Tiêm thuốc tránh thai là một trong các biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại không biết sử dụng biện pháp tránh thai này có hại đến sức khỏe hay không. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, hãy tham khảo thông tin cụ thể liên quan, qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tiêm thuốc tránh thai có hại như thế nào với sức khỏe?
Contents
1. Tiêm thuốc tránh thai là như thế nào?
Thuốc tránh thai dạng tiêm là một loại thuốc tổng hợp tương tự như Progesterone, một loại nội tiết tố bình thường trong cơ thể của người phụ nữ, được sản xuất ra từ buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Hiện nay, biện pháp tránh thai bằng tiêm thuốc được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Tuy nhiên, một số người con e ngại không biết lạm dụng thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe hay không?
2. Tiêm thuốc tránh thai có hại như thế nào với sức khỏe?
Tác dụng chính của tiêm thuốc tránh thai nhằm ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn, an toàn cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có mặt hạn chế của nó, khi tồn tại một số tác dụng phụ như sau:
- Thuốc tránh thai dạng tiêm chỉ chứa Progestin nên lượng Progestin sẽ cao hơn Estrogen so với mức bình thường. Vì vậy, niêm mạc tử cung không phát triển dày ra và bị bong, chảy máu như lúc có kinh nguyệt. Tình trạng nay có đến 60% phụ nữ mắc phải khi áp dụng biện pháp này.
Tìm hiểu thêm: Cách đặt tên cho con năm 2017 hợp tuổi bố mẹ và hạnh phúc cả đời
- Áp dụng biện pháp tránh thai này có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh. Tình trạng rong kinh kéo dài tầm khoảng 7 – 8 ngày, lượng máu ra bằng hay nhiều hơn so mức bình thường (50 – 80 ml). Hiện tượng này sẽ xảy ra trong mũi tiêm đầu tiên, sau đó sẽ dần ổn định.
- Tiêm thuốc tránh thai làm tăng cân nhanh chóng, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng và có thể tiếp tục kéo dài. Theo như khảo sát cho thấy có tới 25% chị em phụ nữ tăng 10 kg sau 3 năm tiêm thuốc tránh thai.
- Biện pháp tránh thai này làm giảm độ kết dính của xương. Vì vậy, sớm gây loãng hóa xương ở bất cứ độ tuổi nào, thường xảy ra nhành và tồi tệ khi kéo dài quá 2 năm.
- Tiêm thuốc tránh thai còn khiến chị em thay đổi tâm trạng giống như khi có thai, thường có một số biểu hiện như: buồn, giận, chán nản, mệt mỏi,… Những chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Một số trường hợp kéo dài cần phải điều trị trong một thời gian ngắn mới cắt đứt được.
>>>>>Xem thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì và lưu ý mẹ nên biết
Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như: đau nhức đầu cương vú, đau bụng dưới , buồn nôn,… Có thể áp dụng những biện pháp thông thường để khắc phục.
3. Những trường hợp không nên tiêm thuốc tránh thai chị em nên biết
Biện pháp này có khả năng phòng tránh có thai ngoài ý muốn cao, nhưng chống chỉ định với một số trường hợp như sau:
- Phụ nữ bị ung thư vú hay trường hợp âm đạo bị chảy máu thất thường.
- Những trường hợp có và đang trong thời kỳ sử dụng thuốc chữa động kinh.
- Trường hợp bị và đang sử dụng thuốc chữa bệnh lao.
- Tiêm thuốc tránh thai không áp dụng cho những trường hợp như thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp.
- Chị em phụ nữ đanh bị bệnh trầm cảm, đau nhức đầu kinh niên từ các nguyên nhân khác nhau.
- Những trường hợp nghi ngờ hoặc đang trong thời gian mang thai.
- Những ai bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý : Nếu tiêm thuốc tránh thai ra máu nhiều, hoặc ra máu bất thường kéo dài các bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Không nên sử dụng phương pháp này quá 2 năm trừ khi bạn không còn biện pháp ngừa thai nào phù hợp hơn.
Hy vọng những thông tin đã giúp chị em nắm rõ hơn về biện pháp tránh thai bằng cách tiêm thuốc tránh thai. Qua thông tiên chi tiết này, hẳn chị em cũng thấy bên cạnh ưu điểm, tiêm thuốc tránh thai cũng tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe. Do đó, nếu có ý định hoặc quyết định thực hiện, chị em cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các bác sĩ, nhằm đảm bảo an toàn cho mình nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp