Trẻ bị kích thích quá mức – hẳn là vấn đề này còn mới với các bố mẹ Việt. Chính vì đây là một chủ đề mới, nên việc bố mẹ quan tâm tìm hiểu cũng là cần thiết. Hiểu và nhận biết đúng đắn về tình trạng này, có thể là chìa khóa để bố mẹ chăm sóc con tốt hơn, trong một số trường hợp.
Bạn đang đọc: Tình trạng trẻ bị kích thích quá mức – một chủ đề hay bố mẹ nên quan tâm
Một môi trường có sự kích thích sẽ giúp bé học hỏi và phát triển – chúng ta đều biết điều này. Tuy nhiên, có lúc quá nhiều hoạt động sẽ dẫn tới việc trẻ bị kích thích quá mức, vì vậy, thời gian nghỉ giải lao cũng rất quan trọng với bé. Và trên tất cả là tìm cách cân bằng phù hợp cho bé con của bạn.
Contents
1. Kích thích quá mức là gì?
Tình trạng bị kích thích quá mức xảy ra khi bé bị bao quanh bởi quá nhiều sự trải nghiệm, cảm xúc, tiếng ồn và các hoạt động so với khả năng của bé. Ví dụ, một trẻ sơ sinh có thể trở nên rất bối rối sau một bữa tiệc, nơi được nhiều người lớn ôm ấp. Một trẻ mẫu giáo có thể trở nên cáu giận sau một sự kiện lớn như một bữa tiệc sinh nhật. Một đứa trẻ ở độ tuổi đi học có thể dễ dàng cáu kỉnh, khi ngay sau giờ học chính thức là giờ chăm sóc và ngay sau đó lại phải học bơi.
Những trẻ bị kích thích quá mức thường sẽ bị mệt mỏi và cảm thấy bị quá tải. Và khi tình trạng này xảy ra, chúng cần thời gian tĩnh lặng và một không gian quen thuộc để bình tĩnh lại.
2. Dấu hiệu của sự kích thích quá mức
2.1 Biểu hiện của trẻ khi bị kích thích quá mức
Đối với trẻ sơ sinh
– Cáu kỉnh hoặc mệt mỏi
– Khóc nhiều hơn
– Có vẻ khó chịu và ngoảnh mặt khỏi bạn
– Cử động một cách nhát gừng
– Nắm chặt tay, vẫy cánh tay hoặc đá chân
Đối với trẻ mới tập đi và trẻ mẫu giáo
– Tỏ ra cáu kỉnh, mệt mỏi và khó chịu.
– Khóc và không muốn diễn tả cảm xúc của mình bằng lời nói
– Tự quăng mình xuống sàn trong nước mắt hoặc giận dữ
– Nói với bạn là bé không muốn tham gia một hoạt động cụ thể nào đó nữa
– Từ chối làm những việc đơn giản như đeo dây an toàn
Bạn sẽ sẽ dễ dàng thấy được các dấu hiệu đặc biệt mà bé sẽ thể hiện khi bé bịch kích thích quá mức.
2.2 Cân bằng giữa thời gian hoạt động và thời gian yên tĩnh
Trong 5 năm đầu đời, bộ não của bé phát triển nhanh hơn bất kì giai đoạn nào khác trong đời. Những trải nghiệm đầu tiên – những thứ bé nhìn thấy, nghe được, chạm vào, ngửi và nếm – sẽ kích thích não bộ tạo ra hàng triệu sự liên kết.
Điều này có nghĩa là trẻ sẽ cần một môi trường có các loại kích thích từ nhiều hoạt động khác nhau, những hoạt động có thể giúp bé có nhiều cách để chơi và học, và nhiều cơ hội đế bé thực hành những gì đã học được.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần phải dành cả ngày mỗi ngày để treo đồ chơi trước mặt bé, hoặc rằng bạn phải vội vã đón con bạn từ trường đến thẳng các khóa ngoại khóa. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần có thời gian yên tĩnh trong các môi trường quen thuộc.
Con của bạn sẽ được lợi nhiều từ việc tự giải trí, tự khám phá môi trường xung quanh theo cách và nhịp độ của riêng mình. Thời gian này sẽ giúp bé học cách kiểm soát chính mình, việc luyện tập khi cần thời gian yên tĩnh và tìm việc gì đó để làm trong thời gian này sẽ giúp bé cảm thấy tốt hơn.
3. Cách xử trí đối với tình trạng bị kích thích quá mức
Đối với trẻ sơ sinh
Khi bạn nhận thấy bé có dấu hiệu bị kích thích quá mức, hãy đưa bé đến một nơi yên tĩnh – chẳng hạn như nôi hoặc cũi của bé. Nếu bạn đưa bé ra ngoài, hãy đặt bé trong xe đẩy và quấn bé trong áo choàng hoặc khăn sáng màu.
Việc bọc, quấn sẽ giúp bé bình tĩnh trở lại vì giảm được sự nhạy cảm của cơ thể. Bé cũng có thể thấy dễ chịu, nếu được bạn mang theo bằng địu hoặc thứ gì đó tương tự trong các hoạt động hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là đủ?
Đối với trẻ mới tập đi và trẻ mẫu giáo
Dưới đây là một số gợi ý để giải quyết tình trạng trên đối với trẻ mới tập đi và trẻ mẫu giáo:
– Bãn hãy cố gắng bình tĩnh. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh theo.
– Hãy giảm tiếng ồn và các hoạt động xung quanh trẻ. Ví dụ hãy tắt ti vi hoặc đài phát thanh và đưa trẻ về phòng ngủ, hoặc để trẻ ở gần bạn nếu điều đó giúp trẻ dịu lại.
– Hãy giúp trẻ thể hiện những bức xúc mà trẻ đang biểu lộ qua hành động bằng lời nói. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Mẹ thấy là con đang khó chịu”, “Mẹ thấy là con đang bị quá tải”.
– Hãy ngồi bên cạnh trẻ một cách yên lặng và chọn một hoạt động nhẹ nhàng. Bạn có thể đọc một câu chuyện, nằm xuống cạnh trẻ, ngân nga một giai điệu bài hát hoặc vuốt ve lưng trẻ. Khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy cho trẻ một khoảng thời gian tự chơi một mình.
– Nếu trẻ nói không muốn tham gia một hoạt động cụ thể nào đó, bạn hãy tìm hiểu xem trẻ không thích điều gì ở hoạt động đó. Tốt nhất hãy nói chuyện với trẻ sau, khi trẻ đã bình tĩnh lại.
Nếu bạn thấy hành động của trẻ có vấn đề do trẻ bị kích thức quá mức hay bị áp lực, hầu như việc xử lý bằng cách thay đổi môi trường đều hiệu quả.
Đối với trẻ đã đi học
Ở tuổi này trẻ đã có thể tự trấn tĩnh mình. Và dưới đây là một số gợi ý có thể hữu ích cho bạn:
– Hãy giúp trẻ diễn tả cảm xúc của mình bằng từ ngữ. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Mẹ thấy là con đang khó chịu”, “Mẹ thấy là con đang bị quá tải”.
– Gợi ý cho trẻ đến một nơi yên tĩnh nếu trẻ cáu kỉnh hoặc quá mệt mỏi để diễn tả cảm xúc của mình. Ví dụ, trẻ có thể đọc sách hoặc nghe nhạc trong phòng mình.
– Hãy nói chuyện với trẻ về những hoạt động mà trẻ thấy hứng thú hoặc quan trọng. Trẻ có thể sẽ cần suy nghĩ đến việc giảm bớt một hoạt động nào đó nếu thấy mình bị quá sức.
– Nghiên cứu những kế hoạch đáng lưu tâm cho trẻ. Bạn có thể tìm thấy một số thứ mà bạn và trẻ có thể làm cùng nhau.
Bạn nên lưu ý là trẻ cần có đủ thời gian trong tuần để học tập, dành cho gia đình, giao tiếp với bạn bè và cho chính mình.
>>>>>Xem thêm: Cho bé chơi cát với những lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua
4. Cung cấp đủ lượng kích thích cho trẻ
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bao nhiêu kích thích là quá nhiều, vì mỗi trẻ đều khác nhau. Mỗi đứa trẻ có thể đương đầu với lượng kích thích khác nhau. Một số trẻ có khả năng thích ứng với sự kích thích của môi trường tốt hơn trẻ khác.
Hãy để trẻ là người dẫn đường cho bạn và hãy nhớ sự điều độ là tốt nhất.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sẽ là rất tốt nếu bạn để cho bé có một khoảng thời gian mỗi ngày (ngoài thời gian ngủ) để tự chơi hoặc thư giãn.
Đối với trẻ ở độ tuổi đi học, một hoặc hai hoạt động ngoại khóa mà trẻ thật sự thích và hứng thú sẽ giúp ích nhiều cho trẻ. Thể thao, âm nhạc hoặc các câu lạc bộ khác sẽ là môi trường tuyệt vời để trẻ phát triển các kỹ năng , kết bạn và theo đuổi sở thích của mình. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trường học có nghĩa là quỹ thời gian để trẻ thư giãn và tự giải trí sẽ giảm đi. Vì vậy, bạn nên dành sự quan tâm và trò chuyện thường xuyên để giúp trẻ lên kế hoạch và cân bằng mọi thứ cho hợp lý và điều độ bạn nhé.
Theo Raising Children
Lily Nguyễn lược dịch