Tình trạng các bé trai và bé gái bị ngứa vùng nhạy cảm khiến nhiều mẹ rất bối rối, không biết xử lý thế nào. Nếu không được xử trí kịp thời, để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng sinh sản của trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ bị ngứa vùng nhạy cảm, mẹ nên xử lý thế này để không ảnh hưởng sức khỏe
Contents
1. Nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị ngứa vùng nhạy cảm
Nhiều người thường nghĩ chỉ có người lớn mới gặp phải tình trạng ngứa, viêm nhiễm vùng nhạy cảm. Nhưng các bé nhỏ tuổi kể cả bé trai và bé gái cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Đối với bé gái, cơ quan sinh dục của các bé rất dễ bị viêm nhiễm do sức đề kháng của bé yếu, chưa kể, cấu tạo vùng kín khá phức tạp và gần ngay hậu môn nên rất dễ lây vi khuẩn từ hậu môn nếu mẹ vệ sinh không sạch sẽ.
Ngoài ra, da vùng kín cũng rất nhạy cảm, dễ bị ửng đỏ, ngứa nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất liệu gây dị ứng, nước tiểu, phân. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây ở vùng kín mẹ hãy nghĩ ngay tới việc con bị hăm vùng kín và cần chăm sóc bé tốt hơn.
– Đỏ ửng hai bên môi âm hộ
– Bé ngứa và thường xuyên đưa tay gãi (nếu bé lớn), bé gái nhỏ hơn sẽ quấy khóc, khó chịu.
– Vùng kín có thể bị nổi mụn li ti hoặc bị ban đỏ rộng.
Ở bé trai, chuyện viêm nhiễm dễ xảy ra do bị hẹp hoặc dài da quy đầu. Tình trạng dư da quy đầu có thể gây nên việc ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, khiến bé đi tiểu lắt nhắt, tia tiểu không thẳng hoặc bị tồn đọng nước tiểu tại đầu bộ phận dương vật, khiến nơi đây dễ bị nhiễm trùng viêm đỏ và đau.
2. Khi trẻ bị ngứa vùng kín, mẹ cần làm gì?
Tìm hiểu thêm: Có nên cho bé tập đi bằng xe tròn không mẹ nhỉ?
Khi trẻ gặp tình trạng ngứa vùng kín, việc mẹ cần làm đầu tiên là nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho con. Tùy theo đặc điểm giới tính, độ tuổi và đặc điểm cơ thể của con, mẹ sẽ có được cách chăm sóc cũng như hướng dẫn bé chăm sóc vùng kín phù hợp nhất. Tuy nhiên, dù cách thức có khác biệt nhau chút ít như thế nào thì vẫn phải tuân thủ được hai nguyên tắc khô và sạch.
Cách chăm sóc vùng kín với bé gái
Việc vệ sinh cho bé gái rất quan trọng, đặc biệt khi bé bị hăm thì mẹ cần phải có kỹ năng vệ sinh tốt, như vậy mới giúp con hết hăm và không viêm nhiễm vùng kín.
– Dùng khăn vải mềm lau hoặc rửa vùng kín, sau đó lau khô (nên làm 3 lần/1 ngày).
– Vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh sự lây truyền chéo những loại vi khuẩn từ hậu môn lan ra âm đạo.
– Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín của bé, vì sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm nhiệm vụ bảo vệ.
– Không dùng nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ (trừ khi có chỉ định của bác sĩ).
– Khi vệ sinh, mẹ không được cố thụt tay vào vùng kín vệ sinh cho bé, chỉ vệ sinh ở những vị trí có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
– Trong trường hợp, mẹ thấy vùng kín có sự bất thường như có dịch tiết âm đạo, bốc mùi, màu lạ thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách xử trí.
Cách chăm sóc vùng kín với bé trai
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng ngứa vùng nhạy cảm ở bé trai là do hẹp hoặc dài da bao quy đầu. Bởi vậy mẹ cần làm sạch bên ngoài bao quy đầu của bé trai trong khi tắm, sau đó bôi một ít dầu dưỡng ẩm để ngăn dương vật dính tã. Đặc biệt, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng tránh làm bé tổn thương.
3. Lưu ý khi chăm sóc vùng kín cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Bé 5 tháng tuổi biết làm gì và một số lưu ý khi chăm sóc bé dành cho mẹ
Nếu bé không bị viêm nhiễm vùng sinh dục thì mẹ chỉ cần nhớ nguyên tắc “sạch và khô” là đã đủ. Không cần kỹ quá mức như dùng dung dịch vệ sinh để rửa cho con vì những cách làm này sẽ khiến mất đi môi trường cân bằng trong vùng sinh dục.
Trong trường hợp nếu tử cấm thành của bé có dấu hiệu đỏ, ngứa, tiết dịch, tiểu đau rát…, bạn không nên tự ý chữa mà cần đưa con đến bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Một số bà mẹ hay dùng kem trị nấm hoặc một số phương pháp dân gian để trị cho bé sẽ có thể làm tình trạng nhiễm trùng càng nặng nề hơn.
Để hạn chế tình trạng ngứa xảy ra với các bé, mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây:
– Không nên lạm dụng bỉm vì gây biến chứng khó tiểu, tiểu không tự chủ và viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Nếu sử dụng bỉm thường xuyên, mẹ nên lưu ý thay bỉm cho bé ngay khi bỉm đầy, tránh việc nước tiểu thấm ngược làm ẩm ướt vùng kín của bé.
– Lau vùng kín của trẻ thật khô sau khi tắm rửa hoặc tè dầm rồi thay quần áo.
– Không sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa để vệ sinh, tắm rửa cho bé.
– Lựa chọn trang phục thoáng mát, an toàn, thấm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho trẻ.
– Nếu trẻ bị ngứa vùng kín kéo dài kèm tình trạng tấy đỏ, có mùi hôi, tiểu dắt, đái dầm… bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Ngoài những bước chăm sóc, vệ sinh vùng kín cho trẻ ở trên, khi thấy con có biểu hiện ngứa hoặc rát vùng kín, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bởi bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí kịp thời.
Vùng kín của bé rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản sau này. Bởi thế, cha mẹ cần quan tâm và lưu ý khi chăm sóc khu vực này, không nên áp dụng những phương pháp dân gian chữa trị cho bé. Hãy là cha mẹ thông thái, giúp con trẻ phát triển toàn diện và tốt nhất.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)