Cách làm gối lá đinh lăng đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều ‘bà mẹ bỉm sữa”. Việc tự tay học làm cho bé yêu chiếc gối đinh lăng như một món quà ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của mình đối với con. Nhưng làm sao để có được chiếc gối chất lượng tốt, dùng được lâu mà không bị mọt thì không phải ai cũng có kinh nghiệm. Vậy thì hôm nay Blogtretho.edu.vn sẽ chia sẻ cách thực hiện. Mời các mẹ tham khảo ngay chi tiết như dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách làm gối lá đinh lăng cho bé chất lượng và không bị mọt
Contents
1. Gối lá đinh lăng là gì và có tác dụng ra sao?
Gối lá đinh lăng cũng là loại gối dùng để nằm ngủ, có bề ngoài không khác gì so với các loại gối thông thường khác, ngoại trừ phần ruột bên trong. Ruột gối không phải làm từ lông mềm hay bông mà được làm từ lá đinh lăng phơi khô rồi trộn với bông. Do thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên nên từ lâu nó đã được coi là thần dược, rất an toàn, tiện lợi và tốt cho sức khỏe.
Theo như kinh nghiệm từ dân gian, sử dụng chiếc gối lá đinh lăng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ . Các tinh chất từ gối có tác dụng an thần, ổn định hoạt động của các nơron thần kinh, để bé không bị giật mình khi ngủ. Nó còn có tác dụng bổ khí huyết, điều hòa thân nhiệt. Nếu sử dụng gối đinh lăng sẽ hạn chế được tình trạng ra mồ hôi vô căn của trẻ, tránh được nguy cơ viêm phổ, viêm phế quản . Nhờ có chức năng hút ẩm rất tốt, chính vì thế giúp giữ cho da đầu bé luôn khô ráo, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Hơn nữa còn giảm thiểu tối đa tình trạng gây mùi cơ thể do ra mồ hôi.
Không chỉ có trẻ con mà người lớn khi dùng gối đinh lăng cũng hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng mỏi cổ, đau nhức vai gáy. Đặc biệt là ích lợi đối với những người thường xuyên làm văn phòng. Ngoài ra nó cũng cải thiện giấc ngủ, xua tan những căng thẳng, mệt mỏi giúp bạn có tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn. Vậy cách làm gối lá đinh lăng tại nhà như thế nào?
2. Cách làm gối lá đinh lăng cho bé chất lượng, không bị mọt ai cũng làm được
2.1. Dụng cụ cần chuẩn bị
- Lá đinh lăng tươi: 500 gram
- Vỏ gối cotton (kích thước tùy bạn)
- Bông gòn chuyên dùng làm gối
- Dụng cụ: kim, chỉ, kéo,…
Lưu ý chọn lá đinh lăng làm gối: Để làm được sản phẩm gối lá đinh lăng chất lượng, các mẹ nên chọn lá của những cây có tuổi thọ ít nhất từ 3 năm trở lên, như vậy gối mới tỏa hương thơm tốt nhất. Lá hái/mua về bạn chỉ lần phần lá, bỏ phần gân và cành đi.
2.2. Các bước thực hiện làm gối lá đinh lăng tại nhà
2.2.1. Chọn và phơi khô lá đinh lăng
- Đầu tiên, bạn cần loại bỏ những lá héo, lá dập, có chứa côn trùng, sau đó đem rửa thật sạch. Lưu ý khi rửa bạn làm nhẹ tay thôi để tránh làm lá bị dập và thối ngay khi chưa kịp sấy khô.
- Đem phơi lá đinh lăng trong bóng râm từ 2 – 3 ngày, không phơi quá lâu cũng không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để giữ lại hương thơm đặc trưng. Trong quá trình phơi, cứ cách 2 – 3 tiếng bạn trở lá một lần để các mặt được khô đều, thực hiện cho đến khi lá khô đều và vừa tới. Công đoạn này nếu làm qua loa rất dễ gây ẩm mốc và mùi khó chịu.
2.2.2. Sao hoặc sấy lá đinh lăng
- Khi lá đinh lăng đạt độ khô vừa tới, sờ vào không có cảm giác ẩm, đồng thời lá không bị giòn hay nát. Lúc này bạn mang đi sấy hoặc sao vàng lá đinh lăng, nhớ chú ý đến thời gian và nhiệt độ sấy để đảm bảo rằng lá khô nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo nhất định. Thường chỉ nên sao ở nhiệt độ từ 50 – 60 độ C, trong khoảng 10 – 15 phút là được.
Tìm hiểu thêm: Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
- Sấy xong thì thực hiện hạ thổ (đặt xuống đất, không cần vùi đất) để lá đinh lăng có thể hút độ ẩm cần thiết. Công đoạn này sẽ giúp tạo mùi hương đặc trưng cho chiếc gối.
2.2.3. Tiến hành may vỏ gối
- Trộn phần lá đinh lăng đã chuẩn bị với bông gòn theo tỷ lệ 1:1. Việc trộn lá với bông nhằm để gối có mùi hương đủ thoang thoảng, không bị hắc quá gây cảm giác khó chịu, sau đó may lại.
- Để tăng thêm độ dễ thương và sinh động cho chiếc gối lá đinh lăng, nếu khéo tay bạn có thể thêu lên vỏ gối các hình ảnh như: bông hoa, hình trái tim, quả bóng hay chuột mickey,… chẳng hạn. May xong bạn chỉ cần lồng ruột gối vào là đã có thể sử dụng ngay.
3. Một số lưu ý khi sử dụng gối lá đinh lăng
Với những tác dụng hữu ích mà loại gối lá đinh lăng mang lại, các “bà mẹ bỉm sữa” nên làm sẵn cho bé ít nhất một chiếc. Tuy nhiên với những mẹ lần đầu tiên biết đến và sử dụng gối đinh lăng, hãy lưu ý những điểm sau nhé:
- Gối lá đinh lăng được làm hoàn toàn từ thiên nhiên nhưng nếu bảo quản đúng cách, thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 7 – 12 tháng. Khi gối gần hết hạn, mẹ nhớ làm cái mới để thay cho bé.
- Với những bé từ 4 tháng trở lên có thể sử dụng loại gối này, nhưng các mẹ cần chú ý đến độ dày cũng như kích thuốc theo độ tuổi của bé (dưới 1 tuổi khoảng 25×35 cm, trên 2 tuổi khoảng 30×40 cm, từ 4 – 10 tuổi khoảng 35×50 cm), người lớn có thể lớn hơn.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đầy đủ dành cho mẹ
- Muốn gối đinh lăng không bị mọt, bạn nên phơi dưới bóng râm sau khoảng 1 tháng sử dụng, chỉ cần chừng 15 – 20 phút thôi cho gối được khô ráo. Tuyệt đối không phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Để tránh bị ẩm mốc hay làm mất mùi hương tự nhiên của gối, các bạn hãy thường xuyên vệ sinh vỏ gối bằng cách giặt vỏ gối sạch sẽ.
Trên đây là cách làm gối lá đinh lăng đơn giản cũng như một số thông tin liên quan mà Chuyên mục Chăm sóc bé sau sinh của Blogtretho.edu.vn chia sẻ. Hy vọng rằng các mẹ có thể tự tay thực hiện cho bé yêu của mình. Mặc dù trên thị trường có bán khá nhiều loại gối đinh lăng với đủ kích thước nhưng sẽ ý nghĩa và đảm bảo hơn rất nhiều nếu bạn tự làm tại nhà phải không nào. Hãy thử ngay nhé!
Tuyết Nhi