Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

Rate this post

Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn mang thai ba tháng cuối của chu kỳ. Đây là giai đoạn khá thú vị vì em bé sắp sửa chào đời và phát triển thêm nhiều kĩ năng ngay cả khi ở trong bụng mẹ. Thậm chí, bé có thể nghe thấy tiếng mẹ nói, nghe tiếng mẹ hát ru, thì thầm nói chuyện với bé mỗi ngày. Một số chuyên gia cũng cho rằng sau khi sinh, em bé có thể nhận ra những bài hát ru mẹ đã từng hát khi đang mang thai. Những lời ca đó còn có thể vỗ về, trấn an em bé mỗi khi bé bị hoảng loạn hay sợ hãi…

Bạn đang đọc: Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn mang thai ba tháng cuối của chu kỳ

1. Thai nhi 34 tuần tuổi trong bụng mẹ đã phát triển và có những dấu hiệu như thế nào?

Khi mang thai 34 tuần, thai nhi có kích thước như một quả bí ngô. Chỉ chưa đầy 2 tháng nữa, em bé sẽ chào đời. Lúc này, thai nhi nặng khoảng 2,1kg và có chiều dài khoảng 45 centimet. Bào thai hiện đã phát triển ổn định, tròn và dễ thương hơn bao giờ hết nhờ các lớp mỡ, chất béo lưu trữ dưới da. Lớp chất béo này giúp cơ thể bé điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Lớp lông tơ bao phủ cơ thể thai nhi trong giai đoạn này cũng nhanh chóng biến mất, trừ một số ít trường hợp vẫn còn trên cơ thể khi em bé được sinh ra, nhưng cũng bị rụng dần theo thời gian. Đồng tử ở mắt thai nhi có thể giãn ra và co lại để phản ứng với ánh sáng. Phổi của thai nhi phát triển tốt.

Giai đoạn này, cơ thể em bé phát triển nhanh, chân dài và lớn hơn khiến đôi chân phải đặt cong trong bụng mẹ. Có thể mẹ nhận thấy con ít hoạt động hơn vì không gian nhỏ hẹp trong bụng mẹ khiến hoạt động của bé dường như chậm lại. Tuy vậy, không gian nhỏ bé trong bụng mẹ lại giúp mẹ cảm nhận các chuyển động của con (dù chậm) một cách rõ ràng hơn, chẳng hạn như cảm giác bàn tay hoặc bàn chân của bé di chuyển dọc bên trong bụng mẹ.

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

Thai nhi 34 tuần tuổi đang phát triển lớp sáp trắng dày trên da. Lớp sáp này được gọi là Vernix caseosa. Tác dụng của lớp sáp giúp cho cơ thể thai nhi điều chỉnh được nhiệt độ và bảo vệ da chống mất nước, đồng thời Vernix Caseosa có vai trò trong khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ an toàn khi thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra không gian bên ngoài, từ môi trường nước sang môi trường khí.

Mẹ có thể nhận ra một số dấu hiệu thay đổi của cơ thể khi thai nhi được 34 tuần tuổi:

  • Thị lực mờ : do sự kết hợp của các hormones, sự tích tụ chất lỏng, thiếu ngủ liên tục có thể khiến cho thị lực của mẹ kém. Đôi khi, đây chỉ là những triệu chứng tạm thời trong lúc mang thai. Tuy nhiên, nếu khả năng nhìn kém đi kèm với một số triệu chứng như tăng cân nhanh, nhức đầu, sưng tấy, rất có thể đó lại là những cảnh báo của nguy cơ tiền sản giật. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Mệt mỏi : Mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vì trọng lượng tăng lên. Mẹ bầu cũng thường thiếu ngủ vì thời gian ngủ sâu không nhiều do tư thế nằm khó khăn.
  • Táo bón: Hiện tượng này khá bình thường khi bạn mang thai ở tuần thứ 34. Điều này có thể khiến cho các mẹ bầu khó chịu. Hãy nhớ đi bộ thường xuyên, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ và uống nhiều nước để giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn.
  • Bệnh trĩ: Trọng lượng của thai nhi ngày càng gây áp lực lên trực tràng khiến các mẹ bầu dễ bị trĩ trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Để giảm bớt trĩ, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh như với hiện tượng táo bón, đồng thời thử thêm các tư thế ngồi và đứng khác nhau để giảm bớt áp lực lên khu vực trực tràng.

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

  • Sưng mắt cá chân và bàn chân: Nếu gặp hiện tượng này, bạn có thể ngồi xuống nghỉ ngơi và kê chân cao để bớt cảm giác đau tê và sưng tấy.
  • Cảm giác tức vùng bụng dưới: Khi em bé chuẩn bị chào đời và di chuyển tới vị trí thấp hơn trong bụng, bạn có thể cảm thấy có áp lực vùng xương chậu, thậm chí đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Co thắt Braxton Hicks : Khi mang thai 34 tuần, cảm giác co thắt như hiện tượng chuột rút vùng tử cung xảy ra thường xuyên. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đã sẵn sàng chờ đến ngày sinh em bé. Tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý, hiện tượng đau vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu xấu, bao gồm thêm cả những hiện tượng như chảy máu âm đạo, đau lưng dưới. Đó là những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ sớm. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào trong khoảng thời gian thai nhi 34 tuần, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Thay đổi vòng ngực : Bạn sẽ nhận thấy bầu ngực lớn hơn và có thể rò rỉ sữa non màu vàng. Sữa non có nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh lây nhiễm. Ngay sau khi sinh con, nhiều bà mẹ vắt bỏ lượng sữa non này mà không biết chúng quý giá đến nhường nào. Mẹ có thể cho con bú sữa non để tăng sức đề kháng cho trẻ, đồng thời phòng tránh được rất nhiều loại bệnh phổ biến với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không chỉ giúp bé no bụng và còn là loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhưng vô hại với trẻ. Trong thời gian thai nhi 34 tuần tuổi, nếu vòng ngực lớn khiến bạn có cảm giác bị đau tức, bạn có thể tìm mua một số loại áo ngực chuyên dụng hỗ trợ cho vấn đề này.
  • Các vết ngứa, đỏ mẩn trên da : da bạn có thể xuất hiện nhiều vết sưng đỏ ở bụng, đùi và mông. Rất có thể đây là tình trạng sẩn mẩn ngứa trong thai kỳ, tuy vô hại nhưng gây chút khó chịu. Bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo vấn đề không có gì nghiêm trọng, hoặc nếu có, bạn sẽ có thời gian điều trị hợp lý.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật những điều mẹ cần biết về bệnh cảm cúm trong thai kỳ

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

  • Thay đổi vùng rốn: Vùng rốn đặc biệt nhạy cảm trong thời điểm này. Điều này khá bình thường và không có gì phải lo lắng. Nếu bạn cảm thấy vùng rốn có vẻ nhạy cảm, hãy đặt miếng băng gạc lên vùng này để tránh kích ứng.

2. Những thay đổi của vòng bụng mẹ bầu 34 tuần tuổi

Thoạt trông bụng mẹ lại có vẻ nhỏ đi do bụng đã xuống thấp hơn rất nhiều so với vài tuần trước. Bào thai trong bụng mẹ đã hạ thấp xuống vùng xương chậu. Điều này giúp cho mẹ thở dễ dàng hơn một chút, vì phổ có nhiều không gian hơn. Tuy nhiên, một số bào thai lại không dịch chuyển xuống dưới nhiều cho tới đúng ngày mẹ sinh vì các trường hợp mang thai không hoàn toàn giống nhau. Thời điểm này, bạn thường xuyên muốn đi tiểu do sức ép lên vùng xương chậu. Khi thai nhi hạ thấp xuống vùng chậu, bào thai cũng giảm áp lực vùng dạ dày, các triệu chứng ợ nóng (nếu có) sẽ biến mất.

Quá trình “bào thai thấp xuống” rất được nhiều mẹ bầu mong đợi vì nó như một “sự giải thoát dễ chịu”. Tuy nhiên, giai đoạn bạn đi lại sẽ khó khăn và nặng nề hơn, nhưng bạn không không còn kén ăn nữa. Bạn sẽ muốn ăn nhiều mà không còn cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

Thai nhi 34 tuần tuổi là thời điểm vòng bụng của mẹ xê dịch trong khoảng từ 81 centimet đến 92 centimet (tính từ đỉnh tử cung đến vùng xương mu). Nếu lúc này vòng bụng của bạn to hoặc nhỏ hơn nhiều so với chỉ số trung bình, điều đó có nghĩa là bào thai cũng lớn hoặc nhỏ hơn so với các chỉ số sức khỏe bình thường, và bạn cần phải siêu âm thai nhi 34 tuần để tìm ra nguyên nhân.

Sự thật thú vị: Nước ối đạt mức mức cao nhất trong khoảng thời thai nhi 34 đến 36 tuần tuổi. Sau đó, lượng nước ối trong bụng mẹ giảm dần. Dù em bé vẫn phát triển và thực tế bụng mẹ nặng hơn nhưng vì lượng nước ối thấp hơn nên có thể mẹ lại cảm thấy bụng mình không còn to lên sau thời điểm này. Lượng nước ối giảm giúp em bé có thêm nhiều không gian ngọ nguậy hơn trong bụng mẹ. Các chuyển động của bé trong giai đoạn này trong bụng mẹ phong phú và khác biệt hơn.

Bạn có thể kiểm tra sức khỏe thai nhi bằng việc đếm những “cú đá” cả bé vào thành bụng. Bạn cũng có thể đặt chế độ hẹn giờ để đếm xem bé mất bao nhiêu thời gian để thực hiện 10 lượt chuyển động hoặc 10 “cú đá” bên trong bụng mẹ (Khoảng thời gian thông thường là trên dưới 1 giờ đồng hồ). Hãy cho bác sĩ biết bất kỳ sự thay đổi nào trong cách chuyển động của bé mà bạn phát hiện ra.

Thai nhi 34 tuần tuổi với cặp song sinh sẽ khiến mẹ khó chịu hơn so với các mẹ chỉ có một em bé. Đây là giai đoạn mẹ bầu sắp sinh vì thai đôi thường kéo dài đến 35 hay 37 tuần, sớm hơn cả tháng so với mẹ bầu thai đơn.

3. Lịch khám bác sĩ khi thai nhi được 34 tuần tuổi

Lúc này, bạn cần tới gặp bác sĩ hàng tuần để xét nghiệm và đo nhịp tim em bé thường xuyên, đảm bảo thai nhi luôn ổn định và khỏe mạnh.

Bạn cũng có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệp sàng lọc liên cầu khuẩn nhóm B. Liên cầu khuẩn này thường được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng. Nó có thể bị truyền cho bé sơ sinh dù trường hợp này không phổ biến.

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên nghỉ làm ngay từ khi thai nhi được 34 tuần tuổi. Thực tế, nhiều phụ nữ vẫn làm việc cho tới sát ngày sinh, điều này cũng không sao, miễn là phải lưu ý đến các dấu hiệu sức khỏe để mọi việc diễn ra “tùy theo sức của mình”. Hãy biết lắng nghe cơ thể để đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất.

4. Thai nhi 34 tuần tuổi và một số hoạt động mẹ bầu cần tránh và nên làm

Tránh một số thực phẩm ngay trước giờ đi ngủ như caffein và chocolate, không uống nhiều nước trước giờ đi ngủ, không tập thể dục quá sức trước giờ đi ngủ.

Để các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad ở phòng khác, không đặt sát giường ngủ.

Thai nhi 34 tuần và những thay đổi mẹ bầu nên biết rõ

>>>>>Xem thêm: Mẹo ăn uống cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ để giảm khó chịu, an toàn sức khỏe

Nên cố gắng nghỉ ngơi hết sức có thể, đặc biệt là ngủ trưa. Khi thức dậy, hãy dậy từ từ để quá trình lưu thông máu tốt hơn, giúp máu xuống được tới bàn chân. Nếu dậy quá nhanh, bạn có thể bị chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Thời điểm này, mẹ bầu có thể viết ra sẵn các kế hoạch sinh em bé như danh sách đồ dùng cần thiết mang vào bệnh viện, nơi bạn muốn sinh con, cách giảm đau khi sinh, các thiết bị bạn muốn sử dụng…

Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ vì đây là thời điểm bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng sức khỏe tâm lý và thể chất để sắp sửa sinh em bé. Hãy sẵn sàng cho những khởi đầu mới vì một thiên thần nhỏ đáng yêu sắp chào đời.

Hân hoan chào đón sự xuất hiện của một thành viên tí hon, dễ thương đến với gia đình bạn…

Theo The Bump

Phương Linh lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *