Thai trứng là gì và làm thế nào để phát hiện mình mang thai trứng?

Rate this post

Thai trứng là gì, làm thế nào để phát hiện mang thai trứng và thai trứng có gây nguy hiểm không? Cùng đọc bài viết dưới đây để có thông tin về thai trứng và chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Bạn đang đọc: Thai trứng là gì và làm thế nào để phát hiện mình mang thai trứng?

1. Thai trứng là gì?

Thai trứng là gì và làm thế nào để phát hiện mình mang thai trứng?

Thai trứng là tình trạng bệnh lý của gai nhau do sự phát triển bất thường lớp tế bào nuôi có trong gai nhau. Khi soi tử cung, bác sĩ sẽ thấy tử cung có nhiều túi nhỏ giống như chùm nho đầy nước, các túi nối với nhau bằng những sợi nhỏ và lấn át bào thai.

Thông thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ thành trứng thụ tinh. Thay vì phát triển bình thường để thành thai và có nhau, túi ối thì thai trứng sẽ xảy ra khi tế bào nuôi phát triển quá nhanh, tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không kịp phát triển theo. Chính vì vậy, gai nhau bị thái hóa, tạo thành các túi dịch như chùm nho và chiếm gần hết buồng tử cung.

2. Có mấy loại thai trứng?

Có hai loại thai trứng phát triển trong buồng tử cung. Một loại là thai trứng bán phần nghĩa là có phôi thai bất thường, một loại là thai trứng toàn phần khi không có phôi thai.

3. Nguyên nhân mang thai trứng

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chửa thai trứng. Tuy nhiên, các yếu tố làm tăng nguy cơ thai trứng như: lớn tuổi, sinh nhiều lần, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch ở người mẹ kém.

4. Dấu hiệu mang thai trứng

Tìm hiểu thêm: Vì sao nằm ngửa khi mang thai lại là điều cấm kỵ đối với bà bầu?

Thai trứng là gì và làm thế nào để phát hiện mình mang thai trứng?

>>>>>Xem thêm: Mang thai bao nhiêu tuần thì được uống nước dừa và uống thế nào mới tốt?

Khi đã biết thai trứng là gì, bạn cũng cần nắm rõ các dấu hiệu mang thai trứng dưới đây để phát hiện kịp thời.

– Rong huyết xảy ra sau khi trễ kinh vài tuần. Máu thường màu bầm đen, loãng, kéo dài.

– Bị nghén nặng, nôn và kéo dài, người mệt mỏi, xanh xao, xuất hiện phù.

– Tăng huyết áp, đạm niệu.

– Trong giai đoạn thai kỳ, sờ không thấy phần thai, không nghe tim thai.

– Đối với thai trứng toàn phần, thai phụ sẽ thiếu máu, có triệu chứng của tiền sản giật, cường giáp, nhịp tim nhanh, da ẩm, tay run…

5. Biến chứng mang thai trứng

Bệnh thai trứng là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở thai phụ, bệnh sẽ không có vấn đề gì nếu được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát hiện muộn có thể gây biến chứng nặng nề như:

– Băng huyết: băng huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm trong sản khoa và gây tử vong hàng đầu. 

– Thai trứng xâm lấn và ung thư tế bào nuôi. Đây là loại ung thư ác tính có thể di căn toàn thân và tỉ lệ tử vong rất cao.

6. Làm gì sau khi điều trị thai trứng?

– Sau khi điều trị thai trứng, bạn cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời những biến chứng ác tính.

– Sau hai tuần hút nạo, người bệnh cần tới bệnh viện để xét nghiệm lượng beta hCG và xét nghiệm này thực hiện 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu rồi 6 tháng/lần cho hết 12 tháng.

– Tuyệt đối tránh thai trong vòng một năm sau khi hút nạo. Cần phải chờ nồng độ hCG trở về mức bình thường trước khi mang thai lần nữa và tin vui là thai trứng không tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non. Và tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ là 1 – 2%.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *