Trẻ hay giật mình khi ngủ mẹ nên làm sao?

Rate this post

Trẻ hay giật mình khi ngủ là tình trạng rất hay gặp, đặc biệt ở các trẻ sơ sinh. Việc trẻ hay giật mình khi ngủ khiến ba mẹ rất lo lắng, băn khoăn vì thấy con ngủ không sâu giấc và đôi khi là hay quấy khóc. Vậy ba mẹ nên làm gì khi trẻ hay giật mình? Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân vì sao để tìm cách khắc phục chứng hay giật mình của bé nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ hay giật mình khi ngủ mẹ nên làm sao?

Trẻ hay giật mình khi ngủ là biểu hiện bình thường của trẻ sơ sinh. Khi trẻ lớn hơn và thích nghi được với môi trường bên ngoài thì tình trạng hay giật mình khi ngủ của bé sẽ không còn nữa.

Trẻ hay giật mình khi ngủ mẹ nên làm sao?

1. Tại sao trẻ hay giật mình khi ngủ

Trẻ hay giật mình khi ngủ là phản xạ bình thường của trẻ sơ sinh. Có trẻ bị giật mình rồi nhanh chóng tiếp tục đi vào giấc ngủ, tuy nhiên, cũng có trẻ hay giật mình rồi quấy khóc khó ngủ lại. Sau đây là những nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khi ngủ:

  • Thông thường trong vài tuần đầu sau sinh trẻ hay giật mình khi ngủ vì trẻ chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài. Trải qua 9 tháng 10 ngày sống trong bụng mẹ, được bảo bọc che chở bởi mẹ vì vậy khi ra ngoài, sống trong môi trường lạ lẫm hoàn toàn khác so với trong bụng mẹ khiến trẻ lo lắng sợ hãi, và thường hay giật mình quấy khóc khi ngủ.
  • Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tiếng ồn vì đã quen với không khí yên tĩnh trong bụng mẹ. Vì vậy có nhiều tiếng ồn cũng khiến trẻ hay giật mình khi ngủ.
  • Trẻ sơ sinh gặp ác mộng khi ngủ cũng khiến trẻ hay giật mình. Các nghiên cứu mặc dù không biết được trẻ đã nằm mơ thấy ác mộng gì, nhưng họ thấy não trẻ bị kích thích khi ngủ, khiến trẻ hay giật mình thức giấc và khóc thét đòi ba mẹ bế bồng.
  • Hội chứng sợ bóng đêm của một số trẻ cũng khiến trẻ hay giật mình. Các trẻ mắc hội chứng này thường hay giật mình nhưng không tỉnh ngủ hẳn. Trẻ vẫn ở trạng thái mơ màng. Vì vậy ba mẹ cũng không cần can thiệp nhiều. Lớn lên trẻ sẽ tự hết.
  • Khi trẻ bị đau bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày, ngạt mũi cũng khiến trẻ hay giật mình khi ngủ.Trường hơp này trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn và khó tiếp tục ngủ lại. Với các trẻ hay giật mình vì bệnh lý như thế, cha mẹ cần theo dõi quan sát trẻ kỹ hơn, để sớm có phương án điều trị thích hợp cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Cho bé uống nước như thế nào nhất định mẹ cần nắm rõ

Trẻ hay giật mình khi ngủ mẹ nên làm sao?

2. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ hay giật mình

Khi trẻ hay bị giật mình ba mẹ cần nên lưu ý những việc sau:

  • Không nên bế, dỗ dành hay cho bé bú ngay khi bé vừa giật mình thức giấc. Ba mẹ hãy dành thời gian quan sát biểu hiện của trẻ để đoán được trẻ đang gặp vấn đề gì. Nếu trẻ vẫn tiếp tục ngủ lại sau khi giật mình thì ba mẹ yên tâm cho trẻ ngủ tiếp. Còn nếu trẻ quấy khóc thì ba mẹ nên bế trẻ lên dỗ dành và kiểm tra xem trẻ có vấn đề bất thường gì không.
  • Không gian phòng ngủ của bé không nên quá nhiều ánh sáng và thật yên tĩnh, để hạn chế tình trạng giật mình vì tiếng ồn hay ánh sáng.
  • Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ, không nên ủ ấm trẻ nếu trời nóng. Thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn và cơ thể trẻ chưa biết điều chỉnh nhiệt độ. Vì vậy, nếu nóng quá sẽ khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc và trẻ hay giật mình.
  • Cho trẻ bú đúng cách để không nuốt không khí vào bụng gây đầy hơi, khó chịu. Vỗ ợ và bế đứng trẻ 15 phút sau khi bú để không bị trào ngược khi ngủ.
  • Hạn chế bế trẻ ngủ, khi trẻ thiu thiu ba mẹ nên đặt trẻ xuống nôi hoặc giường. Khi đặt ba mẹ nên ôm sát trẻ vào người rồi cúi xuống nhẹ nhàng đặt trẻ lên giường, tránh trẻ giật mình khi đột ngột bị cha mẹ bỏ xuống. Cha mẹ cũng có thể cầm tay trẻ thêm một chút để trẻ an tâm đi vào giấc ngủ.
  • Nếu trẻ bị giật mình quấy khóc , la hét, khó dỗ dành thường xuyên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, để có thể được thăm khám điều trị kịp thời nếu có bệnh lý xảy ra với trẻ.

Trẻ hay giật mình khi ngủ mẹ nên làm sao?

>>>>>Xem thêm: Đặt tên cho con hợp tuổi bố mẹ dựa vào yếu tố nào?

Trẻ hay giật mình khi ngủ có thể là phản xạ bình thường hoặc có những bệnh lý xảy ra với trẻ. Vì vậy, cha mẹ không được lơ là chủ quan. Phụ huynh nên quan tâm để ý đến các biểu hiện của trẻ cũng như tần suất con bị giật mình , kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ điều trị, nếu trẻ có gặp vấn đề gì bất thường.

Thanh Ngân tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *