Tình trạng ọc sữa hay phun vòi rồng ở trẻ sơ sinh kéo dài thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây áp lực tâm lý cho bậc cha mẹ. Vì sao trẻ lại có hiện tượng này và cách khắc phục thế nào?
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh thường xuyên ọc sữa và cách khắc phục triệt để tình trạng này!
Contents
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ sơ sinh thường xuyên bị ọc sữa do nhiều nguyên nhân
Tình trạng ọc sữa thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản, và đôi khi thức ăn sẽ trào lên miệng và gây ra tình trạng ọc sữa ở trẻ.
Trẻ sơ sinh có thể bị ọc sữa do sinh lý và ọc sữa do bệnh lý. Mẹ cần biết trẻ đang có dấu hiệu ọc sữa theo sinh lý hay bệnh lý để có hướng khắc phục tốt nhất.
Ọc sữa sinh lý
Trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng sẽ thường xuyên ọc sữa hơn so với trẻ lớn hơn. Nguyên nhân do sự phát triển và hoạt động của đường tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, dễ có những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn như van không được đồng bộ và không giữ được tác dụng của van một chiều.
Trẻ sơ sinh sẽ ọc sữa thường xuyên và nhiều hơn nếu mẹ cho trẻ bú bình và đặt ở tư thế nằm ngang. Trong tình trạng đó, hơi và sữa trong dạ dày sẽ bị đẩy ngược trở lại và khiến trẻ dễ bị ọc sữa. Đây gọi là hiện tượng ọc sữa sinh lý không đáng lo ngại. Mẹ cần chỉnh lại tư thế bú cho trẻ là được.
Ọc sữa do bệnh lý
Khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi vẫn thường xuyên bị ọc sữa hay phun vòi rồng thì hiện tượng ọc sữa này có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Và nếu trẻ lớn hơn độ tuổi này vẫn bị ọc sữa mà không rõ lý do nào khác thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa nhi để xem xét.
Theo các bác sĩ, tình trạng ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện khác thường có thể gặp trong một số bệnh lý sau: dị tật đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột hay lồng ruột…
Các tình trạng bệnh lý trên cần được cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Cách khắc phục tình trạng ọc sữa của trẻ
Tìm hiểu thêm: Các biện pháp tránh thai và các ưu nhược điểm bạn nên quan tâm
>>>>>Xem thêm: Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ và những yếu tố ảnh hưởng bố mẹ cần biết
Tùy vào tình trạng bệnh mà cách khắc phục ọc sữa khác nhau. Trong đó:
Cách khắc phục ọc sữa sinh lý
Đối với trường hợp ọc sữa sinh lý, cách khắc phục tương đối dễ dàng, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
– Nếu trẻ bú mẹ nên cho trẻ bú bầu ngực bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Mẹ cũng không cho trẻ bú quá lâu, trong bình 10 phút mỗi bên ngực và tổng thời gian bú là 20 phút. Bú quá lâu khiến trẻ nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/ nghiền ti, chênh lệch thời gian bú và dễ gây ra tình trạng ọc sữa.
– Nếu trẻ bú bình luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang khi bú vì khiến trẻ bú hơi nhiều trong bình sữa và dễ ọc sữa.
– Không nên để trẻ vừa bú vừa khóc vì khiến bé nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi trẻ bú xong cần bế theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.
– Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày để không làm căng dạ dày quá mức.
Cách khắc phục ọc sữa bệnh lý
– Sau khi cho trẻ bú xong mẹ cần bé trẻ đứng lên và vỗ lưng để trẻ ợ hơi được. Mục đích của việc này sẽ giúp giảm lượng hơi trong dạ dày mà trẻ nuốt phải khi bú. Lượng hơi trong dạ dày quá nhiều sẽ kích thích việc nôn trớ ở trẻ.
– Khi cho trẻ nằm cần để trẻ nằm cao đầu để tránh ọc sữa. Nếu trẻ ọc sữa thì nên để trẻ nghiêng sang 1 bên để không bị hít vào phổi.
– Tương tự như cách điều trị ọc sữa sinh lý, nên cho trẻ bú chậm và ít một để không làm căng dạ dày quá mức.
– Cần đưa trẻ đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc trẻ có thể được kê để điều trị bệnh như: Motilium, Primperan, Omeprazol, Gel de Polysilen…
– Một số trường hợp trẻ bị trào ngược nặng và gây viêm phổi có thể được chỉ định phẫu thuật để chữa lại van giữa thực quản và dạ dày.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)