Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là một bệnh lý thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ, thế nhưng nhiều trường hợp nó lại dai dẳng, gây khó chịu cho cho trẻ. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ra mồ tay chân, để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp các mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân và các phương pháp điều trị mẹ nên ghi nhớ
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân còn làm cơ thể trẻ bị mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi. Nếu không chữa trị từ sớm, bệnh sẽ theo trẻ đến khi trẻ trưởng thành.
Contents
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có 2 quan niệm khác nhau như:
- Theo Tây y việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể bị rối loạn.
- Theo Đông y (y học cổ truyền) trẻ nhỏ bị ra mồ hôi chân, tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khi ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân còn do sự tác động của các yếu tố: cảm xúc, do vị giác… Ngoài ra, trẻ càng hiếu động thì tuyến mồ hôi càng hoạt động mạnh dẫn tới trẻ càng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu cũng là một nguyên nhân làm cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có thể do yếu tố di truyền. Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Vậy các biểu hiện khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là gì?
2. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh. Có nhiều trẻ, mồ hôi chảy thành giọt như vừa rửa tay rửa chân xong. Sau khi trẻ ra mồ hôi tay chân, trẻ có cảm giác lạnh hơn. Bệnh có thể biểu hiện nặng là mồ hôi toát ra liên tục một cách không tự chủ.
Đối với trường hợp nặng hơn, trẻ không chỉ ra nhiều mồ hôi ở tay, chân mà còn có mồ hôi ở gáy, đầu, lưng,…Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân còn kèm theo triệu chứng như: trẻ giật mình khi ngủ , rụng tóc sau. Chắc các mẹ sẽ rất băn khoăn không biết có phương pháp nào điều trị chứng ra mồ hôi tay chân cho bé nhà mình hay không. Cùng tham khảo một số cách điều trị ở mục tiếp theo sau đây mẹ nhé.
3. Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh ra mồ môi tay chân
Cách điều trị theo phương pháp đông y rất thích hợp để điều trị chứng bệnh trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân. Bởi cách thực hiện sẽ nhẹ nhàng hơn, nguyên liệu cũng dễ kiếm hơn, chẳng hạn như:
3.1 Điều trị bằng lá lốt
Với những trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân, có thể dùng lá lốt cắt cả cây cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch. Sau đó, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống để một tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân cho trẻ. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân, tay của trẻ vào nồi nước ấm đó, mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần.
3.2 Điều trị bằng muối
Ngoài lá lốt, mẹ còn có thể cho trẻ ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối theo tỉ lệ: 1 bát nước sôi + 3 bát nước lạnh và 1 thìa canh muối hạt, ngoài ra có thể thêm xác trà vào ngâm chung, mỗi ngày ngâm 1 – 2 lần, mỗi lần từ 10 – 15 phút.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách
3.3 Điều trị bằng lá trà (chè) xanh
Đun sôi 1 lít nước với 5 túi trà hoặc lá trà xanh. Sau đó dùng nước này cho bé ngâm tay, chân khoảng 30 phút. Chất tanin có trong lá trà xanh sẽ làm se khít bề mặt da tay, chân. Từ đó hạn chế tiết mồ hôi cho trẻ.
Ngoài ra, còn có thể dùng túi trà cho bé cầm trong tay hoặc đặt lên bàn chân trong vòng 10-15 phút cũng có tác dụng tương tự.
3.4 Điều trị bằng cồn y tế (nên tham khảo ý kiến bác sĩ)
Dùng bông gòn thấm cồn y tế sau đó lau sạch tay, chân cho bé. Cách này sẽ có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, nhờ đó hạn chế việc tiết mồ hôi. Hoặc các mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch nhôm cholorhydrate thay thế cồn đều được. Tuy nhiên ở trường hợp này, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi điều trị cho bé nhé.
4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân
Để hạn chế trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân cho bé, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như: bông cải xanh, hành trắng, thịt bò, gan,…
Tuyệt đối không sử dụng chất khử mùi hoặc phấn thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp vào vùng cơ thể bị ra mồ hôi.
Nếu mẹ áp dụng các cách trên trong một thời gian mà tình trạng của trẻ không thuyên giảm, lúc ấy có thể đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
>>>>>Xem thêm: Sự phát triển của bé 11 tháng tuổi và điểm nhấn đáng chú ý
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt của trẻ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sau này. Vì thế mẹ nên điều trị sớm cho trẻ để sớm khắc phục được chứng ra mồ hôi tay chân một cách hiệu quả. Qua bài viết trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng đã gửi đến các mẹ những thông tin thật sự hữu ích liên quan đến bệnh, cũng như cách điều trị tại nhà cho trẻ an toàn. Chúc các mẹ áp dụng thành công, để giữ cho đôi chân tay của trẻ thêm khô ráo, ấm áp và mềm mịn hơn nhé.
Ngọc Huyền tổng hợp