Tuần thứ mấy thai nhi quay đầu? Đây luôn là câu hỏi chung của các mẹ bầu khi chuẩn vì vào giai đoạn vượt cạn. Bé quay đầu sớm có tốt? bé ở ngôi thai nào thì thuận lợi cho sinh thường? Có lẽ các mẹ bầu đều không khỏi lo lắng, đặc biệt đối với những mẹ mang thai lần đầu không thể trảnh khỏi sự hồi hộp. Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về vấn đề này, cũng như thời điểm bé “chuyển mình” và các điều cần thiết mẹ nên làm vào giai đoạn này nhé.
Bạn đang đọc: Tuần thứ mấy thai nhi quay đầu và phương pháp nào giúp bé quay đầu thuận tốt hơn?
Thời điểm sắp sinh là lúc tâm lý mẹ bầu có nhiều thay đổi, mẹ lo lắng và hồi hộp nhiều không biết mình và còn đã sẵn sàng để vượt cạn chưa. Với mỗi mẹ bầu trẻ, lại có thời điểm quay đầu khác nhau.
Contents
1. Thai bao nhiều tuần bé sẽ quay đầu
Theo kinh nghiệm dân gian và thông tin từ bác sĩ, với con so thì thai nhi sẽ quay đầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn từ trẻ thứ 2 trở đi, thì thời điểm bé xoay đầu muộn hơn từ 1-2 tuần, nghĩa là vào tuần 36-37 của thai kỳ. Đây là các trường hợp phổ biến, tuy nhiên một số mẹ bị u xơ tử cung hay mắc bệnh về sinh sản, dễ khiến thai quay đầu thường xuyên, ngôi thai bất ổn định.
2. Thai nhi trở mình ở tư thế nào thì tốt mẹ tốt con
Tư thế tốt nhất để bé dễ dàng chui đầu ra khỏi bụng mẹ trong quá trình chuyển dạ là ngôi thai đầu – vị trí đầu bé chúc xuống dưới và gáy quay về phía bụng mẹ. Vị trí này xem ra là vị trí thuận lợi nhất, để bé đi qua đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng, theo đà trượt ra ngoài trong lúc mẹ gắng sức chuyển dạ. Khi bé ở vị trí xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) của bé cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.
Một số bé tuy nằm ở tư thế ngôi đầu, nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của mẹ thì được gọi là ngôi sau. Ở tư thế này, mẹ và bé có thể gặp phải một số trường hợp xấu:
- Vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.
- Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cả cơn co tử cung hay không).
- Thời gian chuyển dạ lâu hơn bình thường.
- Có thể phải dùng đến các thủ thuật để lấy thai ra như phooc-sep hay giác hút.
Trong trường hợp này, thai phụ thường cảm thấy rất khó chịu vì vậy mà mẹ cần đổi tư thế, chuyển qua tư thế bò để giúp đầu của bé rời khỏi cột sống, và giảm đau lưng. Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể tự xoay 180 độ để trở về tư thế tốt nhất, giúp bé chui đầu ra dễ dàng. Lúc này khi sinh ra mặt bé sẽ quay lên trên. Trong trường hợp bé không xoay đầu mà giữ nguyên vị trí thì cần phải dùng đến thủ thuật phooc-sep hay giác hút để kéo bé ra ngoài
3. Mách nước mẹ cách “khuyến khích” bé quay đầu
Có lẽ điều gì khiến thai nhi quay đầu trước là mối quan tâm và mong muốn của nhiều mẹ bầu, vì dù bé có ngôi thai đầu, nhưng bé ở tư thế ngôi sau thì cũng gây nhiều khó khăn cho mẹ, trong quá trình sinh nở. Blogtretho.edu.vn xin mách nước cho các mẹ một cách giúp bé quay đầu thuận:
3.1. Để đầu gối thấp hơn hông
- Chiếc ghế bạn thường xuyên ngồi phải đảm bảo luôn khiến người bạn ngã về phía trước, đầu gối thấp hơn hông.
- Với các mẹ bầu làm văn phòng, việc thay đổi tư thế và đi lại thường xuyên sẽ tốt hơn.
- Mẹ có thể tập bò 4 chân 10 phút mỗi ngày trong thời gian thư giãn hoặc xem tivi.
- Nếu mẹ ngồi ghế oto, nên đặt một chiếc gối lên ghế ô tô để giúp nâng bàn tọa lên, phần hông cao hơn phần đầu gối
Tìm hiểu thêm: Thai nhi 36 tuần và sự hồi hộp về thời gian chuẩn bị lâm bồn của mẹ
3.2 Lau sàn nha
Tư thế lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Khi vận động trong tư thế này, cơ thể thai nhi sẽ dịch chuyển về phía bụng thay vì bám vào cột sống của mẹ.
3.3 Tư thế nằm hợp lý
Mẹ nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên để kích thích bé thay đổi theo. Khi mẹ thường xuyên nằm ngửa, bé cũng tự nhiên quay đầu xuống phần hông. Chỉ khi mẹ ở tư thế nghiêng thì bé mới chuyển mình và thay đổi vị trí từ ngôi sau ra ngôi trước.
3.4 Bài tập thể dục cho hông
Những bài tập trong các tuần cuối thai kỳ giúp mẹ dễ sinh hơn. Đặc biệt, từ tuần 37 trở đi, các bài tập thể dục vận động cả tay lẫn chân sẽ giúp ngôi thai bé ở vị trí lý tưởng và thuận lợi cho việc sinh con. Các mẹ có ngôi thai chưa thuận, nên thường xuyên tập các động tác tay chân 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút để giúp thay đổi ngôi thai theo ý muốn.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu thèm chua sinh con trai hay gái?
Các cơ co bóp tử cung ở các tuần cuối này cũng hổ trợ để bé có vị trí ngôi thai tốt.Tuần mấy thai nhi quay đầu không còn là vấn đề quan trọng khi mẹ đã trang bị cho mình một tâm lý tốt và một cơ thể khỏe mạnh. Các mẹ đừng quá lo lắng khi ngôi thai ở vị trí chưa như mong đợi, mà hãy giữ tâm lý thật thoải mái và chăm chỉ thực hiện các bài tập vận động, để giúp bé quay đầu thuận tốt hơn nhé.
Khả Anh tổng hợp