Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng mẹ nên chăm con thế nào?

Rate this post

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng có những biểu hiện gì và cần chăm sóc như thế nào cũng là vấn đề đáng bàn. Mọc răng sữa ở mỗi trẻ sơ sinh là không giống nhau, có bé 4, 5 tháng răng bé đã mọc lú nhú, nhưng có bé phải gần 1 năm mới mọc răng. Và khi con mọc răng, mẹ phải chăm sóc đúng cách là rất cần thiết. 

Bạn đang đọc: Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng mẹ nên chăm con thế nào?

1. Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng có sớm không?

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời thường không có răng. Theo như lời khuyên của các chuyên gia thì, trung bình đến tháng thứ 6 trẻ mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Khi bé được 12 tháng thì có khoảng 6 chiếc răng đầu tiên và 24 tháng răng sẽ mọc hoàn chỉnh với 20 chiếc răng sữa, bao gồm 10 chiếc răng hàm trên và 10 chiếc răng hàm dưới.

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng mẹ nên chăm con thế nào?

Tuy nhiên, khoảng thời gian mọc răng ở mỗi trẻ là không giống nhau. Có một số trường hợp, bé đến tháng 4, 5 răng đã mọc lên lú nhú. Nhưng lại cho những trường hợp khác phải mất đến 1 năm sau răng mới chịu mọc. Những trường hợp răng mọc muộn các mẹ đừng quá lo lắng, trẻ sơ sinh tuy chưa mọc răng trong 1 năm đầu tiên, thì vẫn phát triển bình thường và không ảnh hưởng quá lớn đến thể chất của bé. Còn với những bé mọc răng sớm ở 4 tháng chẳng hạn, thì mẹ cần phải quan tâm rất kỹ đến việc chăm sóc răng miệng của bé, để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho con. 

2. Biểu hiện khi trẻ 4 tháng tuổi mọc răng

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng được xem là khá sớm. Ở lứa tuổi này cũng như các lứa tuổi khác, khi mọc răng, con đều có xuất hiện  dấu hiệu mọc răng  như:

  • Chảy nước dãi : quá trình mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi ở trong vùng miệng bé và chảy ra ngoài.

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng mẹ nên chăm con thế nào?

  • Thích nhai cắn đồ : Do áp lực khi mầm răng đâm xuyên qua nướu sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Vì vậy, các trẻ khi mọc răng sẽ có xu hướng muốn gặm đồ, đây cũng là một trong những tình trạng thường gặp.
  • Trẻ trở nên biếng ăn hơn : Mọc răng ở trẻ 4 tháng tuổi cũng gây đau nhức và có thể gây sốt. Vì vậy, các bé biếng ăn và chỉ dỗ được khi ti mẹ hay ngậm núm vú giả.
  • Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng cũng có thể kèm theo những cơn ho : Do nước dãi chảy trong miệng cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và gây ho.

3. Chăm sóc răng cho trẻ 4 tháng tuổi trong thời gian mọc răng

Nên cho trẻ uống nhiều nước. Đồng thời, các mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn. Bổ sung thêm hàm lượng canxi trong thành phần thức ăn mỗi ngày cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu có phải do thiếu canxi?

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng mẹ nên chăm con thế nào?

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng thường hay chảy nước miếng và chảy nhiều. Trẻ cũng hay thường đưa tay vào miệng cắn, bé còn dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Vì thế, mẹ nên thường xuyên lau nước miếng chảy xung quanh miệng cho trẻ bằng khăn mềm. Bên cạnh đó, làm sạch nướu cho trẻ sau khi cho ăn hay cho bú sữa giúp miệng trẻ sạch sẽ hơn. Khoảng thời gian mọc răng sữa trẻ có thể sẽ bị sốt cao khoảng 38.5 độ C trở lên, kèm thêm đau nhức ở vùng nướu. Các mẹ có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau cho trẻ với liều lượng dùng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Nhi uy tín.

Trẻ 4 tháng tuổi mọc răng mẹ nên chăm con thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không và mẹ phải làm gì?

Để làm dịu đi sự khó chịu tạm thời của bé các mẹ lựa chọn cho trẻ những vật nhẹ, mềm để trẻ dễ cắn như: vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su,… Nên lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, nhằm đảm bảo được vấn đề về sức khỏe cho trẻ. Những trường hợp trẻ 4 tháng tuổi mọc răng kèm theo những cơn đau dữ dội, bỏ ăn và ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và nhờ các bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.

Trong khoảng thời gian trẻ 4 tháng tuổi mọc răng, mẹ cần kiểm tra tình trạng mọc răng của con thường xuyên. Có như thế, cộng với cách vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ ngay từ đầu, sẽ vừa bảo đảm sức khỏe răng miệng cho trẻ nói riêng, sức khỏe của trẻ nói chung. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *