Cơ thể thai nhi 23 tuần tuổi có thể to bằng quả bưởi, nặng khoảng 550 gram và dài hơn 30 cm tính từ đầu đến chân. Lúc này, mẹ bầu tăng cân rất nhanh và luôn cảm thấy mệt mỏi. Vậy mẹ bầu nên làm gì để giảm thiểu tình trạng này và giúp bé phát triển hơn? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Thai nhi 23 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Để biết được bé yêu phát triển như thế nào qua từng ngày, các mẹ nên khám thai định kỳ và sử dụng lịch để theo dõi tốc độ phát triển của bé. Lúc này, bạn có thể sẽ lo lắng và suy nghĩ nhiều đến việc sinh nở. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng hãy để mọi thứ thuận theo tự nhiên.
Contents
1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi được 23 tuần tuổi?
Khi thai nhi 23 tuần tuổi, mẹ bầu tăng cân rất nhanh (khoảng 2-3kg/ tuần) và luôn cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh đó, các mẹ rất dễ bị chảy máu khi đánh răng và sưng nứu. Chính vì vậy, các mẹ cần giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn: đánh răng 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Tăng cường thực phẩm giàu canxi như cua, ghẹ, sò… trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng giúp răng chắc khỏe hơn.
Cũng trong tuần này, mẹ bầu cảm thấy hơi khó chịu vì dây chằng và tử cung giãn nở đột ngột. Để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ nên tắm nước ấm, xoa bóp bụng hoặc tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng.
2. Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển ra sao?
Cơ thể thai nhi 23 tuần tuổi có thể to bằng quả bưởi chùm, nặng khoảng 550 gram và dài hơn 30 cm tính từ đầu đến chân. Lúc này, lỗ mũi của bé đã thông (không còn đóng như trước) và chất dịch bao quanh phổi giúp bé giữ khí oxy giúp bé có thể thở độc lập sau khi sinh.
Giai đoạn này, em bé có thể nằm hoặc ngồi trong bụng mẹ, nghĩa là phần đầu hướng về xương sườn và phần mông hướng xuống dưới bụng của bạn. Để có đủ chỗ trống cho bé di chuyển, tử cung của bạn sẽ giãn nở nhiều hơn nữa trong những tuần tiếp theo.
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho mẹ bầu
Vào khoảng thời gian này, mẹ bầu luôn cảm thấy thèm ăn. Chính vì vậy, để đảm bảo cân nặng trong quá trình mang thai, các mẹ nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và cần có chế độ ăn uống khoa học. Một số thực phẩm tốt cho mẹ và bé như bánh mì làm từ 100% lúa mì, sữa, ngũ cốc, trái cây, rau xanh…
Ngoài ra, mẹ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat như muối vừng, xúc xích, nem rán, khoai tây chiên, bắp rang bơ… Vì chúng làm cơ thể giảm khả năng giải phóng nước và gây ra hiện tượng phù nề khi mang thai.
Tìm hiểu thêm: Đọc truyện cho thai nhi giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu
- Uống nhiều nước (nước lọc hoặc trái cây ép) sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng tích nước và ngăn ngừa các triệu chứng chuột rút, đau đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu…
- Mẹ nên ăn nhiều thịt bò, thịt lợn, cá, gà… để giúp mẹ tăng trưởng tuyến sữa và giúp thai nhi 23 tuần tuổi khỏe mạnh hơn.
- Mẹ cần hạn chế sử dụng phô mai mềm, pate, sữa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi… Vì chúng chứa nhiều vi khuẩn hình que rất có hại cho mẹ và bé.
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi được 23 tuần tuổi
Một số thai phụ thường cảm thấy ngột ngạt và khó thở khi đi tàu hoặc xe (mặc dù trước khi mang thai bạn đi rất bình thường). Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên ngồi gần cửa sổ và tập trung nhìn về phía chân trời. Ngoài ra, các biện pháp như uống nước lạnh, bấm huyệt hoặc ăn mứt gừng cũng được nhiều mẹ bầu tin dùng.
Nếu cảm thấy đau bụng hoặc bị ra máu ở âm hộ, bạn nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám. Vì rất có thể bạn đang gặp phải triệu chứng nào đó ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
>>>>>Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi qua các tuần
Thai nhi 23 tuần tuổi đã phát triển như thế nào và cuộc sống mẹ bầu đã thay đổi ra sao các mẹ đã biết rồi phải không? Hãy dựa vào những kiến thức được cung cấp trên đây để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, để thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhé các mẹ!
Liên Tiểu Di tổng hợp