Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày là chuyện sức bình thường. Nếu con không có những dấu hiệu bất thường như nôn trớ, khóc quấy, đau bụng, người mệt mỏi,… thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Bởi vì đây là một trong những bệnh lý thường xảy ra với trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày và những điều mẹ cần lưu ý
Nhiều mẹ khi thấy trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày thường luống cuống và lo sợ con đang mắc bệnh lý nguy hiểm gì. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nếu con vẫn ăn, bú sữa tốt, chơi đùa vui vẻ thì mẹ không cần đưa bé đến các bệnh viện, vì đây là việc xảy ra thường xuyên đối với con trẻ.
Contents
1. Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không?
Khi con bú mẹ hoàn toàn thì thường đi ngoài 3 đến 5 lần/ngày. Nếu trẻ sử dụng sữa bò, váng sữa… thì số lần đi ngoài sẽ ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ và nặng mùi hơn rất nhiều.
Việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày là điều rất bình thường và trường hợp này xảy ra khá nhiều với mọi đứa trẻ. Hãy đảm bảo con phát triển và sinh hoạt bình thường là an tâm rồi. Tuy nhiên, nếu con đang bị táo bón thì mẹ cần phải có phương án giải quyết phù hợp.
2. Một số lưu ý khi trẻ bị bón không đi ngoài được
2.1 Dấu hiệu trẻ bị táo bón
Nhìn chung khi con bị táo bón thì sẽ có một số dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Bụng bé cứng, chướng lên và đầy hơi. Điều này do thức ăn tiêu hóa nhưng không được thải ra bên ngoài nên gây cảm giác khó chịu cho con.
- Con không thích ăn và quấy khóc vào ban đêm. Táo bón lâu ngày, chất độc trong cơ thể không được thải ra mà còn bị hấp thụ lại, khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn.
- Phân của con khô, rắn và khá cứng.
- Khi con đi ngoài sẽ khó chịu, thậm chí khóc lên vì đau, mặt đỏ tía tai, mồ hôi rơi nhiều.
2.2 Cách phòng tránh bệnh táo bón
Dựa vào những dấu hiệu táo bón liên quan, mẹ có thể tìm cách cải thiện cho con. Với trẻ sơ sinh bị táo bón thì mẹ cần cho bé uống thêm 100 – 200 ml nước/ngày nếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi và 200 – 300 ml nước/ngày nếu là trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Đối với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Nhiều mẹ ăn nhiều chất béo, chất đạm, đồ chiên nhưng lại ít ăn rau xanh, củ, quả, trái cây nên sữa bị “nóng” khiến con bị táo bón. Đừng quên uống thật nhiều nước nữa nhé. Đặc biệt các loại trái cây như đu đủ, chuối, lê, mận,… giúp nhuận tràng tốt, bổ sung chất xơ cho trẻ rất cao.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá nước yến sào Khánh Hòa Sanet được mẹ bỉm sữa ưa chuộng nhất
Với những trẻ đang trong thời kì ăn dặm thì mẹ có thể cho con sử dụng mận khô xay nhuyễn. Loại sản phẩm này có nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt. Ngoài ra, mẹ có thể cho con tắm nước ấm và đừng quên đặt một chiếc khăn ấm lên bụng của con. Nước ấm giúp trẻ thư giãn và kích thích nhu động ruột rất hiệu quả.
Massage bụng cho bé cũng rất hữu hiệu khi con đang bị táo bón. Mẹ có thể sẽ rất bất ngờ bởi tác dụng của việc này. Mẹ hãy massage thật nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, việc này hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Không nên massage cho bé khi đang mới ăn sữa/ ăn thức ăn quá no.
3. Khi nào nên đưa con đến bác sĩ?
Khi thực hiện tất cả phương pháp trên nhưng không hiệu quả, mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, và xem nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón là gì. Đối với một số trường hợp thì táo bón có thể làm ruột bị tắc nghẽn và ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nếu con bị táo bón, còn kèm theo một số dấu hiệu bất thường thì mẹ cần đưa con đến bác sĩ phải càng nhanh càng tốt.
>>>>>Xem thêm: Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách như thế nào?
Hy vọng với bài viết này việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày không còn là nỗi lo của mẹ. Nắm được những lưu ý cần thiết, chắc chắn mẹ cũng bình tĩnh hơn để tìm ra cách khắc phục tình trạng táo bón cho con. Sau một tuần cố gắng khắc phục, nếu tình trạng táo bón của con không thuyên giảm, thì mẹ phải lập tức đưa con đến bệnh viện thăm khám, bác sỹ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất để chữa cho con nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp