Thời gian nằm sấp – tummy time đối với trẻ sơ sinh

Rate this post

Bé nằm sấp khi còn quá nhỏ thực sự khiến cho mọi bà mẹ đều không khỏi lo lắng băn khoăn, dù nằm sấp trong hoàn cảnh nào, thời gian nào. Vì, nằm sấp đương nhiên khiến chúng ta cảm thấy sẽ nguy hiểm cho trẻ, khi vị trí nằm này có thể khiến con khó thở, ngạt thở…Tuy nhiên, nằm sấp thực tế lại có lợi cho trẻ – điều này đã được các nhà vật lý trị liệu đề cập rõ ràng. Vậy lợi ích cụ thể của việc nằm sấp như thế nào và làm sao để bé có thời gian nằm sấp an toàn, Blogtretho.edu.vn mời các mẹ cùng tham khảo qua thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thời gian nằm sấp – tummy time đối với trẻ sơ sinh

1. Trẻ sơ sinh cần thời gian nằm sấp để phát triển

Hằng đêm cô bé Isobel Nash bé bỏng thường được mẹ đặt nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa bình thường. Mẹ của bé, chị Beverly nhận thức được rõ rằng đặt bé nằm úp khi ngủ có thể tăng nguy cơ “cái chết trong nôi” (hay hội chứng đột tử ở bé – SIDS). Tuy nhiên mỗi ngày, Isobel đều có khoảng thời gian “nằm bụng” (nằm sấp) – tummy time, tức một khoảng thời gian trong ngày mà Isobel được đặt nằm úp bụng.

Các nhà vật lý trị liệu đang cảnh báo ngày càng có nhiều trẻ bị bỏ qua khoảng thời gian đặc biệt này và quá trình phát triển của các bé đang bị kìm hãm. Như vậy, nằm sấp (tummy time) thật sự có lợi cho trẻ và có lợi như thế nào?

Thời gian nằm sấp – tummy time đối với trẻ sơ sinh

2. Sự chậm trễ

Thống kê cho thấy 19% các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi chưa bao giờ cho bé nằm úp khi chơi và chỉ có 22% các mẹ thường xuyên cho con nằm sấp (nằm bụng).

Peta Smith, Phó Chủ tịch Hiệp hội các bác sỹ Vật lý trị liệu cho Trẻ em (APCP) cho biết, kể từ chiến dịch “Trở lại với giấc ngủ”, chiến dịch thuyết phục các bậc cha mẹ cho bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa, Hiệp hội nhận thấy có ít trẻ được trải nghiệm nằm bụng hơn. Việc ít cho trẻ nằm bụng dẫn đến tình trạng chậm trễ hơn, trong việc đạt tới những cột mốc quan trọng như bò và đi trong quá trình phát triển của trẻ.

3. Tầm quan trọng của thời gian nằm sấp (nằm bụng) – tummy time

Cũng theo bà Peta, các nghiên cứu cho thấy những bé được đặt ngủ lưng (tư thế nằm ngửa) sau đó vẫn được nằm sấp một vài khoảng thời gian trong ngày sẽ sẵn sàng lật, bò, ngồi, vịn đứng thậm chi đi sớm hơn những bé chỉ được đặt nằm lưng.

Bà Peta cho biết thêm, mặc dù các bé chỉ được đặt nằm lưng vẫn sẽ phát triển được các kỹ năng thông thường trên, nhưng những tháng đầu đời là khoảng thời gian quan trọng để bé nhận thức về cơ thể mình và bắt đầu học cách di chuyển cũng như giữ thăng bằng.

“Bằng việc nằm bụng bé sẽ học được cách di chuyển qua các bên và điều này rất hữu ích trong việc giúp bé sớm với tới trước và bò.

“Thời gian nằm bụng không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp, giữ thăng bằng và kiểm soát tư thế của mình mà nó còn giúp bé thêm tự tin, tăng tính độc lập cho bé, đồng thời giúp bé có động lực để khám phá môi trường xung quanh trong quá trình bé học kiểm soát cơ thể mình.”

Tìm hiểu thêm: Bé 9 tháng tuổi không chịu uống sữa phải làm sao?

Thời gian nằm sấp – tummy time đối với trẻ sơ sinh

4. Những kinh nghiệm và khuyến cáo về “tummy time “

Việc chủ yếu cho trẻ nằm lưng có thể có nghĩa là bé sẽ bỏ lỡ những trải nghiệm mới như tự nâng đầu lên, chống lại trọng lực và phát triển cánh tay bằng việc cầm nắm đồ vật.

Các nhà vật lý trị liệu cảnh báo rằng, việc nằm địu, nôi hoặc ghế sơ sinh quá nhiều có thể gây hại cho quá trình phát triển của bé. Họ khuyến cáo các mẹ nên giới thiệu thời gian nằm sấp (nằm bụng) cho bé từ khi sinh, có thể 2 hoặc 3 lần 1 ngày và kéo dài mỗi lần khoảng vài phút hoặc lâu hơn, để bé dần quen với việc nằm ở tư thế khác.

Bà Peta cũng cảnh báo có thể lúc đầu bé sẽ không sẵn lòng thử nghiệm tư thế nằm mới. “Một số bậc phụ huynh cho biết con của họ không thích nằm bụng và bé hay khóc, và lời khuyên của chúng tôi là thiết kế cho bé một khoảng thời gian nằm bụng vui vẻ.”

Bà Peta nói có thể đặt gương hoặc những món đồ chơi nhiều màu sắc gần và ngoài tầm với của bé, để khuyến khích bé nâng đầu cũng như chuyển động để với món đồ mình thích.

Joyce Epstein, Giám đốc Quỹ nghiên cứu tử vong ở trẻ sơ sinh cũng đồng ý rằng, trẻ sơ sinh nên có thời gian nằm bụng nhiều hơn khi thức, nhưng cũng nhấn mạnh trẻ nên được đặt nằm lưng khi ngủ.

Thời gian nằm sấp – tummy time đối với trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh ị són và cách khắc phục tại nhà cho mẹ

Bé nằm sấp đúng cách và khoảng thời gian tập luyện thích hợp sẽ có lợi nhiều cho việc giữ thăng bằng, phát triển các cơ và sớm biết bò hơn. Ảnh Internet

Tuy việc nằm bụng được các chuyên gia khuyến khích các bậc cha mẹ thực hiện cho bé yêu của mình, hành động này cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho bé như:

  • Cho bé tập nằm bụng khi bé thức, tốt nhất là khi bé vừa ngủ dậy hoặc sau khi thay tã.
  • Luôn ở cạnh bé và giữ an toàn cho bé, không được để bé một mình không có sự giám sát của người chăm sóc.
  • Đối với bé mới sinh có thể bắt đầu thời gian nằm bụng bằng cách cho bé nằm lên ngực mẹ khi mẹ đang nằm hoàn toàn, hoặc đang ngả người trên ghế hoặc vật tựa.

5. Quan điểm riêng (Cô Beverly và con gái Isobel Nash)

Isobel Nash, cô bé hiện tại đã được 4 tháng tuổi, đã bị sinh non đến 2 tháng và vì bé rất cần ô xi nên mẹ bé đã lo lắng về việc áp dụng thời gian nằm bụng. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của Peta, cô chắc chắn rằng con mình sẽ được trải nghiệm thời gian nằm bụng rất tốt.

“Vẫn còn quá sớm để nói rằng bé đang làm tốt hay không vì bé mới thực hiện tummy time được vài ngày”

“Lúc đầu, cô bé có vẻ rất lạ lẫm về trải nghiệm này”

“Tôi đã nghe nói về tummy time nhưng đã không thực hiện nó. Tôi đã không nhận thức được mối liên hệ giữa việc chỉ cho bé nằm lưng với việc bỏ lỡ các mốc phát triển của con”

Theo BBC

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *