Trẻ hay bị nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nguyên nhân là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành khiến khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Hiện tượng này có thể xuất hiện vài ba lần trong một ngày và xảy ra ở nhiều trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ hay bị nấc mẹ nên làm gì?
Trẻ hay bị nấc là phản xạ của hệ thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai, để chuẩn bị vận hành các cơ quan hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra. Để giúp mẹ khắc phục được tình trạng này cho trẻ, Blogtretho.edu.vn sẽ mang đến cho mẹ những mẹo cực hay như dưới đây.
Contents
1. Nguyên nhân trẻ hay bị nấc
Trẻ sơ sinh bị nấc do việc bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Bên cạnh đó nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười và đùa giỡn quá mức cũng dễ rơi vào trường hợp này. Thông thường chỉ cần một thời gian ngắn thì cơ thể con sẽ tự cân bằng và hết nấc cụt, nhưng cũng có một số bé bị nấc kéo dài cả một ngày đến vài ngày.
Khi con bị nấc cụt, bố mẹ không phải lo lắng quá nhiều và hãy cho con tiếp tục ăn bình thường và nấc sẽ tự hết. Nhiều bà mẹ sợ con sẽ bị sặc sữa khi đang bị nấc tuy nhiên nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi con bị nấc và sữa sẽ không bị tràn xuống phổi.
Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị nấc do lượng axit trong dạ dày đi ngược lại vào thực quản. Trào ngược dạ dày gây nấc cụt rất phổ biến, đơn giản do hệ tiêu hóa của con chưa được hoàn thiện thực sự. Mẹ cần đưa con đến bác sĩ khi con bị như thế này nhé.
2. Các khắc phục tình trạng trẻ hay bị nấc
Khi trẻ bị nấc do ăn hoặc uống sữa quá no thì mẹ cần ôm con thẳng đứng, cằm tựa vào vai trong 30 phút kết hợp việc gãi nhẹ vào vành tay, dùng tay vuốt nhẹ lưng để giảm nấc cho con. Đối với những trẻ lớn hơn bạn có thể cho con uống một ít sữa hoặc nước. Song phương pháp này không mấy hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Cách trị nám da mặt sau khi sinh hiệu quả cao và an toàn nhất
Mẹ nên lưu ý không nên cho bé bú hoặc ăn lúc quá đói và không nên ăn quá no. Khi bú cần điều chỉnh đầu bé hơi chếch lên cao, lượng sữa cung cấp cho con không được tuôn ra quá nhanh. Với những bé bú bình thì nên lựa chọn đầu ti mềm, không chọn núm quá to khiến khí lọt vào dễ bị nấc.
Trẻ bị nấc xảy ra khá phổ biến tuy nhiên khi con yêu bị nấc quá lâu và nhiều lần trong một ngày, bố mẹ áp dụng các cách nhiều cách khác nhau. Nếu bé không đỡ nấc thì phải đưa con đến ngay bệnh viện. Bé bị nấc là hiện tượng bình thường nhưng không được chủ quan.
3. Một số mẹo chữa nấc cho trẻ cực hay mẹ có thể tham khảo
Theo kinh nghiệm từ xưa thì để chữa nấc cụt cho trẻ người ta thường áp dụng những cách như sau:
- Với trẻ sơ sinh thì hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ vành tay hoặc môi trên khoảng 60 lần.
- Khi trẻ khóc bạn đừng quá lo lắng vì việc này sẽ khỏi nấc nhanh hơn do thần kinh thực quản giãn ra.
- Khi thời tiết lạnh đột ngột đừng quên ủ ẩm cho bé cẩn thận để giảm đi tình trạng này.
- Những trẻ lớn hơn thì bạn có thể cho trẻ uống nước, hướng dẫn con hít thở sau.
- Nếu bé bị nấc cụt liên tục trên 3 tiếng đồng hồ thì phải đưa con đến ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục việc này.
- Bên cạnh đó có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai tai khoảng 30 giây trong vòng 15 – 20 lần.
- Ngoài ra, mẹ có thể vỗ nhẹ trên lưng cho con, việc này giúp bé ợ hơi và hết nấc.
>>>>>Xem thêm: Top 4 máy hút sữa spectra Hàn Quốc chất lượng tốt nhất hiện nay
Lưu ý : Đường là vị ngọt giúp đánh lừa hệ thần kinh thực quản khá hiệu quả, giúp con tránh cơn nấc dễ dàng. Nhưng cách này chỉ áp dụng cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một vài giọt mật ong cũng có thể giúp con qua cơn nấc. Tuy nhiên phương pháp này tuyệt đối không được áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Để thực hiện mẹ dùng một băng gạc rơ lưỡi, thấm mật ong để chữa cho bé.
Trẻ hay bị nấc không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, nếu bố mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này mà vẫn không thuyên giảm, thì tốt nhất cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám một cách đầy đủ nhất.
Tuyết Nguyễn tổng hợp