Bé bỏ bú bình với nhiều bố mẹ là một hiện tượng bất thường và rất đáng lo ngại. Bởi, những ông bố bà mẹ yêu con trẻ thường luôn mong muốn con mình mau ăn chóng lớn và được phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, biểu hiện bỏ bú bình có thật sự nguy hiểm và cản trở quá trình tăng trưởng phát triển của bé hay không? Làm cách nào để cải thiện ngay tình trạng này,..Bố mẹ hãy cùng tham khảo nhựng thông tin hữu ích liên quan dưới đây để chăm sóc bé tốt hơn nhé.
Bạn đang đọc: Bé bỏ bú bình – cùng mẹ đi tìm nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục hiệu quả
Trong mỗi giai đoạn, trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau và nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cung cấp cho cơ của mỗi bé thể cũng không giống nhau. Điều này có nghĩa, không phải bé luôn ăn uống tốt trong mọi khoảng thời gian. Vì nhiều lý do, bố mẹ phải cho con bú bình thay vì bú mẹ ở những khoảng thời gian nhất định, hoặc thậm chí là phải chăm con bằng sữa công thức. Và tình trạng bé bỏ bú bình cũng sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nếu bé bỏ bú bình, bố mẹ cũng nên cố gắng xác định nguyên nhân, để có cách xử lý đúng và kịp thời, nhằm không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
1. Tìm hiểu nguyên nhân bé bỏ bú bình
Thứ nhất, đa số trẻ sơ sinh đều thích bú ti mẹ hơn bởi ti mẹ mềm và dễ chịu hơn nhiều trong khi núm bình sữa thì cứng. Hơn nữa, trẻ sơ sinh cũng cảm nhận được hơi ấm của mẹ khi bú sữa trong lòng mẹ, không giống như lúc bú sữa bình.
Thứ hai, với những mẹ đi làm thì sau thời gian nghỉ dưỡng phải quay trở lại với công việc. Thường thì bố mẹ sẽ nhờ sự trợ giúp của ông bà hoặc thuê vú nuôi cho bé. Chính sự thay đổi người cho ăn này khiến bé có phản ứng không chịu bú bình.
Thứ ba, việc thay đổi đột ngột từ sữa mẹ sang sữa bình khiến bé chưa hoàn toàn thích nghi được. Đồng thời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, sữa theo công thức như một loại thức ăn lạ khi vào cơ thể sẽ rất khó được chấp nhận ngay.
Thứ tư, bé bỏ bú bình sau khi đã bú được một thời gian cũng có thể vì loại sữa mẹ thay đổi không thích hợp với trẻ. Bé không thích mùi vị của sữa nên khi pha sữa cho vào bình, bé không chịu bú nữa cũng là điều dễ hiểu.
Thứ năm, có thể bé yêu nhà bạn đang mọc răng, giai đoạn này, bé sẽ có cảm giác hơi ngứa ở nướu, chỉ muốn cắn chặt vào các đồ vật như núm bình chứ không chịu mút sữa.
2. Cách khắc phục tình trạng bé bỏ bú bình hiệu quả
Đầu tiên, để thích nghi với việc bé ngậm núm bình, bố mẹ nên chọn cho bé những loại bình có núm mềm. Có thể, con trẻ sẽ ngậm núm một hồi lâu rồi mới chịu mút sữa và chỉ mút một lượng sữa rất nhỏ, phụ huynh không nên nóng ruột mà hãy tập cho con , cho con thời gian để bé dần thích nghi. Chắc hẳn, bé của bạn sẽ bú được lượng sữa nhiều hơn trong thời gian tới.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đờm và những lưu ý liên quan mẹ nên biết
Việc bé không thích người lạ cho bú sữa cũng có thể giải quyết bằng cách mẹ hay bố có thể tranh thủ cầm sữa cho bé bú trước khi đi làm và sau khi trở về nhà. Những cữ bú còn lại hãy nhờ ông bà trông nom và cho bé bú sẽ tốt hơn thay vì để người lạ bởi bé thích sự quen thuộc, gần gũi hơn.
Với những bé trong thời kỳ mọc răng sữa , bạn nên cho bé chơi với bình bú thường xuyên. Khi cắn vào núm bình tự bé sẽ làm quen trước với núm bình và việc bú sữa sau đó trở nên dễ dàng hơn, con bạn không còn khó chịu sẽ sự thay đổi từ ti mẹ sang bính bú nữa.
Để sữa công thức phù hợp với khẩu vị của bé, phụ huynh nên còn cho làm quen trước với loại sữa này trước ngay cả trong thời gian con đang bú mẹ. Có thể cho bé nhâm nhi một ít sữa pha khi còn bú sữa mẹ. Nếu con trẻ không chịu bú sữa ngoài, mẹ có thể vắt thêm sữa của mình và cho vào bình bú trong một thời gian để bé quen, dần dần hãy tập cho bé thích nghi với sữa công thức.
>>>>>Xem thêm: Kiêng sau sinh và những sai lầm các mẹ nên lưu ý
Thay vì ép con ngậm núm bình khi bé bỏ bú bình, bố mẹ có thể dùng muỗng đút sữa cho bé. Tuy cho bé uống sữa bằng thìa giải quyết được vấn đề bé không bú bình, nhưng công việc này khá vất vả. Nhiều bé không thích sẽ mím chặt miệng, dùng tay chân hất đổ thìa sữa hoặc vùng vẫy, quấy khóc,…
Với mỗi bé ở mỗi độ tháng tuổi khác nhau, bố mẹ nên nắm rõ kỹ các nguyên nhân bé bỏ bú bình để có cách xử lý phù hợp nhất. Luôn chú ý cho bé bú bình đúng cách và đừng quá lo lắng hay quá sốt ruột khi bé bỏ bú bình hoặc có những cử chỉ, hành động lạ lẫm, không giống bình thường nhé! Bởi cũng có đôi lúc con yêu có những phản kháng cá nhân khi không muốn hợp tác. Và điều quan trọng lúc này là bố mẹ nên nhẹ nhàng xác định nguyên nhân, để giúp con thích ứng, chấp nhận từ từ. Hãy vỗ về con trẻ vì con cũng cần được sự cảm thông, khi chưa thể chấp nhận ngay một thay đổi nào đó, hoặc có những yếu tố không thoải mái đang làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của con.
Tuyết Nguyễn tổng hợp