Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan cần điều trị dứt điểm cho trẻ nếu không muốn trẻ bị viêm mũi mãn tính. Vì sao trẻ lại bị ngạt mũi về đêm dù ban ngày không bị và mẹ nên làm thế nào để trị dứt điểm tình trạng này?
Bạn đang đọc: Vì sao trẻ sơ sinh thường bị ngạt mũi về đêm và cách hay giúp trị dứt điểm tình trạng này
Contents
1. Nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm
Nhiều trẻ không bị hắt hơi, tắc mũi vào ban ngày nhưng lại thường xuyên bị ngạt mũi về đêm dẫn đến khó thở, ngủ không ngon và quấy khóc. Các mẹ cần phải cẩn thận trong trường hợp này vì nếu để lâu sẽ trở thành viêm mũi mãn tính.
Theo đó, một số nguyên nhân chủ yếu do:
– Trẻ bị cảm cúm do virus khiến bé ho và ngạt mũi.
– Viêm xoang mũi ở trẻ sơ sinh cũng chính là nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.
– Trẻ mọc răng nên cũng bị ngạt mũi do khi mọc răng sẽ tạo áp lực lên dây không thần kinh miệng, mũi khiến bé khó thở hơn.
– Mũi trẻ có chất dịch khô dầy kín gây tắc mũi.
– Trẻ bị dị ứng thức ăn nên mũi khó chịu, khó thở.
– Phòng trẻ ở không được vệ sinh, nhiều bụi, quá kín cũng khiến trẻ ngạt thở.
– Trẻ hít phải khói thuốc lá nên ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp.
2. Cách xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm
Tìm hiểu thêm: Thai 2 tháng phá bằng thuốc được không?
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đầy đủ dành cho mẹ
Chữa ngạt mũi sinh lý
– Cải thiện môi trường trong nhà
Dù nhà bạn chật hay rộng, có nhiều cửa sổ hay không thì hãy luôn giữ cho không khí trong phòng sạch thoáng, vệ sinh. Đặc biệt cần vệ sinh các chỗ khuất trong nhà thường xuyên để diệt nấm mốc. Trong đó, nếu gia đình sử dụng điều hòa hay máy sưởi thì hãy vệ sinh định kỳ, nhiệt độ nên để khoảng 27 – 28 độ C để nhiệt độ không quá lạnh khiến trẻ dễ ngạt mũi.
– Lựa chọn đồ ngủ dài, rộng, chất liệu thấm hút
Thời tiết về đêm thường lạnh hơn ban ngày do đó, khi cho trẻ ngủ mẹ nên mặc quần áo dài và rộng, chất liệu cotton cho trẻ. Tuyệt đối không mặc áo sát nách đi ngủ vì sẽ khiến trẻ dễ bị lạnh và ho, ngạt mũi.
Nếu trời lạnh, mẹ có thể để nhiệt độ phòng ấm, đi ngủ mặc quần áo dài và đắp chăn mỏng. Nếu không có máy điều hòa hay lò sưởi mẹ có thể cho bé ngủ trong túi ngủ hoặc mặc đồ ngủ pijama để ngủ.
Chữa trẻ ngạt mũi do bệnh lý
Nếu mẹ đã áp dụng cách trên nhưng trẻ vẫn ngạt mũi thì có thể trẻ đang bị viêm đường hô hấp và cần xử lý như sau:
– Mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Mẹ có thể yêu cầu trẻ xì mũi nếu đã lớn. Đối với trẻ nhỏ thì sau khi nhỏ nước muối sinh lý mẹ có thể hút dịch mũi ra.
– Hút dịch mũi bằng cách dùng dụng cụ hút mũi để hút. Mẹ nhớ rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch sau khi hút xong để tránh dụng cụ hút mũi nhiễm khuẩn và gây bệnh cho trẻ.
– Ngoài cách trên, mẹ có thể xông hơi cho trẻ bằng cách pha 2 – 3 giọt dầu tỏi, oải hương hoặc bạc hà với một bát nước nóng. Sau đó cho bé hít thở trong hơi nước nóng để làm dịch đờm trong mũi dễ thoát ra ngoài. Hoặc mẹ có thể pha nước tắm nóng với tinh dầu, đậy kín cửa nhà tắm để hơi nước bốc lên. Như vậy bé có thể xông toàn thân và nhanh khỏi bệnh hơn.
– Cho bé uống nhiều nước để giúp dịch mũi loãng và dễ hút dịch ra ngoài. Cơ thể đủ nước cũng giúp bé tăng sức đề kháng phòng bệnh.
Ngạt mũi về đêm thực sự không dễ chịu chút nào, do đó mẹ hãy ôm ấp vỗ về cho bé ngủ say. Khi cho bé ngủ mẹ nhớ kê gối cao đầu để bé dễ thở.
Nếu mẹ đã áp dụng những cách trên nhưng bé không có hiện tượng thuyên giảm thì hãy đưa bé đi gặp bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc ở ngoài trị bệnh cho bé vì có thể khiến bệnh giảm triệu chứng nhưng không giảm được tận gốc nguyên nhân.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)