Quá trình phát triển của trẻ là một cung đường đầy thử thách với cha mẹ. Với những bé trên 1 tuổi vấn đề ăn uống khiến nhiều cha mẹ phải bận tâm.
Bạn đang đọc: Vì sao trẻ thích tự mình ăn cơm, bốc vãi thức ăn và không chịu để mẹ đút thìa?
Thời điểm này, con đang dần phát triển các kỹ năng mới, bộc lộ tính cách nên có nhiều vấn đề xảy ra. Ngay từ chuyện ăn uống, nhiều bé không thích bố mẹ đút thìa nữa mà muốn tự mình ăn cơm như một “đứa trẻ trưởng thành”.
Contents
Tại sao trẻ thích tự mình ăn cơm?
Khi trẻ bước vào giai đoạn 1 – 2 tuổi là thời kỳ bé đang phát triển toàn diện về các kỹ năng, là một trong những bước phát triển trong hành trình phát triển của trẻ. Trong thời gian này, bé có khả năng học hỏi rất nhanh, dường như bé có thể “bắt chước” những hành động của một người lớn rất nhanh, và có mong muốn làm những điều người lớn có thể làm. Ngoài ra, trẻ còn có trí tò mò và hiếu kì rất mạnh. Khi hai yếu tố này kết hợp với nhau, người lớn sẽ cảm thấy vô cùng phiền toái vì nhiều vấn đề.
Việc trẻ thích tự mình ăn cơm, bốc vãi thức ăn và không chịu để bố mẹ đút thìa là tình trạng rất bình thường ở trẻ giai đoạn này. Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, đây giống như một quá trình rèn luyện và thử nghiệm. Trẻ thích tự mình ăn cơm như thực hiện một niềm vui đầy mới mẻ, mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. Vì những cử chỉ của bé còn vụng về và tính cách chưa ổn định, người lớn sẽ cảm thấy điều này thực sự phiền toái.
Đối với những trẻ trước đó ăn dặm theo phương pháp truyền thống hoặc theo kiểu Nhật thì đây thật sự là một cực hình với cha mẹ. Bởi sau mỗi bữa ăn bé sẽ bày ra một bãi chiến trường để cha mẹ dọn dẹp. Nhưng đối với những trẻ ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, bé đã được luyện cầm nắm, bốc nhón, cầm thìa thành thạo thì khi trẻ có thể dễ dàng tự mình ăn cơm.
Cha mẹ cần làm gì để trẻ ăn ngoan và tự lập hơn?
Tìm hiểu thêm: Cơm ngon bổ dưỡng, lợi sữa cho mẹ sau sinh mỗi ngày ( phần 1)
>>>>>Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế mới nhất mẹ hãy tham khảo ngay
Thật sự việc ăn uống của trẻ chưa bao giờ là dễ dàng với cha mẹ. Bởi vậy, khi trẻ muốn tự ăn, không muốn đút thìa, cha mẹ nên tạo điều kiện để con khám phá, tạo cho con một không gian ăn uống vui vẻ, không áp lực nhờ vậy con sẽ ăn ngoan, tự lập và có thể mình tự ăn thìa tốt hơn.
Chuẩn bị tốt bữa ăn
Chuẩn bị trước bữa ăn vô cùng quan trọng. Đầu tiên bạn sẽ cần để bé ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, đặt thức ăn của bé vào khay hoặc bàn ăn trước mặt. Sau đó, bạn cần mặc yếm cho trẻ và hướng dẫn cho bé ăn trước. Bên cạnh đó, để hạn chế thức ăn rơi vãi và tiết kiệm thời gian sau khi bé ăn xong, bạn nên trải nhiều tấm báo xung quanh khu vực bé ngồi ăn. Bạn nên cho bé sử dụng bộ đồ ăn an toàn, không quá sắc nhọn hoặc có những góc cạnh không được gia công cẩn thận.
Chia khẩu phần ăn
Chia khẩu phần ăn giúp cho bé hiểu được khẩu phần ăn của riêng mình và mình toàn quyền ăn hết phần ăn đó. Bên cạnh đó, việc làm đó còn đảm bảo vệ sinh mỗi lần ăn, vì bé sẽ tự ăn nên nếu lượng thức ăn trong tô hay đĩa vừa phải thì sẽ không bị rơi ra ngoài.
Chế biến thức ăn phù hợp
Mẹ cần sơ chế và chế biến thức ăn phù hợp với trẻ, giúp bé dễ dàng tự tập ăn. Với các món rau củ, tốt nhất là mẹ nên cắt hạt lựu nhỏ để bé có thể tự múc lên bằng muỗng. Như vậy, bé sẽ có cảm giác mình đã thành công với việc cần muỗng tự ăn.
Cho trẻ ăn đủ
Khi thấy bé bắt đầu không muốn ăn nữa, bé không cho thức ăn vào miệng mà đòi tự mình đút cho người khác, hoặc dùng muỗng để chọc khuấy đồ ăn, bạn biết rằng đã đến lúc kết thúc bữa ăn của bé.
Nếu bạn cứ để bé tiếp tục ngồi trên bàn ăn, thay vì cho bé ngừng bữa ăn, bé có thể gây nên những trò “lố” thực sự, như bé sẽ quăng muỗng đi, hoặc đổ đồ ăn trong đĩa, chén ra ngoài, thậm chí dùng chén úp lên đầu.
Để cho bé hiểu rằng việc cầm thìa tự xúc ăn là một việc rất quan trọng, cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn cho bé. Đặc biệt cha mẹ không nên cáu gắt với bé khi con làm rơi vãi thức ăn ra sàn nhà xung quanh. Mặt bé có thể dơ bẩn, người bé có thể lấm lem vì thức ăn nhưng sau mỗi bữa ăn bé sẽ khám phá những điều thú vị trong đó.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)