Trẻ em bao nhiêu độ là sốt không phải là câu hỏi xa lạ đối với các mẹ bỉm có con nhỏ. Sốt có thể là biểu hiện bình thường nhưng nó cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm mà mẹ nên cảnh giác.
Bạn đang đọc: Trẻ em bao nhiêu độ là sốt – những điều quan trọng mẹ nên biết
Contents
1. Tình trạng sốt ở trẻ
Vùng hạ đồi của não đảm nhận việc điều khiển thân nhiệt, bằng cách ổn định việc tạo nhiệt của các cơ, gan song song vói sự tỏa nhiệt qua phổi, da. Do đó khi vùng hạ đồi làm tăng thân nhiệt sẽ dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ.
1.1. Nguyên nhân gây sốt
- Tiêm chủng: Khi tiêm phòng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ có thể bị sốt nhẹ, vì cơ thể phản ứng với vaccine.
- Mọc răng: Thân nhiệt tăng ở trẻ nhỏ cũng có thể do bé mọc răng, nhưng nó sẽ không quá cao. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 38 độ C, có thể nguyên nhân làm trẻ sốt không phải do mọc răng.
- Nhiễm trùng: Đa số thủ phạm gây sốt cho trẻ là do nhiễm trùng, nhiễm các bệnh khác. Sốt là biểu hiện giúp cơ thể phản ứng chống lại nhiễm trùng qua việc kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
- Mặc nhiều quần áo, quấn trẻ quá kỹ: Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, mẹ sợ trẻ bị lạnh nên quấn trẻ quá nhiều lớp. Điều này sẽ làm trẻ dễ bị sốt do trẻ chưa biết cách điều tiết thân nhiệt.
- Một số bệnh lý khác: một số bệnh nguy hiểm có thể gây ra triệu chứng sốt như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm màng não, viêm phổi, viêm não nhiễm khuẩn huyết,…
1.2. Biểu hiện
Biểu hiện nhận biết bé bị sốt như:
Thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C, đổ mồ hôi, mệt mỏi, thở gấp, ngủ li bì, bần thần, bé dễ quạu quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, không chịu uống nước,…
2. Nhiệt độ ở trẻ bao nhiêu là bình thường
- Theo các bác sĩ, nhiệt độ của trẻ luôn thấp hơn người lớn khoàng từ 1 đến 1,5 độ C. Bên cạnh đó mỗi trẻ khác nhau sẽ có nhiệt độ riêng và còn có thể phụ thuộc vào thời tiết hay các buổi trong ngày. Đặc biệt, ở các vùng cơ thể khác nhau, nhiệt độ ở trẻ cũng bị chênh lệch 1 – 2 độ C.
- Theo đó, nhiệt độ ở mức bình thường của trẻ trung bình khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nhiệt độ ở miệng khoảng 35,5 – 37,5 độ C, nhiệt độ mông thường khoảng 36,6 – 38 độ C. Bên cạnh đó, nhiệt độ ở tai khoảng từ 35.8 – 38 độ C, nhiệt độ của nách khoảng 34,7 – 37,3 độ C.
3. Trẻ em bao nhiêu độ là sốt
Nhiệt độ cơ thể trẻ có thể bị thay đổi bởi nhiều yếu tố tác động, trong đó có thể kể đến như thời tiết thay đổi đột ngột quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ phòng đột ngột tăng hoặc giảm…Vậy để biết ở trẻ em bao nhiêu độ là sốt, mẹ có thể sử dụng nhiệt kế để xác định rõ thân nhiệt xem con có bị sốt không.
3.1. Trẻ dưới 3 tháng tuổi
Mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo thực tràng đối với trẻ 3 tháng tuổi để xác định nhiệt độ. Nếu ở thực tràng của trẻ nhiệt độ đo được 38 độ C hoặc cao hơn nữa, gia đình và mẹ nên đưa trẻ bệnh viện để được thăm khám và chữa trị ngay. Vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu, nên khi bị sốt cần được thăm khám thật kỹ để xác định nguyên nhân.
