Trẻ 10 tháng tuổi có nhiều thay đổi nổi trội trong sự phát triển của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ ở thời điểm này vẫn chưa mọc răng, khiến phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không, nguyên nhân do đâu và có hướng cải thiện như thế nào? Blogtretho.edu.vn mời phụ huynh cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?
1. Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có sao không?
Thực chất, thời gian trẻ mọc răng còn tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ. Có trẻ đến tháng thứ 4 – 5 đã mọc răng, nhưng có trẻ phải mất một năm mới bắt đầu nhú lên chiếc răng đầu tiên. Như vậy, tình trạng trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng không hẳn là bất thường, do đó, phụ huynh đừng quá lo lắng.
Nhiều bậc cha mẹ còn lo lắng về việc, trẻ không mọc răng là do trẻ bị còi xương. Liên quan đến vấn đề này, phụ huynh nên lưu ý nhận biết trẻ 10 tháng tuổi có bị còi xương hay không, để từ đó có kết luận chính xác hơn. Nhận biết trẻ bị còi xương, bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu như:
- Trẻ sẽ thường quấy khóc, giấc ngủ thường không sâu. Con hy giật mình và ra mồi hôi nhiều hơn khi ngủ.
- Một số biểu hiện rõ ràng khác mà các mẹ dễ nhận biết như: thóp rộng, bờ thóp mềm và thóp lâu kín.
- Trẻ thường rụng tóc ở vùng sau gáy và tạo thành hình vành khăn.
- Quá trình vận động chậm phát triển hơn so với những trẻ bình thường như: chậm biết lẫy, chậm biết bò, biết ngồi,…
Ngoài việc nhận biết qua các dấu hiệu, nếu nghi ngờ con bị còi xương, tốt nhất bố mẹ nên đưa con đi khám tại các bệnh viện. Tại đây, các bác sỹ chuyên khoa sẽ thăm khám cụ thể, xác định tình trạng chính xác, nếu như con thực sự bị suy dinh dưỡng, cũng sẽ có hướng điều trị hiệu quả nhất cho trẻ.
2. Trẻ 10 tháng tuổi chậm mọc răng bố mẹ nên làm gì?
Để có hướng khắc phục tình trạng bé chưa mọc răng các mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Nếu các mẹ đang cho trẻ bú thì không nên kiêng khem. Mỗi ngày nên có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, để nguồn sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Cần thiết bổ sung 2 – 3 ly sữa mỗi ngày, để cho trẻ có thể hấp thu thêm chất dinh dưỡng qua sữa mẹ nhất là canxi .
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 100 tên con gái ý nghĩa, hợp phong thủy đặt cho con năm Mậu Tuất 2018
- Các mẹ nên dành thời gian khoảng tầm 15 – 20 phút để tắm nắng cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Nếu không, mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi chiều, nhưng phải sau 4 giờ chiều. Việc làm này nhằm giúp trẻ có thể tự tổng hợp được vitamin D và hấp thụ canxi tốt hơn.
- Nếu mẹ cho trẻ uống thêm sữa công thức hoặc ăn dặm, cần tránh việc pha sữa với nước cháo, nước hoa quả, nước cơm,… Việc làm này sẽ khiến trẻ hấp thu lượng canxi trong sữa kém hơn.
>>>>>Xem thêm: Bé sơ sinh bị táo bón và cách massage cải thiện hiệu quả
- Ngoài chú ý chất lượng sữa mẹ, bổ sung sữa công thức, cho trẻ phơi nắng, mẹ cũng cần chú ý hơn trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của con. Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên lưu ý những thực phẩm món ăn giàu canxi, bổ sung canxi qua thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cũng là một động thái tích cực, trong hướng cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ.
Với các thông tin chia sẻ như trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng không còn khiến phụ huynh phải lo lắng thái quá. Bố mẹ hãy chăm sóc con một cách toàn diện, khoa học, chắc chắn điều này sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện của con nói chung, và lúc này việc răng mọc muộn sẽ không còn là vấn đề lớn nữa.
Tuyết Nguyễn tổng hợp