Trong khi, mẹ sau sinh lại cần những thực phẩm cung cấp nhiều calo hơn. Và, khổ qua thì không nằm trong nhóm thực phẩm đáp ứng được điều này. Dù không khẳng định trực tiếp hay chính xác khổ qua là nguyên nhân gây mất sữa. Nhưng rõ ràng, các giải thích có liên quan đến việc, khổ qua không có lợi cho việc sản xuất sữa như nhiều thực phẩm lợi sữa khác.
Ở một lập luận khác lại có ý kiến hoàn toàn ngược lại với kết luận mất sữa. Ý kiến này cho rằng khổ qua cũng như nhiều thực phẩm tốt khác, cụ thể hơn là tương đương rau ngót. Nên, mẹ sau sinh có thể dùng khổ qua. Nếu dùng một lượng vừa phải thì điều này không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Thậm chí, một số chất trong khổ qua như vitamin K, Lycopene và Phytochemical giúp tăng nguồn sữa. Hay như vitamin K rất có lợi cho em bé, nhất là ở những tháng đầu tiên sau khi con chào đời.
Còn kinh nghiệm thực tế, nhiều mẹ sau sinh rất cẩn trọng về thực phẩm. Do vậy, họ không dùng khổ qua khi không thực sự chắc chắn về việc có ảnh hưởng gì hay không. Nhóm mẹ sau sinh này vì thế cũng không kiểm chứng được việc dùng khổ qua gây mất sữa. Còn, những mẹ sau sinh dùng khổ qua trong thực đơn sau sinh của mình, khá nhiều người lại không cho rằng mình bị mất sữa vì dùng khổ qua. Do, thực tế họ không bị mất sữa sau khi dùng loại quả này.
>>>>>Xem thêm: Cho bé ăn dặm và Kết cấu món ăn mẹ cần biết
Có thể nói rằng, băn khoăn về việc cho bé bú có ăn khổ qua được không cũng như rất nhiều nỗi ưu tư liên quan đến chuyện mẹ sau sinh ăn gì . Điều này không lạ và hoàn toàn dễ hiểu. Khi, mẹ sau sinh phải cân nhắc mọi thực phẩm mà mình tiêu thụ. Bởi những gì mẹ ăn uống đều có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Qua những chia sẻ ở trên, chúng ta đều thấy, dùng khổ qua trong thực đơn sau sinh hẳn cũng là vấn đề nên cân nhắc. Mẹ có thể theo ý kiến số đông không dùng hoặc hạn chế dùng khổ qua khi đang cho con bú. Điều này sẽ khiến mẹ yên tâm hơn và chính sự yên tâm ấy cũng góp phần giúp mẹ tránh mất sữa.
Nguồn tham khảo: WebMD, Healthline, Baby Ment & FirstCry Parenting
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch