Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

Rate this post

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bất an, bởi điều này liên quan đến sức khỏe con. Các mẹ muốn có thêm kiến thức về vấn đề này, thêm bình tĩnh và yên tâm chăm sóc con tốt hơn, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích như nội dung đề cập dưới đây nhé. 

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có gây nguy hiểm không?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là tình trạng bé đi ngoài liên tục ở dạng nước hoặc dạng lỏng với tần suất 3 lần/ngày có khi đến 10 lần/ngày.

1.1 Đi ngoài nhiều lần do nhiễm trùng đường ruột

Có thể nói rằng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày do nguyên nhân này phổ biến nhất. Đó là tình trạng virus, kí sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công trực tiếp vào đường ruột của bé. Virus này có thể tự khỏi và không cần phải điều trị ở một số trẻ. Trong trường hợp bé bị quá nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh ở liều phù hợp và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nhiễm trùng đường ruột có thể do kí sinh trùng trong sữa công thức gây nên. Vì vậy, mẹ cần cẩn thận khi pha sữa, làm sạch bình bú cho con.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

1.2 Dị ứng với thực phẩm

Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh là protein có trong sữa công thức. Đối với những bé trên 6 tháng tuổi bắt đầu quá trình ăn dặm thì có thể nhiễm khuẩn bởi thức ăn đóng hộp. Vì vậy, mẹ nên nấu sôi, làm sạch thực phẩm thật kĩ càng.

1.3 Tình trạng rối loạn tiêu hóa

Nhiều phụ huynh cho rằng tiêu chảy được xem như là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một số trẻ bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả đường ruột. Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện và khá nhạy cảm chính vì vậy dễ gây ra tình trạng này.

Tìm hiểu thêm: Bụng trẻ sơ sinh sôi mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

Các bậc phụ huynh cần chú ý rằng, tiêu chảy có thể xảy ra khi bạn bắt đầu thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc bước vào giai đoạn ăn dặm. Nhìn chung khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, dưỡng chất trong thức ăn không đi vào máu mà lại nằm trong ruột, dẫn đến tình trạng thiếu chất, dạ dày không tiêu hóa được nên bị đau bụng, tiêu chảy.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày phải làm gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy mẹ hãy cho con bú sữa hoặc uống nhiều sữa hơn bình thường, nhằm cung cấp lại lượng nước đã mất. Ngoài việc bổ sung sữa mẹ hay sữa công thức thì các mẹ có thể cho con uống thêm 100 – 200 ml nước/ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh tay sạch sẽ khi thay tã và cho con bú.

Tiêu chảy là một căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Do đó các mẹ nên có những biện pháp an toàn trong suốt quá trình nuôi dưỡng con trẻ. Nếu con uống sữa công thức, hãy chú trọng nguồn nước pha sữa, cũng như không cho trẻ uống kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sỹ. Tất cả liều thuốc uống đều phải thực hiện nghiêm ngặt và theo chỉ dẫn của bác sỹ, bởi vì uống không đúng quy định sẽ dễ gây ra tiêu chảy cho bé, hoặc có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng thêm.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?

>>>>>Xem thêm: Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần sẽ trở thành nghiêm trọng, nếu mẹ thấy trẻ bị đi ngoài trên 2 ngày không có dấu hiệu giảm sút. Bên cạnh đó, tình trạng nghiêm trọng cũng thể hiện ở việc, trẻ khóc khi mẹ ấn tay vào bụng, trẻ bị nôn và không chịu bú sữa, ăn uống, hay trong phân của trẻ có lẫn máu. Kèm theo đó có thể trẻ bị sốt cao hay có dấu hiệu mất nước nặng: khóc không có nước mắt, lưỡi khô, mắt trùng xuống so với bình thường…Trẻ có nhiều trong số các dấu hiệu như trên, mẹ phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Nhìn chung, vấn đề trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày xảy ra với khá nhiều trẻ hiện nay. Mẹ hay theo dõi tình trạng của trẻ thật kỹ và bình tĩnh xử lí. Nếu tình trạng của con không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất, bác sỹ sẽ có phương án điều trị kịp thời, giúp con mau chóng bình phục.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *