Trong chín tháng thai kỳ, các mẹ bầu dường như sẽ có những cảm xúc rất giống nhau.
Bạn đang đọc: Tiết lộ 9 cung bậc cảm xúc không thể quên của mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Đó là những cung bậc cảm xúc từ ngạc nhiên, vui sướng đến có chút lo âu rồi vỡ òa hạnh phúc và chúng sẽ luôn là những điều mẹ không thể quên được. Hãy cùng xem đó là những cung bậc nào mẹ nhé.
Tháng đầu tiên: Hồi hộp và hoài nghi
Các dấu hiệu thai kỳ đầu tiên sẽ xuất hiện khi bé đã được 1 tháng tuổi. Thế nhưng không phải lúc nào chúng cũng rõ ràng nên đôi lúc sẽ khiến mẹ có chút hoài nghi rằng liệu bé có thực sự đã đến với bố mẹ hay chưa. Từ hai vạch chưa mấy rõ ràng trên que thử thai đến cảm giác thèm chua, tất cả đều làm mẹ cảm thấy hồi hộp.
Tháng thứ 2: Vỡ òa niềm vui
Đến tháng thứ 2 các dấu hiệu thai kỳ đã chắc chắn hiện rõ. Niềm vui sẽ vỡ òa trong lòng mẹ và cả bố. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy đau người, nở ngực, thèm ăn, tâm trạng thất thường… Nhưng dù sao đi nữa thì niềm vui cũng sẽ tràn ngập, và từ đây mẹ sẽ bắt đầu những ngày tháng chờ đợi con chào đời.
Tháng thứ 3: Hãnh diện thông báo tin vui
Đến tháng thứ 3 thì các mẹ sẽ bùng nổ cảm giác muốn khoe tin vui này cho cả thế giới biết. Không chỉ là với người nhà, bạn thân, mà bạn sẽ còn có thể muốn nói với bất cứ ai quanh mình. Lúc này mẹ sẽ không lo nghĩ gì về chuyện mình sẽ trông hơi thừa cân mà chỉ hãnh diện vì mình sẽ trở thành một người mẹ trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Điểm mặt 4 tật xấu mẹ có thể truyền sang con
Tháng thứ 4: Băn khoăn là con gái, hay con trai
Thực sự cho đến tháng thứ 4 thì các dấu hiệu giới tính của bé mới được thể hiện rõ ràng. Các dấu hiệu nhận biết có thể không chính xác, nhưng mẹ có thể đi siêu âm để xác thực thông tin này. Mặc dù vậy, chắc chắn là mẹ bầu nào cũng sẽ không tránh khỏi những lúc băn khoăn liệu thiên thần đã đến với mình là bé trai hay bé gái đây.
Tháng thứ 5: Sửng sốt với sự hình thành của bé
Nếu những tháng trước bé trông giống như một “bào thai” thì đến thời gian này bé đã có hình ảnh của một “em bé”. Mẹ đã có thể thấy được những hình ảnh của móng tay bé đang mọc, tóc của bé đang mọc, chân tay của bé đang vận động, và có thể cảm thấy bé còn đang cười nữa đấy.
Tháng thứ 6: Muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc
Đến tháng thứ 6 của thai kỳ nghĩa là mẹ đã đi được 2/3 chặng đường mang thai. Lúc này bụng của mẹ đã lộ rõ, và bỗng dưng nhiều mẹ muốn được lưu giữ lại hình ảnh này. Vào tháng thứ 6, thân hình của mẹ chưa thực sự “phát tướng” nhưng bụng của mẹ đã có thể “ăn ảnh” rồi.
Tháng thứ 7: Bắt đầu chờ đợi bé ra đời
Dù thời gian mang thai là 9 tháng 10 ngày thì đến tháng thứ 7 nhiều mẹ cũng đã bắt đầu có cảm giác chờ đợi bé ra đời. Đơn giản vì tháng thứ 7 là tháng bắt đầu của tam cá nguyệt thứ 3 – tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Lúc này cơ thể mẹ có những biến chuyển ngày càng trở nên mạnh mẽ để chuẩn bị cho ngày sinh nở.
Tháng thứ 8: Sao thời gian trôi qua lâu quá vậy!
Bắt đầu chờ đợi từ tháng 7, tiếp tục chờ đợi vào tháng 8, và điều đó khiến thời gian như trôi qua quá chậm chạp. Hơn nữa lúc này cơ thể mẹ bầu cũng nặng nề hơn, mẹ cũng buồn ngủ và mệt mỏi hơn, thế nên mẹ bầu nào dường như cũng mong thai kỳ hãy diễn ra với nhịp độ nhanh hơn chút nữa và ngày tháng mau chóng lùi lại phía sau.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non
Tháng thứ 9: Sốt ruột chờ đợi bé chào đời!
Trong cả ba tháng mong chờ thì tháng cuối làm nhiều mẹ sốt ruột nhất. Mong chờ, rồi lo lắng, rồi mong chờ… vậy mà bé vẫn chưa chịu ra, nhất là khi đã quá ngày dự sinh 1,2 hôm. Lúc này thực sự mẹ cảm thấy sốt ruột đấy.
Cơ thể nặng nề của mẹ lúc này cũng đã thay đổi rất nhiều và sẵn sàng cho cuộc sinh nở. Chính vì vậy nên mẹ sẽ ở trong trạng thái căng thẳng vô cùng.
Bé yêu ơi, đến lúc rồi, hãy chào đời để gặp ba mẹ con nhé.
Những cảm xúc của 9 tháng mang thai khép lại khi con trẻ cất tiếng khóc chào đời. Mẹ có thấy mình đã từng trong những cảm xúc đó không?
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)