Trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ môi mẹ nên làm gì?

Rate this post

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các mẹ không hiếm gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ môi. Thực tế, tình trạng này dễ khắc phục, nhưng nếu ba mẹ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô môi đúng cách, thường sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, làm bé khó chịu, quấy khóc. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm bé bị khô môi hiệu quả qua bài viết sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ môi mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ môi mẹ nên làm gì?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi

Trẻ sơ sinh bị khô môi hay thậm chí nứt nẻ, rộp môi thường khiến ba mẹ lo lắng trẻ sẽ bị đau, khó chịu,… Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh như:

  • Bú bình không đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bú bình không đúng cách, khiến khớp ngậm không đúng làm môi trẻ ma sát với núm ti của bình khá nhiều, gây nên tình trạng khô môi và bong da ở môi của trẻ.

  • Trẻ bị thiếu nước

Trẻ sơ sinh bị khô môi có thể do nguyên nhân là thiếu nước do bú không đủ lượng sữa.

  • Thời tiết lạnh, không khí hanh khô

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi.

Khi vào mùa lạnh, không khí có độ ẩm thấp khiến da của trẻ sơ sinh đặc biệt là da môi để bị mất nước và dẫn đến việc bị khô môi.

  • Thiếu chất

Ngoài những lý do trên, trẻ sơ sinh bị khô môi cũng có thể do cơ thể bị thiếu vitamin nhóm B. Do đó có biểu hiện trẻ sơ sinh bị khô môi.

Tìm hiểu thêm: Cách dạy bé tập nói các con vật đơn giản mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ môi mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị khô môi nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng nặng hơn như nứt nẻ, rỉ máu gây đau đớn khó chịu cho trẻ và làm cho trẻ biếng bú, biếng ăn. Vì vậy, ba mẹ hãy quan tâm đến trẻ nhiều hơn, để có thể sớm phát hiện tình trạng khô môi ở trẻ và chăm sóc đúng cách nhé.

2. Trẻ sơ sinh bị khô môi cần được chăm sóc đúng cách

Khi trẻ sơ sinh bị khô môi trước hết ba mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi ở trẻ, để từ đó có thể có chế độ chăm sóc phù hợp, giúp trẻ sơ sinh mau chóng hết bị khô môi, cũng như phòng ngừa trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ trở lại.

Ba mẹ nên xem lại việc trẻ bú bình có đúng cách hay không. Phải cho trẻ ngậm đúng khớp thì khi trẻ bú mút sẽ không làm da môi bị khô và tổn thương nữa. Ngoài ra, việc bú đúng tư thế còn giúp trẻ sơ sinh bú được nhiều hơn vì không phải nuốt không khí vào bụng nữa. Nhờ đó mà tình trạng đầy hơi, trào ngược ở trẻ sơ sinh cũng được cải thiện.

Ba mẹ cũng nên kiểm tra xem lượng bú của trẻ sơ sinh có đủ hay không để tránh tình trạng vì thiếu nước mà làm trẻ sơ sinh bị khô môi. Với trẻ dưới 6 tháng ba mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ bằng cách tích cực cho trẻ bú nhiều hơn. Còn với trẻ sơ sinh trên 6 tháng ba mẹ có thể bổ sung thêm nước lọc, nước trái cây cho trẻ.

Khi vào mùa lạnh, ba mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm nước cho trẻ để tránh trẻ bị mất nước do thời tiết hanh khô. Ba mẹ cũng không nên cho trẻ ở trong phòng máy lạnh quá nhiều vì sẽ khiến da trẻ bị thiếu độ ẩm, và dẫn đến tình trạng khô da, khô môi.

Trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ môi mẹ nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần biết

Ba mẹ nên bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là vitamin nhóm B để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi do thiếu vitamin B. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B có thể kể đến như rau xanh lá, gan, trứng, cá, sữa, các loại hạt,… Với trẻ bắt đầu ăn dặm thì ba mẹ có thể bổ sung vitamin B cho trẻ bằng cách chế biến thức ăn cho trẻ với với các loại thực phẩm giàu vitamin B này. Còn với trẻ còn bú mẹ, thì mẹ hãy bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B như trên cho mình, để tạo ra nguồn sữa dinh dưỡng đủ chất cho con.

Ngoài ra, ba mẹ nên lưu ý khi trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ thì ba mẹ không được bóc phần da bị bong ra vì sẽ khiến trẻ đau đớn hơn. Ba mẹ hãy để da môi trẻ tự bong thì an toàn hơn. Như vậy,  Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin gồm nguyên nhân cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô môi khá chi tiết. Hy vọng rằng những thông tin tổng hợp này sẽ giúp ích cho ba mẹ thật nhiều, để chăm con được tốt hơn. Chúc ba mẹ thành công.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *