Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với ngũ cốc là một trong những lựa chọn hàng đầu của hầu hết các bà mẹ trên thế giới. Dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều chất sắt là 2 đặc điểm chính cũng đồng thời là điểm mạnh, mà ngũ cốc có thể mang lại cho bé ở giai đoạn đầu tập ăn của con.
Bạn đang đọc: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo ngũ cốc dễ tiêu hóa
Contents
1. Về ngũ cốc cho bé ăn dặm
Như đề cập ngay từ phần mở đầu, ngũ cốc được chọn để làm thức ăn dặm đầu tiên cho trẻ nhờ 2 đặc điểm nổi trội là dễ tiêu hóa và giàu sắt. Đây là điều mà hầu hết mọi trẻ bắt đầu tập ăn đều cần. Ngũ cốc nhất là gạo hay yến mạch là loại thực phẩm ít gây dị ứng.
Khi nói đến ngũ cốc cho bé ăn dặm, thực tế chúng ta không chỉ dừng ở việc lựa chọn gạo hay yến mạch mà còn có thể chọn các loại hạt khác như lúa mạch, hạt kê, ngô, quinoa hay hạt dền.
Một mối quan tâm được nêu ra về ngũ cốc cho trẻ ăn dặm là độc tố asen được phát hiện trong một số loại ngũ cốc. Tuy nhiên, từ năm 2016 Cơ quan Quảng lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đề xuất một giới hạn mới đối với asen trong các loại thực phẩm này. Giới hạn mới đó phù hợp với lời khuyên của Viện Hàm lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nên phụ huynh có thể yên tâm hơn về việc sử dụng ngũ cốc sạch hoàn toàn phù hợp cho trẻ.
Một yếu tố khác cần quan tâm khi cho trẻ ăn dặm với ngũ cốc là vấn đề dị ứng vì thành phần gluten. Điều này thể hiện ở các loại ngũ cốc chứa gluten như lúa mì, lúa mạch hay ngô. Dù thế, nếu em bé không có biểu hiện dị ứng nào thì các ngũ cốc này cũng có thể dùng trong thực đơn ăn dặm của trẻ và dùng xen kẽ và sau khi trẻ đã quen với các thực phẩm thân hiện khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chọn ngũ cốc là thực phẩm đầu tiên cho bé, bạn nên dùng bao gồm các loại ngũ cốc khác nhau và các thực phẩm khác nhau nữa, chứ không nhất thiết chỉ gạo. Điều này sẽ giúp bé tập làm quen tốt, phong phú hơn và có thể bắt đầu thói quen ăn uống lành mạnh có thể kéo dài suốt đời. Bên cạnh đó, việc dùng xen kẽ nhiều loại ngũ cốc cùng các thực phẩm phù hợp khác cũng giúp chúng ta giảm bớt sự lo lắng về vấn đề nhiễm độc asen có trong ngũ cốc.
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với ngũ cốc
Từ cái nhìn chung về việc cho bé tập ăn dặm với ngũ cốc ở trên cho thấy, việc dùng xen kẽ các loại ngũ cốc cho bé tập ăn dặm là điều nên làm. Vì nhiều lợi ích của ngũ cốc mang lại, chúng ta cũng nên tập dụng triệt để ngay từ khi cho trẻ bắt đầu tập ăn.
Ở phần chia sẻ trước của Chuyên mục Bé ăn dặm, Blogtretho.edu.vn đã cùng bạn bàn về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo . Trong đó, ngũ cốc dùng để nấu cháo cho bé phổ biến là cháo gạo (gồm gạo tẻ, gạo lứt) và cháo yến mạch. Ngoài 2 loại ngũ cốc cực kỳ phổ biến và khá an toàn, trong chủ đề thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với ngũ cốc này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúa mì, quinoa, ngô và hạt kê xem sao nhé.
2.1. Thực đơn ăn dặm cho bé với lúa mì
Có thể khi nói đến lúa mì, bạn sẽ thấy hầu như trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng không đề cập đến loại ngũ cốc này. Có khi nào bạn thắc mắc về điều này không? Đơn giản là lúa mì thường liên quan đến dị ứng thực phẩm do chứa gluten.
Một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng này giúp chúng ta hiểu rõ, lý do tại sao trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng, thường không có lúa mì. Điều này cũng giúp chúng ta giải tỏa thắc mắc nếu có và cẩn trọng khi có ý định dùng lúa mì để chế biến các món ăn dặm cho bé.
2.2. Thực đơn ăn dặm cho bé với lúa mạch
2.2.1. Về lúa mạch cho bé ăn dặm
Mặc dù lúa mạch không phải là thực phẩm phổ biến như gạo nhưng bạn có thể tìm thấy rất nhiều dinh dưỡng trong loại ngũ cốc này. Lúa mạch giàu chất xơ, sắt, đồng, vitamin B, mangan, phốt pho và các axit amin.
Trong các loại ngũ cốc, lúa mạch được xem là thực phẩm khá hoàn hào sau gạo và yến mạch để có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé. Lúa mạch cũng có thể được dùng thay thế cho gạo, cho những trường hợp em bé không thích ứng gạo.
Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng cũng như lúa mì, lúa mạch không nên được dùng như thực phẩm đầu tiên giới thiệu cho các bé vì lúa mạch cũng chứa gluten có thể lên quan đến vấn đề dị ứng.
2.2.2. Cách nấu
Cách nấu lúa mạch rất dễ, bạn chỉ cần vo sơ lúa mạch với nước cho sạch bụi, cho lúa mạch và nước vào nồi và nấu thôi.
Tỉ lệ nước với lúa mạch ít nhất là 1:3 tức 1 phần lúa mạch sẽ dùng 3 phần nước.
Thời gian nấu chín lúa mạch có thể từ 40 phút hay 1.5 tiếng tùy vào loại lúa mạch bạn chọn. Ví dụ, lúa mạch ngọc trai nấu khoảng 40 phút, lúa mạch đánh bóng mất khoảng 1 tiếng, còn lúa mạch không vỏ trấu còn nguyên cám có màu nâu nấu sẽ mất khoảng 1.5 tiếng. Để nấu nhanh hơn, bạn có thể ngâm lúa mạch với nước ấm trước ít phút cho mềm.
Cháo lúa mạch cũng như cháo yến mạch hay cháo gạo, đều có thể kết hợp đa dạng các loại rau, củ, quả, trái cây, thực phẩm giàu đạm phù hợp để đổi vị cho bé.
2.2.3. Cho bé ăn
- Nên cho bé thử cháo lúa mạch vào cuối tháng thứ 6, sau khi con đã làm quen với ngũ cốc phổ biến như gạo và yến mạch, cùng các thực phẩm thân thiện khác.
- Tùy vào thời điểm ăn của bé, bạn có thể xay hay nghiền cháo lúa mạch để phù hợp với mức độ tập ăn thô của bé.
- Khi mới làm quen với món cháo này, bạn có thể cho bé thử từ 1-3 thìa cà phê. Bé ăn quen có thể tăng lượng phù hợp với nhu cầu của con.
- Tập cho bé ăn 3-4 ngày cho đến khi con quen.
- Ngưng ngay nếu bé có biểu hiện dị ứng.
Tìm hiểu thêm: Mẹo cai sữa cho trẻ hay giúp mẹ và bé đi qua ngày sóng gió nhẹ nhàng
2.2. Quinoa
Hạt quinoa từng nằm trong chủ đề tranh cãi về việc có nên cho bé 6 tháng ăn dặm với loại ngũ cốc này hay không. Trước năm 2016, phần lớn quan điểm đều khẳng định nên cho chỉ nên cho bé tập ăn cháo quinoa khi con đã sang 8 tháng tuổi.
Sau 2018, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, hạt quinoa không nằm trong nhóm thực phẩm gây dị ứng cao, nên có thể cho bé 6 tháng tập ăn với loại ngũ cốc này. Mặc dù thế, việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm với cháo quinoa đến nay cũng còn khá dè dặt và không phổ biến.
Do vậy, nếu bạn cùng có quan điểm cũ thì có thể chờ đến 8 tháng để cho bé thử, song nếu con không có biểu hiện dị ứng với các loại ngũ cốc kể cả lúa mạch, thì quinoa cũng có thể là lựa chọn để bổ sung thêm vào thực đơn ăn dặm của bé từ 6 tháng. Nhưng, tốt nhất hãy cho bé làm quen ở cuối tháng thứ 6, sau khi con đã quen với thực phẩm đa dạng và các ngũ cốc thân thiện khác.
2.3. Ngô
Ngô hay bắp có thể là một thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn của trẻ, sau khi con đã quen với thức ăn đặc. Ngô cũng có thể được giới thiệu cho bé từ 6 tháng tuổi nhưng nếu bé bị bệnh chàm mạn tính hoặc dị ứng thực phẩm thì không nên dùng.
Mặc dù ngô không nằm trong nhóm thực phẩm gây dị ứng hàng đầu nhưng nó cũng như lúa mạch, hoàn toàn có thể gây dị ứng.
Như vậy, mặc dù không phải là thực phẩm cần tránh, nhưng ngô cũng là thực phẩm nằm trong nhóm cần cân nhắc khi đưa vào thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi.
2.4. Hạt kê
2.4.1. Về hạt kê trong thực đơn ăn dặm của trẻ
Hạt kê không phải là thực phẩm phổ biến trong thực đơn ăn dặm của bé trước đây. Hiện nay thì các, các món cháo hạt kê bắt đầu được các bà mẹ chú ý và bổ sung vào thực đơn của con mình. Và độ tuổi bắt đầu có thể làm quen cũng từ 6 đến 8 tháng tuổi, không có nhiều lưu ý đặc biệt gì về loại ngũ cốc này trong thực đơn ăn dặm của trẻ.
Hạt kê dễ tiêu hóa, không gluten và ít gây dị ứng. Hạt kê rất giàu protein, vitamin, phốt pho, kali, sắt, mangan, đồng, kẽm, chất xơ cao. Bên cạnh đó, loại ngũ cốc này còn chứa một số loại axit amin đáng chú ý như lecithin, methionine và axit phytic có thể góp phần làm giảm nguy cơ ung thư và giảm cholesterol trong máu.
2.4.2. Cách nấu
Hạt kê bạn nên vo sạch, để ráo, có thể rang khô và mang xay nhuyễn.
Dùng lượng nước khoảng một ly 220ml nấu sôi, cho bột kê vào nấu lửa nhỏ, khuấy thường xuyên để không bị khê. Bột kê sôi khoảng 10 phút, bạn có thể kiểm tra xem cháo đã chín chưa nếu chưa thì có thể nấu thêm vài phút là được.
Một cách nấu khác là ngâm hạt kê nguyên với nước ấm sau đó mang đi nấu chín nhừ thành cháo là được.
2.4.3. Cho bé ăn
- Bạn nên cho bé tập ăn 1-3 thìa cà phê trong 3-4 ngày để con quen và quan sát xem có dị ứng hay không.
- Tùy vào thời điểm ăn mà bạn có thể xay hoặc nghiền nhuyễn để có độ thô phù hợp với bé.
- Sau khi con ăn quen có thể tăng lượng.
- Có thể thêm rau, củ, quả, trái cây, thực phẩm giàu đạm để món cháo kê ngon hơn, hấp dẫn bé hơn.
3. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với ngũ cốc
Với các món cháo từ các loại ngũ cốc không quá phổ biến như lúa mạch, quinoa hay hạt kê, mẹ có thể cho bé tập làm quen ở tuần thứ 3 hoặc cuối tháng thứ 6.
3.2. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với ngũ cốc
3.2.1. Thực đơn tuần 3 tập làm quen
- Ngày 1 : Cháo lúa mạch/ cháo quinoa hoặc cháo hạt kê vào bữa giữa sáng hoặc sau đầu giờ chiều/ bữa xế
- Ngày 2 & ngày 3 : Tương tự như ngày 1
- Ngày 4 – ngày 6 : Rau củ nghiền dạng hỗn hợp hoặc cháo hay xúp vào bữa giữa sáng + cháo lúa mạch/ quinoa/ hạt kê vào bữa xế
- Ngày 7 : Cháo lúa mạch/ quinoa/ hạt kê vào bữa giữa sáng và bữa xế
3.2.2. Thực đơn tuần 4 đã quen và ăn tốt
- Ngày 1 : Hỗn hợp rau/ củ/ quả nghiền vào bữa giữa sáng & cháo ngũ cốc vào bữa xế
- Ngày 2-ngày 3 : Như ngày 1
- Ngày 4 : Xúp rau củ vào bữa sáng + cháo ngũ cốc giàu đạm vào bữa xế hoặc bữa chiều tối. Hoặc ngược lại.
- Ngày 5 và ngày 6 : tương tự như ngày 4
- Ngày 7 : Rau củ/ trái cây nghiền/ vào bữa giữa sáng, cháo rau củ/ xúp giàu đạm / cháo ngũ cốc khác vào bữa xế/ bữa chiều tối hoặc ngược lại.
>>>>>Xem thêm: Cách làm gối lá đinh lăng cho bé chất lượng và không bị mọt
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với ngũ cốc khác ngoài gạo và yến mạch cũng là một lựa chọn thú vị dành cho con. Những ngũ cốc này sẽ góp phần làm phong phú món ăn, đa dạng vị và cho con làm quen với những ngũ cốc giàu dinh dưỡng khác, ngoài gạo hay yến mạch phổ biến. Đồng thời, việc cho bé tập những loại ngũ cốc khác ở thời điểm phù hợp cũng giúp chúng ta xác định được trẻ có dễ dị ứng với các thành phần này hay không. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để tập luyện và giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt, đa dạng và không kén ăn ngay từ những bước đầu tiên.
Nguồn tham khảo: Verrywell Family, Momjuntion & Whole Some Baby Food
Cát Lâm tổng hợp