Trẻ sơ sinh bị đờm là tình trạng rất thường gặp. Hầu như bà mẹ nào cũng lo lắng, thậm chí lúng túng trong cách xử lý khi con bị đờm. Trẻ bị đờm có thể do nhiều nguyên nhân và có các cách khác nhau để mẹ cải thiện tình trạng này cho con. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng bị đờm ở trẻ, cũng có các lưu ý quan trọng liên quan mẹ cần biết.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị đờm và những lưu ý liên quan mẹ nên biết
Khi trẻ nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng bị cảm hay các bệnh về hô hấp, tác dụng phụ thường kèm theo là đờm, một lượng đờm hay chất nhầy trong cổ họng có thể khiến bé dễ bị nghẹn thở, nôn hay ho.
Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị đờm kéo dài dai dẳng hoặc làm bé khó thở, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay nhé. Và dưới đây là một số chú ý quan trọng mẹ nên tham khảo qua.
Contents
1. Đối với các loại thuốc không theo toa
Không có loại thuốc kháng histamine, thuốc chống ho, đờm hay thuốc thông mũi không kê toa nào được chấp thuận cho trẻ em dưới 4 tuổi sử dụng. Các sản phẩm này có hại cho bé và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nếu dùng cho bé. Vì vậy, mẹ cần phải rất cẩn thận với các loại thuốc được cho là giúp thông đờm cho trẻ, nhưng lại không theo toa chỉ định của bác sỹ. Tốt nhất, khi trẻ bị đờm và cần sử dụng thuốc, bố mẹ chỉ nên sử dụng các loại thuốc theo toa được chỉ định sau thăm khám để bảo đảm an toàn cho trẻ.
2. Bình xịt mũi và nước muối
Xịt hoặc nhỏ nước muối (dành cho bé) có thể giúp làm loãng dịch nhầy, đờm chảy vào họng bé bằng đường mũi. Để thực hiện, bạn đặt bé nằm ngửa và đưa đầu bình xịt vào trong lỗ mũi của bé. Tốt nhất là bóp thành giọt vào mũi bé thay vì phun sương. Bạn có thể làm điều này bằng cách bóp nhẹ và từ từ bình xịt thay vì bóp mạnh và nhanh, vì nếu bóp nhanh bình sẽ xịt sương hơn là tạo giọt. Bạn lặp lại thao tác với lỗ mũi bên kia và để bé nghỉ vài giây.
Dùng một xy lanh có bóng bóp cao su để hút phần đờm đã được làm lỏng ra ngoài bằng cách đưa xy lanh vào mũi bé (chỉ đưa đầu xy lanh vào một khoảng ngắn khoảng hơn nửa cm hoặc ¼ inch) trong khi bóng đang được bóp, sau đó thả nhanh bóng bóp ra. Hãy thận trọng khi đưa đầu xy lanh vào mũi bé, tốt nhất bạn hãy hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi thực hiện việc hút đờm cho bé. Với hướng dẫn đầy đủ đi kèm với thực hành thì đây có thể là một cách an toàn và hiệu quả để lấy đờm cho bé. Bạn hãy rửa sạch xy lanh bằng nước nóng, xà phòng và giữ khô giữa các lần sử dụng. Nếu xy lanh được dùng giữa các lần nhiễm khuần khác nhau, hoặc dùng cho nhiều trẻ thì hãy rửa kỹ bằng cồn hoặc giấm để diệt mầm bệnh, sau đó rửa lại nhanh bằng nước ấm.
Tìm hiểu thêm: Cách tránh thai nào sau khi quan hệ cho hiệu quả cao
3. Tăng độ ẩm
Độ ẩm trong không khí có thể giúp bé dễ ho ra đờm hơn. Việc đặt một máy tạo độ ẩm không khí ấm hoặc mát trong phòng bé có thể cung cấp thêm độ ẩm không khí cần thiết. Máy tạo độ ẩm mát thường được ưu tiên hơn do nguy cơ bị bỏng đối với máy tạo độ ẩm ấm cao hơn. Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh gây ra đờm mà loại máy mát hay ấm sẽ có tác dụng hơn. Đối với một cơn ho khan, khô thì máy tạo độ ẩm ấm sẽ hiệu quả hơn và máy tạo độ ẩm mát sẽ giúp bé bị ho với nhiều đờm lỏng dễ chịu hơn. Một số lựa chọn khác để làm tăng độ ẩm là đun sôi một nồi nước trên bếp trong vài giờ hoặc bế bé vào phòng tắm kín với vòi nước nóng đang mở. Cách này giống như mẹ cho bé xông hơi vậy.
4. Các loại tinh dầu
Nhiều loại tinh dầu khác nhau có thể dùng để làm loãng đờm ở trẻ và giúp trẻ thở dễ hơn. Tuy nhiên không nên để bé nuốt hay hít vào những loại này trừ khi bạn được chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia về thảo dược đủ điều kiện hướng dẫn cụ thể. Bạn có thể cho thêm tinh dầu khuynh diệp, bạc hà cay hoặc bạc hà lục vào máy tạo độ ẩm, nồi nước đang đun hoặc bồn tắm đang mở vòi nước nóng để tạo hơi ẩm nhẹ nhàng, bé hít vào một cách tự nhiên sẽ giúp cải thiện được tình trạng nghẹt do đờm.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh như thế nào mẹ có biết?
5. Một số lựa chọn khác
Bạn nên tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình trong thời gian bé bị bất cứ bệnh gì kể cả bị đờm để cung cấp đủ nước cho bé. Nâng cao nôi bé nằm lên một chút cũng có thể giúp bé dễ thở hơn. Bạn hãy đặt một chiếc gối mỏng dưới nệm nằm của bé hoặc kê cao đầu nôi của bé bằng hai quyển sách lớn hoặc một miếng gỗ. Tuyệt đối không đặt trực tiếp vật gì dưới người để nâng cao bé nhé. Và cuối cùng, điều cần làm là bạn hãy đưa bé đến bác sỹ hoặc bệnh viện nhi, để con được chăm sóc y tế thích hợp, nếu tình trạng trẻ bị đờm kéo dài gây tắc nghẽn đường thở của bé.
Theo Livestrong
Lily Nguyễn lược dịch