Bé đi ngoài ra máu nhầy là một tình trạng không hề hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, lẫn trẻ nhỏ. Có những nguyên nhân không nghiêm trọng, được điều trị một cách dễ dàng nhưng một số khác lại hết sức nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của các con. Vì thế, bài viết sau đây sẽ giúp các bố mẹ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bé.
Bạn đang đọc: Bé đi ngoài ra máu nhầy – nguyên nhân do đâu mẹ có biết?
Rõ ràng, bé đi ngoài ra máu nhầy không phải là dấu hiệu bình thường. Các mẹ cần quan sát màu sắc phân, lượng máu nhầy cùng các biểu hiện đi kèm khác để xác định nguyên nhân, từ đó có cách chữa trị cho bé hợp lý.
Contents
1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé đi ngoài ra máu nhầy. Theo các chuyên gia y tế thì thường là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
1.1 Hậu môn bé có vết nứt
Ở trẻ sơ sinh, tình trạng vết nứt ở hậu môn không phải là hiếm và không có gì quá nguy hiểm vì hệ tiêu hóa của các bé chưa ổn định. Mặt khác, các lớp niêm mạc vùng hậu môn của bé cũng rất mỏng, dễ bị tổn thương. Chỉ cần có một vết thương, vết nứt nào đó ở niêm mạc bên trong hậu môn cũng có khể khiếnbé sơ sinh đi ngoàicó vết máu. Khi các vết thương, vết xước này khỏi, bé sẽ không còn đi ngoài ra máu nhầy nữa.
1.2 Nhiễm trùng tiêu hóa
Có vô số các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa dẫn đến việc bé đi ngoài ra máu nhầy. Thông thường, nếu máu đi kèm với tiêu chảy, thì thường là biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn shigella, salmonella hoặc campylobacter. Vi khuẩn Streptococcus có thể lây nhiễm vào lớp mô quanh hậu môn, gây viêm và nứt rách ở đó…
1.3 Viêm đại tràng
Nguyên nhân thứ ba khiến bé đi ngoài ra máu nhầy thường là do viêm loét đại tràng (không rõ nguyên nhân, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng). Bệnh này có thể gậy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc nghẽn đường ruột, suy dinh dưỡng, viêm khớp, viêm mắt, viêm da…
Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do viêm ruột hoại tử. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt đối với các bé sinh non vì hệ miễn dịch của các bé sinh non rất kém, các cơ quan dễ bị nhiễm trùng.
1.4 Viêm ruột già
Bé đi ngoài ra máu nhầy có thể do viêm ruột già. Bệnh này gần giống với viêm đại tràng về nguyên nhân (do di truyền, đột biến gen) nhưng khác về bệnh lý và sinh lý học.
1.5 Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến bé đi ngoài ra máu nhầy. Khi thấy phân đi ngoài của con có máu nhưng bé vẫn khỏe bình thường, phát triển tốt, thì không có gì đáng ngại vì hiện tượng máu trong phân thường sẽ tự khỏi. Nhưng tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để có những lời khuyên chuẩn xác.
2. Các cấp độ phân dính máu của bé sơ sinh
Bé đi ngoài ra máu nhầy thường xuất hiện dưới 2 dạng: các đốm, vệt dài hoặc hòa lẫn với phân. Để xác định được tình trạng của con, các mẹ cần kiểm tra xem mức độ chảy máu trong phân là nhiều hay ít vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé.
Nếu bé đi ngoài ra máu nhầy nhưng lượng máu nhầy rất ít thì chỉ ở mức độ nhẹ. Lúc này, bé vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình thường, da hồng hào…
Nếu bé đi ngoài ra máu nhầy liên tục, lượng nhiều, da bé nhợt nhạt, bé có biểu hiện mệt mỏi, vật vã… thì đây là mức độ nặng. Bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám, điều trị đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Cho bé ăn dặm sớm và rủi ro liên quan bạn nên biết
3. Bé đi ngoài ra máu nhầy là bệnh gì?
Một số biểu hiện phân đi ngoài sau đây có thể giúp các mẹ nhận biết cơ bản được bé bị bệnh gì, để sớm đưa trẻ đi thăm khám:
- Bé đi ngoài hơi nhầy, phân xanh sẫm, đồng thời bé khó chịu, quấy khóc khi ăn: có thể do bé bị đói.
- Bé đi ngoài phân màu trắng, nhạt: có thể bé gặp vấn đề về gan hoặc tắc ống mật.
- Bé đi ngoài phân nhầy, màu xanh: có thể nghĩ đến là việc bé bị rối loạn tiêu hóa, sổ mũi, viêm đường hô hấp trên.
- Bé đi ngoài phân sống, có bọt: có thể là do các mẹ cho bé ăn nhiều chất bột, đường.
- Bé đi ngoài phân hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có màu xanh cỏ úa, vàng nhạt, có mùi thối: có thể là do bé ăn quá nhiều.
- Bé đi ngoài khoảng 3, 4 lần/ngày, loãng, màu vàng nhạt, không có chất nhầy: các mẹ nên kiểm tra xem con mình có bị lạnh bụng khi ngủ hay không.
- Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, màu trắng đục , kèm theo nôn ói: rất có thể bé đang bị tả.
- Bé đi ngoài nhiều lần, phân nước lẫn dịch nhầy, nôn nhiều và khóc thét từng cơn: có thể bé đang bị lồng ruột.
- Bé đi ngoài khó khăn, phân ít, cứng: có thể bé bị táo bón.
- Bé đi ngoài nhiều lần (hơn 10 lần/ngày), phân lỏng toàn nước: có thể bé đang bị ngộ độc thức ăn.
Vì thế, các mẹ cũng cần lưu ý xem trường hợp bé đi ngoài ra máu nhầy có thuộc các bệnh lý nói trên hay không để biết cách theo dõi, chăm sóc con tốt nhất.
4. Chẩn đoán và điều trị
Để biết được nguyên nhân chính xác khiến bé đi ngoài nhiều lần, các mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán xác định cụ thể về tình trạng bệnh. Thứ nhất là dựa trên các triệu chứng, cán bộ y tế sẽ đánh giá tình trạng, phỏng đoán nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra máu nhầy.
Sau khi phân tích mẫu phân, các bác sĩ sẽ biết được sự hiện diện của vi rút, vi khuẩn, vi rút; lượng máu, dịch nhầy trong phân của bé. Nếu nghi ngờ bé đi ngoài ra máu nhầy là do bị nhiễm trùng, có thể xét nghiệm máu để chuẩn đoán. Từ đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc bé sao cho hợp lý. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên các mẹ vẫn duy trì cho bé bú bình thường vì đây là cách tốt nhất để đường tiêu hóa của bé hoạt động bình thường, nâng cao hệ miễn dịch cho bé.
Sau đó, các chị em phải kiểm tra lại thức ăn, thức uống của cả mẹ và bé. Các mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh nào phù hợp cho bé nếu nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn.
>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ tập nói theo độ tuổi cực hay mẹ nên áp dụng ngay
Nói tóm lại, tình trạng bé đi ngoài ra máu nhầy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé. Theo đó, các mẹ cần nắm bắt và theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh thông qua phân của con, vì đây là phương pháp quan trọng hàng đầu để phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Hy vọng bài viết này có thể giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng này nói riêng và những thông tin, kiến thức hữu ích về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bé nói chung.
Mỹ Tiên tổng hợp