Trái cây tốt cho bà bầu bởi ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ và bé còn có tác dụng đẹp da. Đặc biệt, một số loại trái cây còn góp phần giúp cải thiện tình trạng tiểu đường nếu mẹ bầu mắc phải trong giai đoạn thai kỳ, chúng ta cùng xem qua là các loại nào nhé.
Bạn đang đọc: Trái cây tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ và lưu ý chị em nên biết
Contents
1. Về bệnh tiểu đường thai kỳ
Bà bầu mang thai từ tuần 20 trở lên, có thể sẽ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ do cơ thể mẹ không thể tổng hợp được insulin hoặc do nội tiết tố bị rối loạn. Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng dùng glucose giống như bệnh nhân bị tiểu đường thông thường. Điều này gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi.
Đối tượng dễ rơi vào bệnh tiểu đường thai kỳ thường là người có gen tiểu đường tuýp 2, béo phì và một số bệnh liên quan khác. Tuy nhiên so với bệnh nhân tiểu đường bình thường, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có khả năng khỏi sau khi sinh con nếu có chế độ ăn phù hợp trong và sau sinh.
Một số biểu hiện khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Cơ thể bà bầu luôn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, không có sức sống.
- Mẹ bầu cảm thấy miệng khô khan, hay khát nước và uống lượng nước nhiều hơn so với bình thường.
- Đi tiểu thường xuyên cả ngày lẫn đêm, làm gián đoạn giấc ngủ gây mất ngủ.
- Khi bị các vết thương, trầy xước sẽ lâu lành hơn các thai phụ bình thường.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải có thực đơn ăn uống nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ, trong đó sử dụng hoa quả cũng là phần quan trọng cần được lưu ý.
2. Trái cây tốt cho bà bầu tiểu đường thai kỳ như thế nào
Trái cây tốt cho bà bầu sẽ càng được lựa chọn kỹ hơn đối với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Để thai nhi an toàn, khỏe mạnh mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó bao gồm cả việc dùng trái cây như thế nào. Trong các nhóm thực phẩm cho bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ , trái cây là lựa chọn tuyệt vời vừa có đường huyết GI thấp vừa cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho bữa ăn hàng ngày của mẹ bầu.
Yếu tố quan trọng khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chính là thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Do đó ngoài cung cấp dinh dưỡng, trái cây sẽ giúp mẹ kiểm soát được cân nặng, hạn chế được cảm giác thèm cơm khi thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt cho người tiểu đường.
Bên cạnh đó, chất xơ trong trái cây được chia thành hai nhóm là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Công dụng nổi bật của chất xơ hòa tan là kết hợp với các axit mật có trong ruột tạo ra khả năng làm giảm nhũ tương hóa chất béo trong thức ăn, xâu chuỗi với các cholesterol đẩy chúng ra bên ngoài cơ thể. Song, còn đối với chất xơ không hòa tan sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn, phòng ung thư trực tràng và đào thải cholesterol cho cơ thể.
Ngoài ra, trong trái cây còn chứa lượng “khổng lồ” các chất chống oxy hóa như vitamin A, B, C hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế nhiễm vi khuẩn cho cơ thể. Đồng thời, trái cây còn có lượng khoáng chất dồi dào như K, Canxi, Na,…Đây đều là cách chất dinh dưỡng cần thiết, quan trọng nuôi dưỡng cơ thể mẹ, giúp thai nhi phát triển toàn diện trong quá trình thai kỳ.
3. Khẩu phần trái cây trong thực đơn
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ phải chủ động giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều đó sẽ làm họ khó chịu, khi cơ thể đang cần bổ sung năng lượng cho 2 người. Trái cây sẽ bù đắp vào lượng tinh bột hao hụt hiệu quả, tuy nhiên cũng phải có liều lượng một cách khoa học.
Lượng trái cây mà mẹ bầu có thể ăn tương đương với khoảng 15 gram đường mỗi ngày. Sự phân chia khối lượng của các loại trái cây sẽ tùy thuộc vào độ ngọt của chúng. Lấy ví dụ như 1 quả mâm xôi sẽ ít ngọt hơn 1 quả chuối, nên 1 phần mâm xôi sẽ nhiều hơn 1 phần chuối.
Tương tự, nếu như mẹ quá thèm vào lỡ ăn trái cây nhiều hơn ở mức quy định thì hãy “chữa cháy” bằng cách tự giảm bớt phần tinh bột trong bữa ăn ngày đó của mình xuống để đảm bảo an toàn. Ăn trái cây theo khẩu phần sẽ giúp các mẹ kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể, phân bổ đều các bữa ăn, đảm bảo sự ổn định, cân bằng lượng đường, chặn đứng sự phát triển của bệnh.
