Tiêm phòng khi mang thai – điều cần làm vì một thai kỳ khỏe mạnh

Rate this post

Tiêm phòng khi mang thai nếu như trước đây chưa được chú ý nhiều thì ngày nay được không chỉ phụ nữ,mà cả cộng đồng quan tâm ngày càng nhiều hơn. Tiêm phòng luôn mang lại nhiều lợi ích nhất định mà đôi khi, nếu bỏ qua những mũi tiêm phòng cần thiết, sẽ để lại những hối tiếc mà có thể chúng ta không có cách nào để có thể khắc phục hoặc cải thiện.

Bạn đang đọc: Tiêm phòng khi mang thai – điều cần làm vì một thai kỳ khỏe mạnh

Tiêm phòng khi mang thai gồm nhiều mũi tiêm. Các loại vắc xin tiêm trước và trong thai kỳ sẽ giúp bảo vệ bạn và bé khỏi những chứng bệnh nghiêm trọng. Chắc bạn đã biết khi mang thai, bạn sẽ chia sẻ tất cả với bé. Điều đó có nghĩa là khi bạn tiêm vắc xin, bạn không những bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ cho cả bé yêu nữa. CDC (Centers for desease control and prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) khuyến cáo rằng bạn nên tiêm phòng ho gà và cúm trong thai kì để bảo vệ sức khỏe cho mình và bé.

Tiêm phòng khi mang thai – điều cần làm vì một thai kỳ khỏe mạnh

1. Tiêm ngừa an toàn trước và trong thai kỳ

CDC đã đưa ra những chỉ dẫn về việc tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết trước và sau khi mang thai. Một số loại vắc xin như sởi, quai bị, rubella (MMR) nên được tiêm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng hoặc hơn. Bạn cũng nên tiêm vắc xin Tdap (phòng ngừa ho gà) trong thai kỳ. Một số loại vắc xin khác như cúm có thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ, phụ thuộc vào thời điểm bạn mang thai có phải mùa cúm hay không. Và khi tiêm ngừa, bạn hãy đảm bảo tham khảo ý kiến bác sỹ về mỗi loại vắc xin trước khi tiêm.

2. Các loại vắc xin tiêm trong thai kỳ

2.1 Vắc xin ho gà

Bệnh ho gà có thể nguy hiểm đối với bắt cứ ai, nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh – có thể là mối đe dọa cho tính mạng trẻ. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 20 trẻ em tử vong do bệnh ho gà. Khoảng một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được điều trị trong bệnh viện. Trẻ càng ít tuổi khi bị ho gà thì càng cần phải điều trị trong bệnh viện. Bạn có thể khó phát hiện con mình bị ho gà vì nhiều bé không hề bị ho, thay vì vậy, bé sẽ bị ngưng thở và chuyển sang tím tái.

Tiêm phòng khi mang thai – điều cần làm vì một thai kỳ khỏe mạnh

Khi bạn tiêm ngừa ho gà trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ sản xuất kháng thể và một số sẽ được truyền qua cho bé trước khi sinh. Những kháng thể này có tác dụng bảo vệ ngắn hạn và rất sớm giúp bé chống lại vi khuẩn gây ho gà.

2.2 Vắc xin cúm

Những thay đổi của hệ miễn dịch, chức năng tim, phổi trong thai kỳ làm cho bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thông thường nếu bị mắc bệnh cúm. Cúm cũng làm tăng nguy cơ gây ra dị tật cho em bé, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Việc tiêm vắc xin cúm nếu bạn mang thai trong mùa cúm – là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và bé trong thai kỳ, cũng như nhiều tháng sau khi sinh khỏi cúm ,và các biến chứng phức tạp liên quan đến căn bệnh này.

Mùa cúm thay đổi theo thời gian từ mùa này sang mùa khác, tuy nhiên CDC khuyến cáo nếu có thể, chúng ta nên tiêm ngừa vào khoảng cuối tháng 10. Chủng ngừa vào thời điểm này sẽ giúp bạn được bảo vệ trước khi hoạt động của cúm bắt đầu tăng.

Tìm hiểu thêm: Cách hay giúp bà bầu khắc phục chứng buồn nôn khi uống vitamin và khoáng chất

Tiêm phòng khi mang thai – điều cần làm vì một thai kỳ khỏe mạnh

2.3 Một số loại vắc xin khác

Vắc xin du lịch

Nếu bạn đang mang thai và có dự định đi du lịch nước ngoài, thì bạn nên trao đổi với bác sỹ ít nhất 4-6 tuần trước chuyến đi, để thảo luận về bất cứ biện pháp phòng ngừa hay loại vắc xin nào mà bạn có thể cần.

Viêm gan B

Một em bé có mẹ bị viêm gan B sẽ có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất trong khi sinh. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sỹ về việc làm các xét nghiệm và việc bạn nên hay không nên tiêm ngừa.

Các loại vắc xin bổ sung

Một số phụ nữ có thể cần tiêm một số loại vắc xin khác trước hoặc sau khi mang thai. Ví dụ, nếu bạn có tiền sử bị bệnh gan mạn tính, bác sỹ sẽ đề nghị tiêm vắc xin ngừa viêm gan A. Nếu bạn làm việc trong phòng thí nghiệm hay bạn đang dự định du lịch đến một quốc gia mà bạn có thể tiếp xúc với bệnh viêm não cầu khuẩn, thì bác sỹ có thể đề xuất tiêm vắc xin viêm não cầu khuẩn cho bạn.

Tiêm phòng khi mang thai – điều cần làm vì một thai kỳ khỏe mạnh

>>>>>Xem thêm: Những điều đáng lo lắng nhưng hầu hết bà bầu đều không quan tâm

3. Đối với phụ nữ dự định mang thai

Ngay cả trước khi mang thai, bạn hãy chắc chắn đã được tiêm ngừa đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Việc này sẽ giúp bảo vệ bạn và bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ rubella là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm nếu bạn bị mắc bệnh trong thai kỳ.

Trên thực tế, rubella có thể gây sảy thai hoặc những dị tật nghiêm trọng cho thai nhi. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này là tiêm vắc xin MMR (sởi-quai bị-rubella), nhưng bạn phải tiêm vắc xin này trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng hoặc hơn. Bạn hãy thử máu trước khi mang thai để biết chắc chắn cơ thể có kháng thể hay chưa. Hầu hết phụ nữ đã được tiêm vắc xin MMR khi còn nhỏ, tuy nhiên bạn nên xác nhận lại thông tin này với bác sỹ.

Nếu cơ thể bạn chưa có kháng thể và cần tiêm vắc xin ngừa rubella, thì bạn không nên có thai ít nhất cho đến 1 tháng sau tiêm, hoặc để chắc chắn thì cho đến khi bạn thử máu để xác nhận lại.

Bạn có biết rằng khi mang thai, em bé nhận được sự miễn dịch từ bạn? Sự miễn dịch này giúp bảo vệ bé khỏi một số bệnh trong những tháng đầu đời, tuy nhiên nó sẽ giảm dần theo thời gian và bạn cần tiếp tục tiêm bổ sung các loại vắc xin cần thiết mới có thể bảo vệ sức khỏe của bé lâu dài.

Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

Lily Nguyễn lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *