Biết cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, mẹ sẽ đỡ vất vả hơn. Nhưng làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách? Đây không hẳn là một câu hỏi dễ trả lời với nhiều bà mẹ. Khoảng thời gian 4 tháng tuổi, là khi trẻ có thể đã biết lẫy và một số bé sẽ khoe những chiếc răng sữa đầu tiên. Mẹ cũng không còn phải quá mệt vì thức thâu đêm canh đánh thức bé dậy để cho bú…4 tháng tuổi – trẻ đã có khá nhiều thay đổi so với 1-2 tháng đầu kể từ khi mới ra đời. Và không có cách nào hiệu quả hơn trong việc chăm sóc bé thật tốt, bằng một khởi đầu mẹ hiểu và biết đặc điểm về sự phát triển của bé ở giai đoạn này.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
1.Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
1.1 Bé bắt đầu biết tư duy
Trong quá trình chăm sóc, mẹ có thể cảm nhận được sự phát triển trí não của trẻ. Não bé lúc sinh ra đã có khoảng 100 tỉ tế bào, các tế bào này được kết nối với nhau như não trưởng thành.
1.2 Bé bắt đầu mọc răng
Mọc răng sớm hay muộn thường do di truyền nên răng của bé có thể xuất hiện sớm, cũng có trường hợp lúc mang thai mẹ uống nhiều canxi gây ra tình trạng mọc răng sớm cho trẻ.
Nhiều bé bị sưng nướu hoặc nướu có dấu hiện hằn lên của vết răng sắp mọc cả mấy tuần trước khi răng nhú ra trong khi một số bé khác lại mọc răng ngay mà không có dấu hiệu gì. Mức độ khó chịu khi mọc răng của mỗi bé sẽ khác nhau.
1.3 Bé biết chơi với đồ vật
Trong cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, mẹ thường hay mua đồ chơi và chơi với bé. Lúc này, bé bắt đầu biết nghịch ngợm, biết chơi với đồ vật ví dụ như cầm sau đó thả đồ vật xuống đất để xem bố mẹ có nhặt lên cho bé không. Bé cũng thích mở to miệng cười và ngắm nhìn mọi người xung quanh, nhất là khi mẹ và mọi người ngồi xung quanh bé.
1.4 Bé biết lật
Khi bé được đặt nằm sấp, bé dùng hai tay chống xuống đất để nhấc đầu và vai lên. Tư thế này giúp cơ bé khỏe hơn và giúp bé quan sát xung quanh tốt hơn. Bé sẽ làm mẹ bất ngờ vì giai đoạn này, nhiều bé có thể bắt đầu biết lật. Lần đầu bé lật thường là từ tư thế nằm sấp lật ra nằm ngửa. Bụng bé tròn nên rất dễ lật từ tư thế này.
2. Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Từ những đặc điểm rất tiêu biểu ở trên, chúng ta đều thấy rõ, khi 4 tháng tuổi, bé đã dần biết nhận biết về thế giới xung quanh. Bé lúc này cần được chăm chút theo cách “lớn” hơn và được chăm sóc đủ tốt, để bé phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn thể chất.
Tìm hiểu thêm: Bắt cóc trẻ em bằng cách theo dõi kết bạn với gia đình qua mạng – cha mẹ cần cảnh giác
2.1 Chăm sóc giấc ngủ
Chăm sóc giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi giúp giấc ngủ đi vào ổn định và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể ngủ liền một giấc 6 tiếng vào ban đêm, do đó mẹ cũng không nên lo trẻ đói mà đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú.
2.2 Dạy bé giao tiếp với mọi người xung quanh
Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu có những nhận biết về thế giới xung quanh. Bé nhìn mọi thứ bằng ánh mắt tò mò, muốn khám phá kể cả bóng của bé trong gương.
Trong giai đoạn này, bé dần biết chơi với âm thanh và cười đùa khoái chí. Có thể chăm sóc bé bằng cách nũng nịu, trò chuyện với bé. Mẹ hãy chơi đùa với bé, mô tả cho bé những vật dụng đơn giản cho bé nghe. Trò chuyện nhiều hơn với bé, mẹ sẽ thấy bé sớm biết cách “nói chuyện ” với mẹ.
2.3 Dạy bé biết nắm đồ vật
Trong giai đoạn này, bất cứ vật gì trong tầm tay của bé đều trở thành trò chơi hấp dẫn. Để giúp bé luyện kỹ năng cầm nắm, mẹ có thể đưa cho bé vài món đồ bé thích như xúc xắc, búp bê để bé có thể cầm bằng hai tay, một món đồ chơi phát ra âm thanh hoặc gấu bông. Bé sẽ có khuynh hướng sử dụng một trong hai tay trong một thời gian ngắn rồi sau đó mới đổi qua tay còn lại.
>>>>>Xem thêm: Chụp ảnh cho bé ở Hà Nội tại một số địa điểm nổi tiếng
2.4 Hỗ trợ bé lật và chơi với bé
Như đề cập ở trên, trẻ 4 tháng tuổi đa phần đều bắt đầu lật. Một số bé có thể ngay lập tức lật lại nhưng một số bé đến mấy tuần sau mới có thể lặp lại tư thế này của mình. Mẹ có thể hỗ trợ, tập cho bé bằng cách đặt bé nằm sấp rồi đặt các món đồ chơi ưa thích ngoài tầm với của bé. Bé sẽ cố gắng với đến món đồ, có thể bé sẽ lật lại được lần nữa.
Mỗi ngày, trong thời khóa biểu của hai mẹ con, mẹ nên dành những khoảng thời gian nhất định để chơi cùng bé, mẹ có thể nói chuyện, giao tiếp để cảm xúc của bé dễ bộ lộ hơn. Chơi với bé không chỉ đơn giản là chơi, đây cũng chính là một trong những việc làm cần thiết, liên quan đến chuyện chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, nhằm giúp bé phát triển toàn diện và mạnh khỏe hơn.
2.5 Chế độ dinh dưỡng cho bé
Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, bé vẫn bú mẹ là chủ yếu nhưng nhu cầu của bé đã tăng đáng kể. Số lần bú mẹ của bé có thể giảm nhưng thời gian bú thì tăng lên. Tuy nhiên cũng có bé sẽ bú mẹ nhiều lần hơn, bất cứ khi nào bé đói. Do đó, mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng của bản thân để bảo đảm nguồn sữa cho bé.
Mẹ cũng lưu ý, một số bé ở giai đoạn này đã bắt đầu có dấu hiệu muốn ăn thêm, mẹ cũng có thể bắt đầu nghiên cứu ăn dặm, để chuẩn bị một giai đoạn mới cho bé. Và bước đầu cho sự chuẩn bị này, mẹ có thể làm những món ăn dặm phù hợp, và lỏng để cho bé nếm thử 2-3 thìa/ bữa và một ngày chỉ cần 1 bữa là được. Làm cách này, bé có thêm cơ hội để khám phá thức ăn, phát triển vị giác của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều có thể bắt đầu hành trình ăn dặm từ lúc 4 tháng tuổi. Thời gian cho con ăn dặm, tốt nhất luôn là từ tháng thứ 6 và sớm hơn thì có thể bắt đầu từ cuối tháng thứ 5.
Mẹ cũng thấy cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thực sự không phải là một bài toán khó. Khi mẹ lưu ý những biểu hiện của con ở giai đoạn này, mẹ có thể nhận ra ngay những thay đổi nổi bật của bé. Kem theo đó, những lưu ý cơ bản trong bài viết này, khi được mẹ ghi nhận lại và xem xét kết hợp, chắc chắn bé sẽ có đủ điều kiện để phát triển toàn diện, làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển sau.
Ngọc Huyền tổng hợp