Một phần trái cây chứa khoảng 15 gram đường có thể gồm: 2 quả kiwi, 14 quả cherry nhỏ, 2 quả mận, 1 quả chuối/táo/lê/bơ/quýt/cam, 7 quả dâu tây, 6 quả vải, 1 miếng đu đủ/xoài/bưởi khoảng 5cm.
4. Top những loại trái cây ít đường tốt cho bà bầu
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khiến nhiều thai phụ bất an, lo lắng trong quá trình mang thai. Bởi, đây là chứng bệnh nguy hiểm, nếu không có chế độ ăn hợp lí làm bệnh chuyển biến nghiệm trọng còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh mẹ và gia đình đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu thông tin, tìm ra thực phẩm phù hợp đảm bào an toàn cho mẹ và bé.
Dưới đây là top những loại trái cây an toàn và dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
4.1. Kiwi
Kiwi là một trong những loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nhất mà bà bầu cần lựa chọn. Trong kiwi có chứa nhiều axit folic có tác dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin C, chất xơ, kali,…cho cơ thể mẹ và bé. Đồng thời, kiwi có hàm lượng carbohydrates thấp, giúp điều chỉnh mức đường huyết luôn ở thế cân bằng.
4.2. Hoa quả họ cam (cam, quýt, bưởi)
Hoa quả họ cam là loại trái cây được nhiều bà bầu ưu chuộng vì khả năng dinh dưỡng mà nó mang lại. Trong các loại quả này có nhiều hàm lượng chất xơ, vitamin A, C, B9, khoáng chất canxi, axit folic , kali…có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch giúp giải độc, lợi tiểu. Ngoài ra, các loại quả này còn có công dụng triệt tiêu nguy cơ khuyết tật, dị dạng ở thai nhi, tăng cường miễn dịch, cân bằng và ổn định huyết áp, đường huyết, đảm bảo cho xương chắc khỏe.
4.3. Táo
Táo hứa hẹn sẽ là loại quả bổ dưỡng, nhiều công dụng bất ngờ. Hàm lượng chất xơ, vitamin C, cùng một số chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể bà bầu và bé. Đặc biệt, theo một số nguyên cứu của các chuyên gia cho rằng ăn táo sẽ hạn chế khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Đồng thời, ăn táo mỗi ngày sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 28% so với những người không ăn táo.
4.4. Bơ
Bơ là loại trái cây có hàm lượng carbohydrates thấp và chất xơ cao ít tác động đến lượng đường trong máu. Bởi thế bơ được xem lựa chọn hàng đầu của các bà bầu bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ.
4.5. Chanh
Chất chống oxy hóa dồi dào trong chanh sẽ rất tốt cho sức khỏe của huyết quản. Chanh được xem là “thần dược” cho những ngày mệt mỏi, cần bổ sung dưỡng chất, năng lượng cho tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra, nó còn co công dụng ngăn ngừa các bệnh hạ huyết áp, căng huyết quản, một số triệu chứng xấu do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra. Đồng thời, uống nước chanh còn giúp thanh lọc thức ăn dầu mỡ, kích thích hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động tốt hơn.
4.6. Lựu
Đối với các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường lựu có dụng vô cùng vượt trội mà các mẹ không nên bỏ qua. Bởi, trong lựu chứa nhiều các nguyên tố vi lượng, axit amin cung cấp dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Không những thế, lựu còn có khả năng giúp tiêu hóa tốt thức ăn, đào thải cholesterol, phòng ngừa được các biến chứng của tiểu đường như cao huyết áp, tim mạch, bệnh động mạch vành,…
Tìm hiểu thêm: Uống thuốc tây khi mang thai, nên hay không?
4.7. Lê
Trong lê chứ hàm lượng nước khổng lồ đến 80%. Hơn hết, lê còn có nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất và axit malic cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé. Đặc biệt, nhiều người đã dùng lê như một cách chữa tiểu đường, thường xuyên ăn lê sẽ có khả năng giảm bệnh, tốt cho sức khỏe.
4.8. Ổi
Ổi được rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường sử dụng trong tâm thế an tâm. Bởi, nguồn chất xơ dồi dào cộng với vitamin A, C, và các khoáng chất đồng, mangan, kali, folate,…giúp điều hòa lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn. Do đó, ổi sẽ là công cụ thích hợp để cân bằng đường huyết trong cơ thể.
4.9. Mận
Khi bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cơ thể sẽ dễ gặp triệu chứng khó chịu, mệt mỏi. Lúc đó, các mẹ đừng quên thêm mận vào thực đơn ăn uống. Bởi, trong mận giàu vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu giải nhiệt, xua tan mệt mỏi và làm tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.
Ngoài ra, mận còn giúp giải nhiệt cho gan, bổ sung nước và lợi tiểu. Ăn mận sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiếp nước vào những ngày trời trưa nóng bức. Mận còn có khả năng bổ máu, bổ sung chất sắt giúp mẹ không lo thiếu máu, thiếu sắt cho thai nhi trong giai đoạn thai kỳ.
4.10. Các loại quả dâu tây, mâm xôi, việt quất,…
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong dâu tây có hàm lượng vitamin C cao, đây là yếu tố quan trọng phòng chống tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, các siêu trái cây này còn chứa chất anthocyanin cao có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4.11. Chuối
- Trong chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho mẹ và thai nhi. Nhưng nó cũng có chứa lượng đường khá cao làm nhiều bà bầu bị tiểu đường băn khoăn không biết có nên ăn chuối hay không. Tuy nhiên, thực tế mẹ bầu có thể ăn nhưng các mẹ cần tìm hiểu kỹ và chọn ăn vào thời điểm phù hợp là được.
- Nên ăn chuối cách xa bữa ăn : Mẹ bầu có thể chủ động điều chỉnh giảm lại lượng tinh bột trong bữa ăn, khi mẹ bỉm muốn ăn các món chế biến từ chuối trong bữa ăn.
- Nên ăn chuối màu hơi xanh : Vì trong chuối quá chín sẽ chứa hàm lượng đường cao, nên mẹ bầu không nên ăn liều trong trường hợp này.
- Đặc biệt không nên ăn chuối kèm kẹo bánh, nước ngọt hoặc các món ăn chế biến từ chuốt quá ngọt (chè chuối, chuối hấp nước cốt dừa,…). Vì lượng đường trong các loại thực phẩm này rất cao dễ làm tăng đột ngột lượng đường trong cơ thể bà bầu.
4.12. Đào
Đề cập đến đào, trong thời gian thai kỳ, đông đảo chị em rất băn khoăn về việc bà bầu có ăn đào được không , do từ xưa, theo dân gian, bà bầu không nên ăn đào.
Đào là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C, B, khoáng chất khá cao có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong đào chỉ số đường huyết thấp và chất chống oxy cao giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ.
4.13. Thanh long
Thanh Long là lựa chọn an toàn mà các mẹ bầu không nên quên khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Thanh long giàu chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát được lượng đường trong máu, hạn chế sự phát triển của bệnh. Đồng thời, thanh long chủ yếu được cấu tạo từ màng nhầy pectin, dồi dào chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose giúp phòng ngừa các bệnh béo phì, xơ vữa động mạch, táo bón, viêm ruột kết,…
Ngoài ra, ăn thanh long còn có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đói thay thế tinh bột một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên ăn nhiều nhất 1 quả thanh long mỗi ngày và tránh ăn vào buổi tối.
5. Lưu ý dành cho mẹ bầu tiểu đường khi ăn trái cây
Tùy theo từng loại trái cây mà chúng sẽ chứa hàm lượng đường khác nhau. Ví dụ, một số loại trái cây như sầu riêng, xoài chín, chuối, nhãn, mít,…sẽ có vị ngọt nhiều và nằm trong nhóm có chứa lượng đường cao hơn so với các loại trái cây như mâm xôi, việt quất, phúc bồn tử, dâu tây, chanh,…
Như vậy, các loại trái cây có hàm lượng đường cao khi ăn vào sẽ làm cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao so với nhóm còn lại. Do đó, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên hạn chế tối đa hoặc muốn ăn mẹ nên ăn ít hơn bình thường. Lưu ý, nên ăn sau bữa ăn chính và mỗi tuần chỉ ăn 1 lần hoặc ít hơn 1 lần. Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn các loại trái cây thuộc nhóm ít đường, nhiều nước như thanh long, táo, lê, bưởi…
Điều đặc biệt, các mẹ bầu cần phải ghi nhớ là không nên chế biến trái cây bằng cách xay sinh tố, nước ép vì lúc nào chất xơ trong trái cây đã bị loại bỏ làm lượng đường tăng cao, hấp thụ tốt vào máu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng hạn chế các loại hoa quả sấy khô, nên ăn hoa quả tươi và ăn nguyên miếng sẽ có lợi cho sức khỏe hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu đi hát karaoke có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trái cây tốt cho bà bầu rất đa dạng, nhưng riêng đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ việc lựa chọn trái cây phù hợp cả về loại lẫn lượng dùng để cho sức khỏe sẽ là câu hỏi khó. Do đó, với bài viết trên, Blogtretho.edu.vn hy vọng sẽ giúp mẹ cũng như gia đình có thêm thông tin hữu ích, để có cách lựa chọn loại trái cây, khẩu phần phù hợp giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển an toàn.
Ngọc Hân tổng hợp