3.2. Trẻ dưới 4 tuổi
Đối với trẻ dưới 4 tuổi mẹ có thể dùng nhiệt kế đo nách trẻ để kiểm tra xem trẻ có bị sốt. Khi nách có nhiệt từ 37,2 độ C hoặc hơn là trẻ bị sốt.
3.3. Trẻ trên 4 tuổi
Dùng nhiệt kế do ở miệng trẻ là một trong những cách kiểm tra nhiệt độ chính xác đối với trẻ trên 4 tuổi. Trẻ được nhận định là sốt khi nhiệt độ đo ở miệng khoảng 37,8 độ C hoặc hơn.
3.4. Đánh giá mức độ sốt ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh sốt nhẹ:
Trẻ sơ sinh có nhiệt độ tầm từ 37,6 – 38 độ C được xem là sốt ở mức độ nhẹ. Đồng thời, nhiệt độ khi sốt ở trẻ sẽ dao động khoảng 1 độ trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, sốt nhẹ sẽ nhanh khỏi nên bố mẹ không cần quá căng thẳng.
- Trẻ sơ sinh sốt cao:
Khi cơ thể bé có nhiệt độ từ 39 hoặc trên 40 độ C được xem là sốt rất cao và bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời.
Đối với trẻ sơ sinh, cơ thể còn yếu nên khi thấy trẻ sốt trên 38 độ C bố mẹ phải luôn theo sát, chăm sóc con nếu không giảm thì nhanh chóng đưa con đến bác sĩ, nhất là với trẻ 3 tháng tuổi bị sốt .
Đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 28 ngày, khi phát hiện nhiệt độ trên 38,3 độ C phải đưa con đến bệnh viện, tránh tình trạng con bị co giật khi sốt quá cao.
4. Cách đo thân nhiệt ở các bộ phận trên cơ thể
Dùng nhiệt kế là cách đơn giản để đo thân nhiệt cho trẻ. Lưu ý, bố mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thủy ngân sẽ tốt hơn. Vì nhiệt kế điện tử an toàn, giá vừa phải và cũng phổ biến hiện nay. Còn nhiệt kế thủy ngân khi vỡ sẽ gây sát thương, độc hại và nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Nhiều bộ phận trên cơ thể trẻ có thể đo nhiệt độ. Trong đó, phương pháp đo nhiệt độ ở vùng thực tràng là chính xác nhất. Bên cạnh đó, với trẻ trên 4 tuổi có thể đo nhiệt độ ở vùng miệng, trẻ trên 6 tháng áp dụng đo ở vùng tai. Cách đo thân nhiệt ở nách tuy ít chính xác nhưng lại dễ đo ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu nách có nhiệt độ dưới 37,2 độ C thì bố mẹ nên đổi sang do nhiệt độ ở thực tràng để có nhận định chính xác hơn.
Cách cách đo thân nhiệt phổ biến ở trẻ như:
4.1. Đo thân nhiệt ở nách
Trước khi tiến hành đo, mẹ nên dùng khăn mềm lau khô phần nách bé. Sau đó mới đưa nhiệt kế vào nách, kẹp tay bé để giữ nhiệt kế không bị hở hoặc văng ra. Đối với các trẻ lớn, đã có ý thức bố mẹ có thể bảo con ép sát cánh tay vào ngực để giữ nhiệt kế khoảng từ 4 – 5 phút.
4.2. Đo thân nhiệt ở miệng
Đầu tiên mẹ nên vệ sinh nhiệt kế bằng xà bông và rửa sạch lại bằng nước lạnh. Tiếp theo bố mẹ đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi, bảo bé bậm môi để giữ nhiệt kế, giữ kín không cho nhiệt kế tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đối với nhiệt kế điện tử có thể để khoảng dưới 1 phút, còn nhiệt kế thủy ngân cần để khoảng trong 3 phút để đảm bảo chính xác.
Lưu ý, phương pháp này sẽ thích hợp và dễ thực hiện với trẻ 4 tuổi hơn là trẻ sơ sinh. Đồng thời, không nên thực hiện phương pháp này khi trẻ đã ăn uống đồ nóng trong vòng 30 phút.
