Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

Rate this post

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng thường khiến cho các bậc cha mẹ lo ngại đến bối rối. Dù trẻ bị sốt là tình trạng thường xảy ra và không tránh khỏi, nhưng vào mùa nóng, tình trạng sốt có thể gắn với một số đặc trưng nhất định. Bên cạnh đó, nhiệt độ môi trường và tình trạng sốt ở trẻ cũng có mối quan hệ với nhau. Cha mẹ nên biết thêm điều này chi tiết hơn, để bình tĩnh xử lý đúng cách, bớt phần lo lắng, khi con bị sốt trong những ngày oi bức nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

1. Tình trạng trẻ bị sốt mùa nắng nóng

Sự bối rối của phụ huynh khi trẻ bị sốt mùa nắng nóng là tình trạng vô cùng phổ biến. Và thường, rất nhiều cha mẹ mất bình tĩnh không biết cách xử lý như thế nào ngoài việc lo lắng, đưa con đến bệnh viện. Trong khi đó, thực tế tình trạng sốt ở trẻ có thể diễn ra quanh năm, bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng, bất kể là mùa xuân hay mùa hè. Và ở mỗi thời điểm, tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của trẻ hay điều kiện thời tiết khí hậu, mùa, điều kiện sống, môi trường sống tác động…đều có thể là tác nhân khiến con bị sốt, hay bị bệnh với biểu hiện đặc trưng là sốt ở các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt thường có rất nhiều hoặc có khi trẻ sốt không có nguyên nhân rõ ràng nào. Tuy nhiên, theo các bác sỹ chuyên khoa, tình trạng trẻ bị sốt mùa nắng nóng cũng có thể xảy ra phổ biến hơn và sẽ có một số nguyên nhân thường gặp nhất định theo mùa như dưới đây.

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

1.1 Trẻ bị sốt mùa nắng nóng do enterovirus

Nhóm virus enterovirus là nhóm phổ biến nhất gây sốt, gây bệnh trong mùa hè với gần 100 loại khác nhau. Chúng rất dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Và, hơn 90% các bệnh do virus này gây ra hoặc không có triệu chứng cụ thể hoặc sẽ khiến trẻ bị sốt.

Theo nhiều nghiên cứu, các bé trai có tỉ lệ nhiễm enterovirus cao hơn các bé gái. Việc lây lan virus này thường là qua tiếp xúc trực tiếp như qua nước bọt, qua việc thay tã cho trẻ, hay qua tiếp xúc nước mũi,…Sau khi nhiễm enterovirus, trẻ có thể tự khỏi nhờ đề kháng của mình. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày, kéo dài khoảng 1 tuần và trong những ngày đầu là dễ lây nhiễm nhất.

Nhiều bệnh do enterovirus có thể gây phát ban và sốt không đặc hiệu (tình trạng sốt tự nhiên không kèm theo các dấu hiệu đặc trưng nào). Cũng như sốt sẽ tự hết, các nốt phát ban cũng tự lặn sau khi trẻ hết sốt.

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

1.2 Trẻ bị sốt do bị hội chứng tay-chân-miệng

Hội chứng tay-chân-miệng cũng là một bệnh nhiễm trùng do enterovirus gây ra. Đây là một trong những bệnh lây nhiễm phổ biến nhất liên quan đến nhóm virus này, nhất là trong mùa hè, vào những ngày nắng nóng.

Khi bị bệnh tay-chân-miệng , trẻ cũng có biểu hiện sốt, bị nổi mẩn đỏ ở môi, má hoặc lưỡi, có những mảng phồng rộp ở tay, chân, mông đôi khi cả ở bộ phận sinh dục và gây đau. Trong những ngày đầu bị bệnh, trẻ cần được cách ly. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, cũng có thể tự khỏi sau vài ngày nếu đề kháng của trẻ tốt.

1.3 Trẻ bị sốt mùa nắng nóng do bệnh Herpangina

Bệnh Herpangina cũng tương tự như bệnh tay-chân-miệng. Đây cũng là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, thường gặp nhiều hơn ở nhóm trẻ lứa tuổi từ 3 đến 10 tuổi. Bệnh cũng gây sốt, phồng rộp ở miệng, nhất là phía sau cổ họng. Bệnh sẽ khiến trẻ bị đau họng và gặp khó khăn khi ăn uống.

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

1.4 Trẻ bị sốt mùa nắng nóng bởi một số nguyên nhân khác hay một số bệnh khác

Trẻ có thể bị sốt do ngộ độc thực phẩm mùa hè. Vì vào mùa nắng nóng, thức ăn chế biến không dùng ngay dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dễ ôi thiu, khi trẻ dùng có thể dẫn đến ngộ độc, nhiễm trùng, viêm đường ruột nói riêng hoặc hệ tiêu hóa nói chung.

Liên quan đến bệnh mùa hè và những ngày nắng nóng, ngoài những bệnh phổ biến dễ gặp nhất như đề cập ở trên, trẻ bị sốt trong thời điểm thời tiết khó chịu này, cũng không loại trừ khả năng mắc phải bệnh nghiêm trọng như bại liệt, hay viêm màng não.

2. Mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

Bên cạnh tình trạng trẻ bị sốt mùa nắng nóng có thể do mắc một số bệnh có vẻ đặc trưng theo mùa, mức độ nhẹ và tự khỏi, hoặc không ngoại trừ nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng; trong nhiều trường hợp, người ta vẫn tìm thấy mối quan hệ khá mật thiết giữa tình trạng trẻ bị sốt và nhiệt độ môi trường.

Tìm hiểu thêm: Cho bé bú khi mọc răng như thế nào để mẹ bớt lo bị “thương tích”

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

Theo nghiên cứu lâm sàng trên trẻ em dưới 2 tuổi tại New York trước đây qua các đợt nắng nóng, người ta đưa ra một số kết luận cụ thể về mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường như sau:

  • Phần lớn với trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi, nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng khi ở trong môi trường nắng nóng kéo dài.
  • Trẻ từng bị hay có dấu hiệu tiêu chảy hay viêm đường ruột có thể dễ bị sốt trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hơn so trẻ bình thường.
  • Trẻ từng bị bệnh về đường hô hấp trước đó thường dễ sốt và sốt cao hơn trong môi trường nhiệt độ cao kéo dài.
  • Trẻ bị khuyết tật bẩm sinh thường dễ bị sốt, sốt cao và có xu hướng dễ bị say nắng vào mùa nắng nóng hơn trẻ bình thường.
  • Những cơn sốt xuất hiện ở trẻ trong những trường hợp trên thường sẽ không giảm sốt nhanh, thậm chí là không giảm khi áp dụng cách hạ sốt thông thường. Do đó, phòng bệnh mùa hè cho trẻ là cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng sốt trong mùa nóng.

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

3. Khi nào thì mẹ cần mang con đi bác sỹ

3.1 Xử lý như thế nào khi trẻ bị sốt mùa nắng nóng

Khi trẻ sốt, cha mẹ cần bình tĩnh, vì sốt trước tiên là biểu hiện cơ thể đang phòng chống lại nhiễm khuẩn, nhiễm trùng của cơ thể. Trong vòng 24h, nếu trẻ chỉ sốt và không có biểu hiện bất thường nghiêm trọng nào xuất hiện đồng thời, và dấu hiệu sốt giảm dần, phụ huynh có thể tự xử lý tại nhà:

  • Hãy để cho trẻ nằm ở phòng thoáng mát nhưng không có gió lùa, không mặc nhiều đồ, không đắp chăn mền dày.
  • Áp dụng những cách giảm sốt thông thường.
  • Theo dõi thân nhiệt con liên tục, cũng như quan sát con có các biểu hiện khác thường nào khác trong thời gian con bị sốt hay không.
  • Cho trẻ uống nhiều nước phòng tránh mất nước.

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

  • Không tắm nước lạnh để hạ sốt.
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát hoặc cởi trần và đắp bằng chiếc khăn mỏng.
  • Không ép con ăn uống.
  • Nếu khi trẻ bị sốt có kèm theo bị nôn hoặc tiêu chảy, có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ để cho con uống nước bù điện giải.

3.2 Các trường hợp mẹ cần mang trẻ đi bác sỹ/ cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc y tế

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ C
  • Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên bị sốt kéo dài, phát ban, nôn nhiều lần, tiêu chảy không có dấu hiệu giảm, có dấu hiệu mất nước, kém tỉnh táo, hoạt động ít, không chảy nước mắt khi khóc.
  • Trẻ sốt kéo dài 5 ngày
  • Trẻ từng có tiểu sử bị các bệnh nghiêm trọng

Trẻ bị sốt mùa nắng nóng – những đặc trưng cùng mối quan hệ giữa sốt và nhiệt độ môi trường

>>>>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất cho sức khỏe

Có thể nói rằng, sốt cũng được xếp vào bệnh trẻ em thường gặp, có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Và, trẻ bị sốt mùa nắng nóng không phải đều nguy hiểm trong mọi trường hợp hay cần phải mang đi bệnh viện ngay. Đôi khi thân nhiệt trẻ cao cũng có thể liên quan đến yếu tố nhiệt độ môi trường, và cũng có thể do bệnh nhẹ liên quan đặc trưng mùa, con có thể tự hết nhờ đề kháng của bản thân. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không vì thế mà chủ quan. Bất cứ trường hợp sốt nào của trẻ, phụ huynh cũng cần theo dõi thật tỉ mỉ cơn sốt và tình trạng sức khỏe của con, để xử lý giảm sốt đúng cách, phù hợp, cũng như mang trẻ đi bệnh viện khi cần thiết & đúng lúc. Điều này nhằm để trẻ được can thiệp y tế kịp thời, nhất là trong những trường hợp sốt kéo dài, hoặc có khả năng liên quan đến bệnh nghiêm trọng nào đó.

Nguồn tham khảo: Punch Bug Kids, Elsevier và Kids Health

Cát Lâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *