Trẻ 1 tháng tuổi sẽ được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần nếu như mẹ có một phương pháp chăm con hiệu quả. Làm thế nào để cho con bú no, ngủ ngon…với trẻ 1 tháng tuổi tưởng chừng đơn giản, song với không ít bà mẹ, đây lại là một thử thách, nhất là những bà mẹ có con lần đầu. Giúp mẹ dễ dàng trải qua giai đoạn này trong sự nhẹ nhàng; cũng như trở nên thông thái; chăm con tốt hơn; bé phát triển toàn diện, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những lưu ý chính cần thiết cho mẹ như dưới đây, mẹ hãy tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ 1 tháng tuổi phát triển toàn diện nhờ mẹ thông thái
Contents
1. Những điều cần lưu ý khi chăm trẻ 1 tháng tuổi
1.1 Cân bằng nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Trong giai đoạn này nguồn thức ăn chủ yếu của con là sữa mẹ, sữa mẹ giúp con phát triển toàn diện và đảm bảo một sức khỏe tốt cho bé. Ngoài sữa mẹ, trẻ không cần bổ sung thêm gì khác, kể cả nước lọc.
Để mang đến nguồn sữa đầy chất dinh dưỡng cho con thì mẹ cần có một chế độ ăn khoa học, không kiêng kem quá mức, bởi như thế sẽ không cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho con. Trong vài tuần đầu khi chào đời bé có nhu cầu bú rất cao, vì vậy mẹ không nên để khoảng cách thời gian giữa các lần con bú quá lâu, cũng như đừng áp đặt con về thời gian bú, hãy để con tự quyết định điều này. Đặc biệt lưu ý với những bé sinh non, hoặc có những bé không đòi bú, vẫn ngủ ngay cả khi có nhu cầu, mẹ phải lưu ý thời gian đánh thức con để cho con bú đủ cữ, dựa trên căn bản là nhu cầu bú của trẻ mới sinh từ 8-12 cữ/ ngày.
Khi cho con bú, mẹ cũng cần lưu ý một điều quan trọng khác chính là tạo tư thế hợp lý, thoải mái cho cả mẹ và con, như thế con sẽ bú tốt, bú đủ. Mẹ nên cho con ngậm cả phần núm vú. Không nên chỉ con ngậm phần đầu vì điều này có thể sẽ khiến mẹ rất đau, nhất là khi phần này bị nứt.
Thêm vào đó, sau khi con bú, mẹ cần cho con ợ hơi để tránh tình trạng nôn trớ.
1.2 Chế độ ngủ phải được đảm bảo đủ giấc
Trẻ 1 tháng tuổi rất nhạy cảm bởi tiếng ồn và mọi thứ xung quanh. Vì vậy mẹ phải tạo một không gian êm ái đảm bảo giấc ngủ cho con. Nếu nơi bạn sinh sống quá ồn ào và bị ảnh hưởng bởi xe cộ thì có thể thiết kế các miếng dán cách âm, hay cho con nghe những bản nhạc dịu êm để bé không bị giật mình khi ngủ. Thêm vào đó, mẹ hãy tập cho con làm quen ánh sáng ban ngày và ban đêm, cũng như khi bé ngủ cần phải đảm bảo không gian không có quá nhiều ánh sáng, để bé ngủ ngon hơn.
Thời điểm 1 tháng tuổi bé ngủ rất nhiều, trung bình từ 16 -18 tiếng mỗi ngày. Bé chỉ dậy khi có nhu cầu bú mẹ hoặc tiểu tiện. Vì vậy các mẹ không phải lo lắng và thắc mắc tại sao con trẻ nhà mình lại ngủ nhiều đến vậy. Khi con có dấu hiệu buồn ngủ mẹ phải đáp ứng yêu cầu đó, tránh trường hợp bé quấy khóc nhé.
Tìm hiểu thêm: Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?
Trong những tháng đầu đời, đa số các đứa trẻ đều có thể sẽ quấy khóc vào ban đêm. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc cho con thức nhiều vào ban ngày sẽ giúp bé dễ đi sâu giấc ngủ vào buổi tối và không quấy khóc. Tuy nhiên đây là một việc hết sức sai lầm bởi con không ngủ đủ kể cả ban ngày, đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
1.3 Đảm bảo nhiệt độ phòng và phơi nắng cho bé đúng cách
Theo thói quen của người Việt, mẹ sau sinh còn ở cữ thường ở trong phòng kín gió đến bưng bít. Hoặc ở những nơi hay mùa thời tiết nóng nảy, lại sử dụng máy lạnh liên tục. Điều này đều không tốt cho bé. Phòng ở của bé không để gió lùa nhưng cũng phải đảm bảo sự thông thoáng. Nhiệt độ phòng ổn định tốt nhất là 28 độ C, ngay cả khi phải dùng đến máy lạnh. Thêm vào đó, mẹ cũng cần tránh thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột để tránh tình trạng bé bị sốc nhiệt độ, không tốt cho sức khỏe của bé.
Liên quan đến việc phơi nắng, trẻ 1 tháng tuổi cần được phơi nắng và phơi nắng đúng cách , để bé hấp thụ được nguồn vitamin D cần thiết cho cơ thể. Mẹ cần tránh việc ủ ấp trẻ quá kỹ, hoặc khi phơi nắng bé không bảo vệ kỹ mắt, cũng như mặt và đầu của bé.
2. Tạo những hoạt động, thói quen tốt để trẻ 1 tháng tuổi phát triển toàn diện
Qua tuần thứ 2 kể từ sau khi chào đời bé đã cảm nhận được sự thay đổi của mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo con được phát triển đầy đủ về mọi mặt thì mẹ nên lưu ý những điều cơ bản dưới đây:
- Bé bắt đầu quan sát chung quanh : Trong giai đoạn này bé có thể nhìn các vật có khoảng cách từ 20 cm, cũng như nhận biết các màu sắc tương phản cơ bản trắng, đen. Chính vì vậy các mẹ đừng quên hãy đặt các vật dụng xung quanh con để con phát triển thị giác . Bên cạnh đó, mẹ có thể di chuyển các đồ vật từ từ để con hoàn thiện hơn về cơ mắt.
>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho mẹ sau sinh nên xây dựng như thế nào cho hiệu quả
- Bé thích giao tiếp : Con thích nhìn vào mắt mẹ, miệng mẹ, bắt đầu thích nghe người khác nói chuyện. Vì vậy, mẹ có thể trò chuyện những đoạn hội thoại ngắn cùng con. Mẹ để ý con sẽ rất thích thú điều này đó, việc giao tiếp với con giúp con phát triển về cảm xúc, còn thắt chặt tình cảm mẫu tử nữa.
- Kỹ năng kiểm soát đầu : Mặc dù con chưa thực sự cứng cáp, tuy nhiên ở ngay tháng đầu tiên này, con đã có dấu hiệu rướn người nhẹ, thỉnh thoảng muốn nâng cổ và đầu cao hơn một chút, và chúng ta thường gọi trường hợp này là bé muốn ngóc đầu lên. Điều này không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mà là một biểu hiện bình thường về sự phát triển kỹ năng vận động ban đầu của con, cụ thể là kỹ năng kiểm soát đầu của bé. Mẹ cần để ý kỹ, hỗ trợ con, giúp cho con thực hiện bằng cách bế con lên khỏi chỗ nằm, đỡ và nâng phần đầu cổ con cao hơn một chút trong một vài phút nhé.
Trẻ 1 tháng tuổi trong suy nghĩ của chúng ta thường gắn với sự hình dung chăm sóc không khó. Thế nhưng điều này chỉ đúng nếu mẹ có một kiến thức chăm sóc con vững vàng, cũng như phương pháp chăm sóc hợp lý. Và một khi mẹ lưu tâm những điều cần lưu ý khi chăm con 1 tháng tuổi, mẹ không chỉ trở nên thông thái trong cách chăm bé, khỏe cho mình, mà còn giúp con phát triển toàn diện ở giai đoạn này.
Nguyễn Tuyết tổng hợp