Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh với các mẹ chắc chắn luôn được quan tâm nhiều. Vì, hầu như mọi trẻ sơ sinh đều ít nhất một vài lần trong đời phải trải qua tình trạng khó chịu này. Cách trị khò khè cho trẻ nhỏ thì có rất nhiều theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, để an toàn cho trẻ thì việc chọn lọc cách nào lại là vấn đề lớn hơn với mẹ. Nếu con bị khò khè, mẹ có thể tham khảo các cách xử lý và bài thuốc phù hợp như dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ nào cũng nên biết
Contents
1. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng
Mẹ cho trẻ bú nhiều lần hơn so với các cữ bú bình thường nếu trẻ bị khò khè nhẹ. Vì, trong trường hợp này có thể môi trường nơi con nằm khô hoặc lạnh, khiến con thiếu nước. Việc tăng cữ bú là cách bổ sung nước cho trẻ.
Sau khi cho con bú, nâng cao đầu để con dễ thở và tránh trớ sữa hay trào ngược, vì trớ sữa hay trào ngược cũng là một trong những nguyên nhân khiến con hay bị khò khè.
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé và dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch đờm nhớt cho trẻ.
Nếu con khò khè kéo dài hay khò khè nặng không giảm, mẹ nên cho con đi bác sỹ để kiểm tra phòng các trường hợp con gặp vấn đề nào đó về hô hấp.
2. Với trẻ sơ sinh trên 6 tháng dưới 1 tuổi
Ngoài tăng cữ bú, mẹ có thể cho con uống chút nước ấm. Nước ấm có tác dụng tốt trong việc tiêu đờm ở trẻ, góp phần giúp con giảm tình trạng khò khè.
Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm, bôi vào lòng bàn chân trẻ sau khi tắm,cho 2-3 giọt vào nước tắm, hoặc bôi vào lòng bàn chân cho con khi đi ngủ. Tinh dầu tràm có thể giúp kháng khuẩn, giúp bé thư giãn, giảm bớt tình trạng sổ mũi,…góp phần giúp trẻ bớt thở khò khè.
Nếu con đã ăn dặm, mẹ có thể cho một chút tỏi vào cháo hay bột và cho con dùng khi còn ấm. Tỏi cũng có tính kháng khuẩn một vị thuốc dân gian chống cảm, giảm đàm ho đáng kể.
Nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi để con sạch đờm nhớt.
Trường hợp con bị khò khè nặng, kéo dài và không thuyên giảm, mẹ cần mang con đi bác sỹ để kiểm tra trong trường hợp con có thể mắc các bệnh về hô hấp.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – nguyên nhân và giải pháp dành cho mẹ
3. Lưu ý khác liên quan đến việc trị chứng khò khè ở trẻ sơ sinh
Mẹ nên kiểm tra không gian sống bảo đảm thoáng mát và cân bằng độ ẩm, cách này cũng giúp rất hiệu quả trong việc giảm chứng khò khè ở trẻ. Bởi, đôi khi môi trường khô, lạnh hoặc không thoáng sạch có bụi bẩn dễ ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé.
Sử dụng máy tạo độ ẩm, quạt thông gió cho phòng ở, trong trường hợp phòng ít cửa sổ hoặc dùng máy lạnh.
Chú ý nhiệt độ máy lạnh đảm bảo an toàn cho trẻ.
Giữ ấm vùng ngực và chân cho trẻ.
Không dùng các bài thuốc dân gian không phù hợp với độ tuổi của trẻ vì trẻ còn quá nhỏ nếu dùng các bài thuốc mạnh không đúng cách hoặc không phù hợp có thể ảnh hưởng đến hệ hấp hoặc tiêu hóa của trẻ, thậm chí có thể khiến tình trạng khò khè của con thêm nặng.
>>>>>Xem thêm: Bé 2 tháng tuổi biết làm gì và những điều bé có thể cảm nhận
Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh cần sự cẩn trọng của mẹ. Điều này không chỉ để tình trạng mau được cải thiện mà còn an toàn cho các bé. Vì thế, mẹ nên chú ý nhé, vì trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm, nếu chúng ta chữa trị cho trẻ không đúng cách đôi khi tình trạng không thuyên giảm, lại còn có nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cát Lâm tổng hợp