4.3. Đo thân nhiệt ở tai
Khi áp dụng phương pháp đo thân nhiệt ở tai cho trẻ, mẹ nên kéo tai ngoài của trẻ trước khi đặt nhiệt kế vào. Sau đó, giữ đầu dò nhiệt kế khoảng 2 giây trong tai bé mới lấy ra.
Lưu ý cách đo này không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, khi trẻ vừa từ ngoài trời lạnh vào thì mẹ cần để bé ổn định nhiệt độ khoảng 15 phút mới tiến hành đo nhiệt độ. Nếu trẻ bị mắc các bệnh lý ở tai cũng không tác động làm sai lệch kết quả hiển thị ở nhiệt kế.
4.4. Đo thân nhiệt ở thực tràng
Đây là phương pháp chính xác mà bố mẹ có thể áp dụng cho nhỏ và trẻ sơ sinh. Đầu tiên, mẹ để trẻ nằm sấp và có thể dùng một ít chất bôi trơn như vaseline vào phần cuối nhiệt kế. Tiếp theo từ từ đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ đến khi không còn thấy đầu bạc của nhiệt kế (bên trong hậu môn khoảng 0,6 – 1,3 cm). Sau đó giữ nguyên khoảng 1 phút đối với nhiệt điện tử, 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân.
4.5. Đo thân nhiệt ở cổ
Đầu tiên mẹ tìm nếp gấp ở cổ bé, tiếp theo chỉnh đầu bé sao cho ở tư thế có thể giữ được nhiệt kế, để nhiệt kế nằm ngang. Tuy nhiên cách đo thân nhiệt ở vùng này có tính chính xác không cao, nên ít được các mẹ sử dụng.
5. Cách chăm sóc khi trẻ sốt
5.1. Chăm sóc trẻ tại nhà
- Đắp, lau mát cho trẻ
Đây là cách đơn giản giúp trẻ hạ sốt mà bố mẹ có thể áp dụng. Mẹ có thể cởi đồ bé khi, dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm vắt hơi ráo nước rồi lau khắp người cho bé, lau và giữ hơi lâu ở vùng thân nhiệt cao như háng, nách, cổ bé. Sau khi nước ấm bóc hơi qua da, các mạch máu giãn ra làm thân nhiệt mát dịu trở lại. Nếu hiệu quả, mẹ có thể làm tiếp tục đến khi thân nhiệt trẻ hạ xuống mức trung bình 37 độ C. Phần lớn, sốt sẽ giảm nhiệt trong khoảng 30 – 45 phút.
Sốt quá cao ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể dẫn đến những biểu hiện nguy hiểm như co giật, mẹ nên cố gắng hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên đắp nước lạnh hoặc tắm nước mát cho trẻ. Nên lau người cho bé bằng nước ấm và kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt để có hiệu quả tốt.
Tìm hiểu thêm: Xương khớp của bé kêu răng rắc – mẹ đừng quá lo lắng
- Bổ sung nước
Khi trẻ bị sốt, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước. Do đó, bố mẹ nên cố gắng tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng đã mất cho cơ thể trẻ. Mẹ có thể cho con uống nhiều nước lọc, bổ sung thêm thực phẩm nhiều chất lỏng như nước trái cây, cháo, súp, sữa…Đồng thời bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm điện giải và bù nước sẽ giúp bổ sung nước, thanh lọc cơ thể góp phần giúp bé có thân nhiệt ổn định.
Nếu trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, mẹ cho bé bú thường xuyên hơn để bổ sung nước qua nguồn sữa mẹ. Hoặc với trẻ sơ sinh ăn dặm mẹ nên lựa chọn, chế biến thức ăn dạng lỏng hơn ngày thường vừa dễ ăn lại vừa bổ sung nước.
- Cho trẻ nghỉ ngơi
Trong thời gian bị bệnh, cơ thể và tinh thần trẻ sẽ đau nhức và rất mệt mỏi. Do đó, mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất cho con nghỉ ngơi, vui chơi nhẹ nhàng. Không nên quá căng thẳng, tạo áp lực học tập khi trẻ bị bệnh.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi
Bận quần áo thoáng mát, rộng rãi sẽ giúp cơ thể tỏa nhiệt và giảm sốt hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn, tránh tình trạng quấn chặt với tâm lý sợ con lạnh của các mẹ chăm sóc bé sau sinh .
- Bổ sung dinh dưỡng
Vitamin C: Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C là phương pháp đơn giản giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng. Mẹ có thể cho trẻ ăn hoặc uống các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, kiwi, nho…sẽ giúp cung cấp nước và dưỡng chất tăng cường miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây nên bệnh sốt.
Canxi: Cung cấp thêm canxi sẽ hỗ trợ rút ngắn thời gian mắc bệnh ở trẻ. Mẹ có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, trứng, sữa, cá hồi, yến mạch, rau xanh đậm…hoặc bổ sung bằng sản phẩm canxi chuyên dụng.
5.2. Sử dụng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ bị sốt trên 39 độ C thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Để bé dễ uống mẹ có thể chọn mua thuốc dạng nước siro, thuốc Paracetamol dạng gói, sẽ giúp hạ sốt nhanh sau 30 phút và nó có thể duy trì công dụng trong 4 – 6 giờ lại ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé uống theo đúng chỉ định từ 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, uống tiếp sau 4 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống 3 – 4 lần/ngày, đảm bảo sao cho tổng liều lượng tối đa không vượt 60mg/kg thể trọng/ngày.
Acetaminophen cũng là thuốc có công dụng giúp trẻ hạ sốt. Khi sử dụng thuốc này, mẹ cần lưu ý liệu lượng dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn mẹ nên cho trẻ uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn bao bì và dùng dụng cụ đo lường để liệu lượng thuốc cho trẻ uống được đảm bảo chính xác.
5.3. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ
Nếu đã sử dụng những cách chăm sóc như trên mà vẫn không có tác dụng, bệnh phát triển mạnh kèm theo các biểu hiện bất thường như: sốt trên 40 độ C, phát ban trên da, hay nôn ói, trẻ chán ăn, bỏ bú, không uống nước được, trẻ khó chịu, quấy khóc không dỗ được, ngủ li bì không dậy nổi, đau nhức khắp người. Ngoài ra, sốt còn đi đôi với các triệu chứng nghiêm trọng như ói ra máu, đi ngoài ra máu, cổ cứng bất thường, sốt cao dẫn đến co giật, sức khỏe suy kiệt, yếu ớt, khó thở và dau khi vệ sinh sạch mũi vẫn không giảm,…lúc này bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời.
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1. Trẻ sơ sinh bị hạ nhiệt có nguy hiểm?
- Bên cạnh sốt cao, thì việc trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
- Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị hạ thân nhiệt như nhiệt độ cơ thể bé giảm, cứng cơ, bàn chân, tay lạnh ngắt và tím tái, chóng mặt, huyết áp giảm, rối loại nhịp thở. Thậm chí bé có thể ngưng thở khi thân nhiệt giảm xuống dưới 34 độ C. Trẻ có thể rơi vào tình trạng hôn mê, đồng tử giãn ra dẫn đến mất phản xã với ánh sáng nếu thân nhiệt giảm dưới 28 độ C.
- Vì thế bố mẹ và gia đình nên quan sát, chăm sóc con thật kỹ nhất là vào những mùa dịch bệnh hoành hành. Luôn trang bị nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ của con, phát hiện bệnh kịp thời.
6.2. Sốt có phải là phản ứng khỏe mạnh của cơ thể trẻ?
- Trên thực tế, sốt là phản ứng của cơ thể theo cơ chế miễn dịch chống chọi với sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi cơ thể phát hiện sự xâm nhập của các yếu tố gây hại nguy hiểm như vi khuẩn, virus, hệ thống miễn dịch sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu lên não bộ để làm tăng thân nhiệt chặn đứng các yếu tố gây hại này. Vì vậy, khi trẻ sốt dưới 38 độ C sẽ không quá nguy hiểm, bố mẹ có thể bình tĩnh chăm sóc con.
- Nếu cơn sốt kéo dài liên tục 2 – 3 ngày, bố mẹ có thể theo dõi thông qua hoạt động của con để nhận định nặng nhẹ. Trường hợp trẻ sốt nhưng vẫn chạy nhảy, vui chơi, ăn uống bình thường thì vẫn còn ở mức độ nhẹ. Đồng thời, khi trẻ bị sốt nhẹ thường sẽ không kéo dài vì não sẽ phát ra cơ chế cân bằng nhiệt độ giúp cơ thể trẻ kiểm soát được những cơn sốt nhẹ này.
6.3. Những biến chứng nguy hiểm từ sốt cao?
- Theo các chuyên gia, sốt là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt, nhưng không phải tất cả đều nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ không được chẩn đoán chính xác và xử lí đúng cách sẽ làm sốt phát triển mạnh hơn, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Sốt cao chính là thủ phạm để lại những biến chứng khôn lường như di chứng não bộ, hệ thần kinh, có một số trường hợp sau trận sốt trẻ bị bại não tay chân không còn linh hoạt, thiểu năng trí tuệ.
- Đặc biệt, trường hợp con sốt cao trên 40 độ C bố mẹ chủ quan, để bệnh kéo dài và không đưa đến bệnh viện kịp lúc có thể dẫn đến các biến chứng mất nước, rối loạn đông máu, co giật, di chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch, vận động,…Nặng nhất có thể làm suy đa cơ quan dẫn đến từ vong ở trẻ.
- Khi trẻ bị sốt virus sẽ có các biến chứng thường gặp như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm cơ tim dẫn đến tim loạn nhịp, tim ngừng đập.
6.4. Những điều gì bố mẹ cần tránh khi chăm sóc con bị sốt?
- Bố mẹ cần tránh những điều dưới đây trong quá trình chăm sóc con để giúp bé nhanh hạ sốt:
- Khi lau mát, tắm cho trẻ không được dùng khăn lạnh, nước lạnh, nước đá, rượu hay cồn
- Tránh tình trạng mặc cho trẻ quá nhiều quần áo, quấn ủ nhiều lớp làm cơ thể trẻ không thể tỏa nhiệt. Đồng thời, Không nên suốt ngày giữ trẻ trong phòng tù túng, quá kín.
- Mẹ không được nặng chanh và miệng bé để giúp bé hạ sốt. Điều này có thể làm rộp miệng, bỏng lưỡi, nghẹt thở hoặc bỏng mắt.
- Khi trẻ vừa có biểu hiện sốt mẹ không nên quá vội vàng cho con uống thuốc. Việc này vô tình sẽ làm hệ miễn dịch chưa kịp phản ứng với yếu tố gây bệnh, từ đó không biết để hình thành cơ chế phòng vệ.
- Mẹ cũng nên tránh cho con dùng các bài thuốc dân gian lạ giúp trẻ hạ sốt. Bởi, nó chưa được kiểm chứng y khoa và có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
- Không day, vuốt ngực khi thấy trẻ xuất hiện nghiến răng. Sau khi qua cơn miệng bé mở ra, hãy lấy khoăn hoặc vải nhẹ nhàng để vào miệng bé tránh bé cắn trúng lưỡi ở cơn sau. Nếu trường hợp trẻ sốt cao kèm theo co giật, bố mẹ nên giữ bình tĩnh, bế trẻ nằm nghiêng, không để đầu bé bị gập sẽ gây khó thở. Bố mẹ nên để yên, quan sát con chặt chẽ đợi qua cơn rồi nhanh chóng đưa con đến bác sĩ.
- Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không được sử dụng aspirin để giúp trẻ giảm sốt, vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đên não bộ.
>>>>>Xem thêm: Các biện pháp tránh thai hiện đại cho bạn thêm những lựa chọn nào
Trẻ em bao nhiêu độ là sốt, như ở trên chia sẻ nó còn tùy thuộc vào cách đo nhiệt độ từng vùng cơ thể. Từ đó, bố mẹ có thể nắm rõ thân nhiệt của con, tình trạng có phải sốt hay không, phân định được cấp độ nặng nhẹ, để tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp, giúp trẻ giảm sốt an toàn, hiệu quả.
Ngọc Hân tổng hợp