Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Rate this post

Trên thực tế, bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra như một số mẹ lầm tưởng. Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ sơ sinh bị thủy đậu? Cách phòng ngừa và điều trị thủy đậu ở trẻ sơ sinh như thế nào? Cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Ở các bệnh viện nhi, hằng ngày vẫn có không hiếm các trường hợp trẻ sơ sinh được chẩn đoán là mắc bệnh thủy đậu. Thủy đậu ở trẻ sơ sinh xảy ra với cả những bé mới vài tháng tuổi, thậm chí là 1 – 2 tuần tuổi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

1. Những triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện một số biểu hiện sau:

  • Trẻ có dấu hiệu phát ban đỏ, ngứa toàn thân. Bắt đầu ở mặt, sau đó lan xuống bụng và toàn cơ thể. Những ban đỏ này hình thành mụn nước.
  • Trẻ sốt cao từ 39 – 39,5ºC.
  • Trẻ phát ban trong 2 ngày kèm theo chảy nước mũi, ho, bú ít, bỏ bú, ho hen…

2. Nguyên nhân của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh trái rạ thường phát dịch vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm, khi thời tiết chuyển từ xuân sang hè. Bệnh này do một loại siêu vi có tên là Varicella zoster virus gây nên. Có nhiều nguyên nhân xuất hiện thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Cụ thể:

  • Do lây lan: Thủy đậu có thể dễ dàng lây lan từ người bệnh sang những trẻ không bị bệnh thông qua hệ hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết.
  • Do bẩm sinh: Đây là hội chứng trẻ mới sinh ra đã bị thủy đậu do người mẹ trong thời gian mang thai mắc bệnh thủy đậu và truyền sang con.
  • Do lây nhiễm: Trẻ mới sinh, sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh là môi trường rất tốt để bệnh thủy đậu  “tấn công”.

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

3. Thủy đậu ở trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ còn quá non yếu. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, nếu mẹ bị thủy đậu tấn công thì tỉ lệ trẻ mắc thủy đậu là 0,4%, 3 tháng giữa là 2% còn giai đoạn cuối hầu như không ảnh hưởng. Đặc biệt nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trước khi sinh 5 ngày hoặc sau sinh 2 ngày thì khả năng trẻ mắc thủy đậu là rất cao, khoảng 25 – 30%.

Tuy tỉ lệ mắc thủy đậu ở trẻ sơ sinh là rất ít, những biến chứng để lại thì vô cùng nguy hiểm. Ngay ở thời gian mẹ mang bầu, nếu mẹ bầu bị thủy đậu giai đoạn nửa đầu thai kỳ có thể làm bào thai dị tật ở mắt, đầu, dị dạng ở sọ… Nếu mẹ bầu mắc thủy đậu trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh như sẹo da, tật đầu nhỏ, tâm thần bất ổn, chi ngắn, nhẹ cân, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc…

Tìm hiểu thêm: Tập thể dục sau sinh với bài tập Kegel đơn giản và thật hiệu quả dành cho chị em

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Ngoài ra, nếu trẻ sau khi sinh mới nhiễm thủy đậu sẽ bỏ bú, sốt thậm chí biến chứng sang viêm não, viêm phổi, loét đường tiêu hóa, tử vong.

4. Làm gì với trường hợp thủy đậu ở trẻ sơ sinh?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh nhưng mẹ có thể giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm phổi, nhiễm trùng máu, tử vong…bằng cách:

  • Nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh để có cách chữa trị kịp thời.
  • Để trẻ nằm nghỉ trong phòng sạch sẽ, tránh nơi đông người.
  • Luôn đeo bao tay và xoa phấn rôm, bột tan khắp người cho trẻ để giảm ngứa.
  • Tránh xa vị trí thủy đậu nhằm hạn chế tình trạng vỡ bọng nước.
  • Cho trẻ bú thường xuyên, nhiều lần trong ngày để tăng hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng.
  • Dùng các loại thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sỹ để hạn chế tình trạng nốt thủy đậu ở trẻ bị vỡ gây lây lan.
  • Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống các loại thuốc hạ sốt theo đơn thuốc của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần này sẽ làm tổn thương não, gan và dẫn tới tử vong cho trẻ.

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ nên lưu ý

>>>>>Xem thêm: Em bé tập đi và những lưu ý nhất định mẹ phải ghi nhớ

5. Phòng ngừa thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh mẹ cần chích ngừa thủy đậu trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu mẹ hoặc người mắc thủy đậu thì phải cách ly, không cho trẻ tiếp xúc để tránh lây lan. Nếu mẹ bị thủy đậu, tuyệt đối không cho con ti, chỉ vắt sữa ra bình cho trẻ bú, không ngủ cùng, ôm ấp hay hôn hít trẻ.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng các mẹ cũng chớ đừng chủ quan nhé. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ sớm phát hiện các dấu hiệu thủy đậu ở trẻ , để từ đó có cách xử lí và điều trị kịp thời, cũng như ngăn ngừa thủy đậu cho trẻ. Chúc bé nhà bạn sẽ luôn phát triển toàn diện và chiến thắng mọi căn bệnh, dù có gặp phải bệnh thủy đậu đi chăng nữa nhé.

Ngọc Hoài tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *