Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là giải pháp hoàn hảo, giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ của mình. Nhờ những tiến bộ không ngừng của y học hiện đại, phương pháp này đã đạt được tỷ lệ thụ thai tăng lên đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, làm sao để tăng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm vẫn là điều các cặp vợ chồng phải lưu ý quan tâm.
Bạn đang đọc: Thụ tinh trong ống nghiệm – yếu tố nào quyết định tỷ lệ thành công khi thực hiện
Contents
- 1 1. Tuổi tác của người phụ nữ
- 2 2. Thời gian vô sinh cũng là tác nhân ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
- 3 3. Nguyên nhân vô sinh
- 4 4. Phôi và quá trình chuyển phôi
- 5 5. Chế độ dinh dưỡng của người vợ
- 6 6. Chế độ ăn của người chồng
- 7 7. Chỉ số khối cơ thể BMI
- 8 8. Tâm trạng thoải mái
- 9 9. Không mắc bệnh đường tình dục cũng là yếu tố thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
1. Tuổi tác của người phụ nữ
Thời điểm lý tưởng nhất để sinh nở là khoảng 20 – 30 tuổi, sau đó, khả năng sinh sản sẽ thấp dần, đặc biệt là sau 45 tuổi, tỷ lệ thụ thai chỉ nằm trong khoảng 4%.
Do đó, độ tuổi của nữ giới có tác động đáng kể tới khả năng sinh sản và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị của bất kỳ phương pháp hỗ trợ sinh sản nào.
Đối với những người phụ nữ lớn tuổi thì cơ hội thụ thai thành công sẽ giảm đi, và tỷ lệ phải hủy bỏ phôi cũng cao hơn khi thực hiện IVF.
2. Thời gian vô sinh cũng là tác nhân ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
Đối với phương pháp thụ tinh ống nghiệm hay bất kỳ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào cũng vậy, thời gian vô sinh càng lâu thì việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn.
Tỷ lệ thực hiện IVF thành công cao nhất khi thời gian vô sinh dưới 2 năm và sẽ giảm rõ rệt khi vô sinh từ 6 năm trở lên.
Do vậy, nếu các cặp vợ chồng có quan hệ tình dục bình thường trong vòng 1 năm, không áp dụng các biện pháp tránh thai mà không thể có con thì cần sớm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân vô sinh
Nguyên nhân gây vô sinh cũng là một trong những yếu tố quyết định tới kết quả thụ thai của IVF. Ngoài chất lượng tinh trùng, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công còn phụ thuộc khá nhiều vào các vấn đề liên quan đến vô sinh nữ như: rối loạn chức năng buồng trứng, dự trữ buồng trứng thấp, sự rụng trứng…
Cụ thể, tỷ lệ thụ thai thành công trong IVF là 33.9% với trường hợp vô sinh do rối loạn phóng noãn và 14.3% với vô sinh do giảm dự trữ buồng trứng. Ngoài ra, các yếu tố như nồng độ thuốc kích trứng cũng có thể tác động tới tỷ lệ mang thai.
4. Phôi và quá trình chuyển phôi
Quá trình tiêm thuốc kích trứng cần được thực hiện nghiêm ngặt dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ giàu kinh nghiệm, để đảm bảo lượng hormone đưa vào cơ thể đúng liều lượng.
Bên cạnh đó, việc chuyển phôi có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ. Để lựa chọn được vị trí thích hợp, thao tác cẩn thận nhẹ nhàng tránh làm tổn thương nội mạc tử cung.
Vì vậy, các cặp vợ chồng hiếm muộn nên tìm hiểu kỹ các yếu tố về sức khỏe thể trạng của mình. Và sáng suốt lựa chọn các bệnh viện uy tín, bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị vô sinh để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi cho các chị em tham khảo
5. Chế độ dinh dưỡng của người vợ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của quá trình thụ tinh ống nghiệm.
Đối với người mẹ trước hết cần tránh hút thuốc, sử dụng rượu bia hay các chất kích thích. Bên cạnh đó, người mẹ cần cung cấp vitamin B9 – đây được xem là vitamin rất cần thiết cho sự hình thành nhân tế bào.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, với những phụ nữ trước khi mang thai trước đó 3 tháng, bổ sung vitamin B9 với mức 400 microgam/ngày, sẽ giảm được nguy cơ bất thường ống thần kinh ở thai nhi.
Thức ăn chứa nhiều vitamin B9 như: rau chân vịt, giá đỗ, các loại ngũ cốc, thịt gà và một số trái cây tươi như cam, bưởi. Đồng thời, người mẹ cũng cần bổ sung omega 3 như: dầu cá, dầu thực vật, nhằm giúp trí não trẻ phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ.
6. Chế độ ăn của người chồng
Thụ tinh ống nghiệm không chỉ đơn thuần là điều trị cho người vợ mà người chồng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu chất lượng tinh trùng yếu dẫn tới khả năng thụ tinh cũng kém hơn.
Bởi vậy, trong thời gian này người chồng cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý, không sử dụng chất kích thích đặc biệt là rượu bia, thuốc lá. Cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tinh trùng.
7. Chỉ số khối cơ thể BMI
Chỉ số khối cơ thể BMI phản ánh mức độ béo hay gầy của người mẹ. Chỉ số này được các bác sĩ rất quan tâm trước khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu thể trạng quá béo, liều dùng thuốc kích trứng sẽ cao hơn cần dài ngày hơn cũng như buồng trứng hoạt động kém hiệu quả hơn người bình thường.
Các bác sĩ chỉ ra rằng, người mẹ có thể trạng quá gầy thì có nguy cơ sẩy thai cao, nếu cơ thể quá béo nếu có thai, trẻ đẻ ra sẽ có thể mắc bệnh béo phì hay tiểu đường. Vì thế, kiểm soát trọng lượng cơ thể là yếu tố quan trọng quyết định thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
8. Tâm trạng thoải mái
Người mẹ có tâm trạng thoải mái là một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu người mẹ quá căng thẳng, nhiều lo lắng sẽ làm giảm khả năng có thai trong thụ tinh ống nghiệm.
Tinh thần bất ổn có thể dễ kích thích gây co bóp tử cung, dẫn tới tình trạng phôi thai khó làm tổ khi được chuyển vào buồng tử cung. Bởi vậy, người mẹ hãy luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái, không căng thẳng để hiệu quả thụ tinh ống nghiệm đạt kết quả cao.
9. Không mắc bệnh đường tình dục cũng là yếu tố thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
Trước khi mang thai, người mẹ cần chắc chắn không mắc các bệnh viêm nhiễm liên quan về đường tình dục. Do đó mà trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm sàng lọc, nếu mắc bệnh cần được điều trị khỏi trước khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm.
Đặc biệt, nếu người mẹ mắc Rubella trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi và có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bào thai. Bởi vậy, các mẹ nên đi kiểm tra xem mình đã từng nhiễm Rubella hay chưa, nếu chưa cần được tiêm phòng trước 6 tháng khi quyết định mang thai.
>>>>>Xem thêm: Thụ tinh ống nghiệm và các quy trình thụ tinh nhân tạo bạn cần biết
Mục tiêu hàng đầu của giới y khoa vẫn luôn là tìm ra giải pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai khi điều trị vô sinh, bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như IVF. Tuy nhiên, các đôi vợ chồng cũng nên biết rằng, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vào khoảng 30% chia đều cho các yếu tố tác động trên. Không phải tất cả mọi người khi thực hiện đều thành công, tỷ lệ thành công cũng phụ thuộc vào bạn. Hãy đi khám sớm để được chỉ định các giải pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Thảo Nguyên tổng hợp