Thực đơn cho bé 8 tháng rất cần đến nhiều lưu ý của mẹ kể cả cách chọn thực phẩm phù hợp, chế biến lẫn cho bé ăn đúng cách. Ở thời điểm 8 tháng, dù nhiều bé dã quen với thức ăn dặm, nhưng hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nên thức ăn cho con mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng, hợp lý và cẩn thận. Không chỉ ưu tiên những thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng, các mẹ cần lựa chọn thức ăn có kết cấu mềm, để con có thể dễ dàng tiêu hóa.
Bạn đang đọc: Thực đơn cho bé 8 tháng – mẹ cần lưu ý những gì?
Contents
1. Thực đơn cho bé 8 tháng tuổi – bé có thể ăn thức ăn đặc
Khi con yêu của bạn đã bước vào giai đoạn 8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé làm quen với thức ăn đặc hơn ở giai đoạn tháng thứ 6 và thứ 7. Và 8 tháng tuổi, cũng là thời điểm bé nên bắt đầu thời kỳ ăn các món đặc hơn so với thời điểm trước đó, để chuẩn bị bước qua giai đoạn tập nhai.
Muốn khuyến khích bé tập ăn nhiều thức ăn đặc, mẹ nên cho bé ăn trước khi cho con bú hay uống sữa bột. Hoặc là các bữa ăn nên cách nhau 1 giờ – thời gian đủ để cho bé tiêu hóa thức ăn, ờ mỗi bữa, thức ăn nhiều bằng nắm tay của bé.
Thực đơn cho bé 8 tháng nên duy trì ăn trái cây, rau xanh, thịt say nhuyễn. Những nguồn thực phẩm này sẽ cung cấp cho con các chất dinh dưỡng cần thiết, tốt cho sự phát triển toàn diện và bé thêm phần khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn bột ngũ cốc để bổ sung thêm chất sắt.
Ở thời điểm này, mẹ cũng nên cho bé bắt đầu thử thêm nhiều loại trái cây mềm, để bé có thêm trải nghiệm về vị, cũng như được cung cấp thêm vitamin phong phú có trong trái cây.
Điều quan trọng nhất, mẹ vẫn cần duy trì cho con bú sữa mẹ hoặc sữa bột, bởi đây chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé. Còn những món ăn được cung cấp thêm cho bé chỉ đóng vai trò như món ăn bổ sung mà thôi.
2. Một số món cháo ăn dặm bổ dưỡng cho bé 8 tháng tuổi
Giúp mẹ dễ dàng cho việc lựa chọn món ăn phù hợp cho bé 8 tháng tuổi, Blogtretho.edu.vn giới thiệu đến mẹ 3 trong số các món cháo phổ biến tốt cho trẻ ở thời kỳ này. Mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho con:
2.1 Cháo thịt heo nấm rơm
Cháo thịt heo nấm rơm là món ăn rất bổ dưỡng cho bé, không thể thiếu trong thực đơn cho bé 8 tháng tuổi. Thịt heo giàu nguồn protein, kali và kẽm, nấm rơm sẽ cung cấp khoáng chất, các axit amin cần thiết cho cơ thể của bé ngày càng phát triển.
Nguyên liệu cần có:
- Thịt heo nạc đã băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- Nấm rơm đã băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- Cháo: 4 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Nước: 1 chén
Cách chế biến:
- Bạn cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo cho chín nhừ.
- Sau đó cho thêm nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống để nguội bớt.
- Cuối cùng thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
2.2 Cháo cá cà rốt
Trong cà rốt cũng chứa rất nhiều vitamin B, C, D, E và K; canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein. Cháo cá cà rốt là món ăn dặm giàu chất dinh dưỡng, đạm và vitamin, giúp bé yêu của bạn sáng mắt và thông minh hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những kinh nghiệm hay dành cho mẹ
Nguyên liệu cần có:
- Cà rốt luộc chín rồi tán nhuyễn: 1 muỗng canh
- Cá lọc phần nạc, hấp chín và tán nhuyễn: 1 muỗng canh
- Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Nước:1 chén
Cách chế biến:
- Đổ bột vào nước ấm khuấy đều cho đến khi bột gạo nhuyễn ra. Nếu dùng cháo mẹ hãy nấu cho chín nhừ.
- Trộn cá, cà rốt, dầu ăn vào bột đã pha (hoặc cháo đã chín nhừ) rồi cho bé cưng thưởng thức khi còn ấm.
2.3 Cháo thịt heo bí đao
Trong 100g thịt quả bí đao có 0,4 gram protein;19 mgram canxi, 2,4 gram các chất đường bột, 12 mgram phôtpho, 0,3 mgram sắt và các vitamin B1, B2, PP khác kết hợp thịt heo bổ dưỡng, kích thích tiết dịch vị rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Nguyên liệu cần có:
- Thịt heo nạc được băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- Bí đao gọt vỏ, bỏ hạt và đem băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Nước: 1 chén
Cách chế biến:
- Bạn hòa thịt với nước cho tan đều, sau đó đun sôi hỗn hợp và cho bí đao vào.
- Đun đến khi bí đao mềm thì nhắc xuống và để cho nó bớt nóng.
- Trộn hỗn hợp này với bột hoặc cháo.
- Thêm dầu ăn rồi cho con thưởng thức.
3. Những lưu ý khi lên thực đơn cho bé 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn con 8 tháng tuổi, mẹ nên trông chừng lúc bé ăn và cẩn thận với mọi đồ vật hay kết cấu thức ăn có thể khiến bé nghẹn, hoặc thực phẩm có thể khiến bé dị ứng. Đặc biệt, mẹ không được tự ý nêm gia vị khinấu thức ăn dặmcho bé, bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thận của con.
>>>>>Xem thêm: Máy hút mũi trẻ em omron NE C801KD – thiết bị xông mũi họng uy tín của Nhật
Khi cho con ăn, hãy quan sát để biết con thích hay không thích ăn những loại thực phẩm nào, nhằm tìm ra thực đơn phù hợp nhất. Bên cạnh đó, nếu phát hiện bé có những dấu hiệu như nghẹn, đau bụng, chảy nước mũi, khó thở, hoặc con la hét om sòm,…mẹ ngưng cho bé ăn và nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Với thực đơn cho bé 8 tháng tuổi cùng lưu ý mà Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp ở trên, mong rằng sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc trẻ 8 tháng. Nắm những lưu ý cùng vài thực đơn điển hình, mẹ có thể linh động để xây dựng thực đơn ăn dặm cho con thêm phần khoa học và phong phú về dưỡng chất, giúp bé ăn ngon, thích ăn và chóng lớn.
Tuyết Nguyễn tổng hợp