Thai 14 tuần là một giai đoạn quan trọng của thai kỳ. Đây là tuần đầu tiên của kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Giai đoạn này thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn, chính vì vậy mẹ cần đảm bảo cũng cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Hẳn 14 tuần cũng là thời điểm cha mẹ luôn tò mò về sự lớn lên của bé ra sao, cũng như những điều cần làm trong giai đoạn này để giúp bé phát triển tốt, thật khỏe mạnh. Vậy, chi tiết những điều quan trọng liên quan cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung chia sẻ ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Thai 14 tuần và những điều quan trọng liên quan
Contents
1. Thai 14 tuần phát triển như thế nào rồi?
- Bé dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái chanh tây và nặng chừng 45g – 70g.
- Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay.
- Duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.
- Em bé của bạn bắt đầu có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên, tuy mí vẫn còn khép kín để bảo vệ mắt, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc.
- Em bé của bạn cũng đã có thể phát hiện ra dây rốn của mình và nắm lấy nó.
- Lông tơ đã phát triển trên khuôn mặt của bé, ớp lông tơ này sẽ phát triển và cuối cùng sẽ bao trọn cơ thể của bé cho đến khi bé được sinh ra. Tác dụng của nó là giúp giữ ấm cơ thể và sau này sẽ mọc thành tóc cũng như lông mày. Tuy nhiên, lớp lông tơ trên cơ thể sẽ dần rụng hết.
- Bộ phận sinh dục của bé đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn khá khó khăn để phát hiện trên máy siêu âm. Cơ quan sinh sản của bé đã phát triển rất nhanh. Nếu là con gái, bé đã có đến 2 triệu quả trứng ở trong buồng trứng. Từ giai đoạn này đến lúc chào đời, bé sẽ còn phát triển thêm 1 triệu quả trứng nữa.
- Bé cũng bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp bởi lúc này tuyến giáp của bé đã trưởng thành.
- Gan và lá nách bắt đầu định hình các chức năng. Bộ não của bé phát triển, cho phép bé có các thể hiện cảm xúc trên gương mặt.
- Hệ xương phát triển rất nhanh và đang chuyển từ trạng thái sụn, mềm sang xương cứng.
- Nhiệt độ của túi dịch ối ở khoảng 37,5 độ C, cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Nhịp tim đập khoảng 110 – 160 lần/ phút và hệ tuần hoàn tiếp tục phát triển.
- Tim con đã có khả năng bơm máu với một lượng lớn để đi nuôi khắp cơ thể.
- Hệ bài tiết của con yêu cũng hoạt động thuần thục hơn. Thận đã thực hiện chức năng lọc nước tiểu và đào thải ra ngoài nước ối. Đường ruột của thai nhi lúc này cũng bắt đầu sản xuất phân xu.
- Các bộ phận khác như lợi, xương, xương lồng ngực, xương sống, móng tay, móng chân đã bắt đầu rắn chắc hơn sau một thời gian tích lũy can-xi từ nhau thai .
2. Thai 14 tuần liệu mẹ có những thay đổi gì?
2.1. Thay đổi về cơ thể
- Mẹ đã tăng khoảng hơn 2kg và đã quen với những biến đổi của cơ thể khi mang thai .
- Chóp trên của tử cung mẹ bầu sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Bụng bạn bắt đầu nhô ra rõ và sẽ rất dễ dàng nhận ra bạn đang có thai.
- Nướu răng bạn sẽ nhạy cảm hơn và dễ chảy máu khi đánh răng và đừng quên vệ sinh vùng mặt lưỡi vì đó là nơi dễ sinh ra vi khuẩn. Các triệu chứng về nướu này sẽ sớm khỏi sau khi bạn bước sang giai đoạn mới của thời kì mang thai.
- Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu nhưng không nhất thiết là dấu hiệu của nhiễm trùng. Các tế bào sản xuất chất nhầy trong âm đạo của bạn đóng một vai trò bảo vệ chống viêm nhiễm. Mẹ bầu sẽ dễ bị táo bón, khó tiêu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Bạn có thể thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng do các dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra của bạn đang làm việc cật lực và đôi khi chúng tỏ dấu hiệu phản kháng.
- Mẹ bị đau dây chằng do sự phát triển của thai nhi và tử cung lớn dẫn đến dạ dày bạn bị co thắt và trải dài ra theo một lối khác.
- Dấu hiệu rạn da xuất hiện với mật độ dày đặc hơn. Vị giác của bé cũng được hình thành.
- Mẹ sẽ cảm thấy ngực của mình bắt đầu xuất hiện một chất nhầy màu vàng, xỉn. Đây là lúc bạn bắt đầu tiết ra sữa non có màu trắng đục (loại sữa giàu dinh dưỡng) để chuẩn bị cho việc nuôi bé sau này.
- Bạn có thể lại “yêu” chồng khi năng lượng sống đang ngày càng trở nên dồi dào trong huyết quản.
- Trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn 20% so với bình thường để đáp ứng đủ lượng máu tăng lên trong cơ thể bạn.
- Da và cơ bắp của bạn được kéo dài để nhường chỗ cho em bé đang lớn.
2.2. Thay đổi về cảm xúc
- Bạn sẽ khó tập trung vào công việc ở công sở cũng như khi về nhà, bởi vì tất cả tâm trí bạn đều đổ dồn vào đứa bé trong bụng.
- Phụ nữ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi vượt qua được tuần 12 vì lúc này một số yếu tố nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi đã giảm đi nhiều so với 3 tháng đầu.
- Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên sẽ giảm hoặc hết ốm nghén.
- Mẹ có thể phải đối mặt với chứng đau lưng , giãn ven, mệt mỏi.
3. Những điều mẹ cần làm trong tuần 14 của thai nhi
- Bây giờ bạn nên bắt đầu tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của mình, và lên kế hoạch sẽ quản lý chi tiêu thế nào nếu quỹ lương của bạn bị giảm đi một phần.
- Cả bố lẫn mẹ hãy dành cho bé thật nhiều sự yêu thương và những cử chỉ âu yếm với bé vì thai 14 tuần đã cảm nhận được.
- Nếu bạn bị cúm, hãy tiêm vắc xin ngừa bệnh vì vắc xin sẽ không có hại cho thai nhi, và có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai.
- Nói chuyện với bé để bắt đầu kết nối với thai nhi ngay trong tuần này. Nói chuyện với bé là cách tốt nhất giúp phát triển ngôn ngữ của bé.
- Cần lựa chọn những bộ quần áo thoải mái và linh hoạt hơn.
- Tham gia những lớp học tiền sản với các bài tập yoga và thể dục nhẹ, nó giúp bạn chống chọi với những cơn co thắt và những cơn đau nhức thai kỳ rất hiệu quả.
- Vợ chồng bạn có thể sinh hoạt tình dục trở lại. Tuy nhiên, bạn cũng nên xin tư vấn của bác sĩ về vấn đề này để đảm bảo việc quan hệ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Siêu âm đo độ mờ gáy để kiểm tra hoặc mẹ nên thực hiện phương pháp chọc ối vì chọc ối là một xét nghiệm thường được thực hiện giữa tuần 15 và 18 và có thể phát hiện các dị tật bất thường ở thai nhi, chẳng hạn như hội chứng Down .
3.1. Những xét nghiệm cần làm khi thai 14 tuần
- Đo cân nặng và huyết áp.
- Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu.
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi.
- Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài.
- Đo chiều cao tính từ đáy tử cung.
- Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không.
- Kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường.
- Nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Mẹ nên lên một danh sách câu hỏi trước ngày khám.
Biểu hiện của mẹ bầu mang thai 14 tuần
- Giảm nhu cầu đi tiểu.
- Giảm mệt mỏi.
- Ngực tiếp tục phát triển nhưng giảm đau hơn.
- Giảm hoặc kết thúc buồn nôn.
- Ăn uống ngon miệng.
- Giãn tĩnh mạch.
- Nghẹt mũi.
3.2. Sức khỏe của mẹ bầu ở tuần 14 cần được đảm bảo
- Mẹ hãy uống nước đun sôi để nguội thay vì uống trực tiếp nước từ vòi hay nước uống đóng chai.
- Hãy tìm kiếm nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bà bầu. Hãy ăn thêm các loại sa lát hoa quả hay rau tươi để làm món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói vì giai đoạn này.
- Chú ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn hoàn hảo như là: hoa quả khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô. Những chất béo này không chứa cholesterol và giúp bé con trong bụng có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.
- Mẹ nên ăn nhiều cá hồi, cá ngừ (chứa omega3 và selen) để giúp bé phát triển não bộ, cũng như bổ sung thêm măng tây để ngăn ngừa chứng tiểu đường trong quá trình mang thai.
- Thai nhi cần rất nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ.
- Uống đủ nước, không uống nước trong bữa ăn, không ăn uống muộn… hạn chế thực phẩm chứa cafein, dầu mỡ…
- Bổ sung vitamin A, D. Vitamin A có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác và tham gia làm giảm nhiễm trùng trong cơ thể. Vitamin D giúp cho sự hấp thụ các chất khoáng, tránh được hậu quả trẻ bị còi xương ngay trong cơ thể mẹ. Tăng cường các bài tập Kegel rèn luyện cho các cơ âm đạo và tầng sinh môn sẽ giúp ngăn ngừa tiểu không tự chủ, kích thích sự đàn hồi và làm giảm rách tầng sinh môn trong khi sinh.
- Tập thể dục thường xuyên, đúng cách, nó không chỉ giảm thiểu được những rủi ro về sức khỏe và cón giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể.
- Thay đổi bàn chải đánh răng, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa cũng rất quan trọng cho mẹ bầu vào thời điểm này.
- Đánh răng và lưỡi của bạn sau mỗi bữa ăn và súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn một lần một ngày.
- Để giảm bớt áp lực khi mang thai mẹ nên đi du lịch, dã ngoại hoặc đi bơi cùng gia đình.
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mình mũi tiêm vắc-xin cần thiết cho cả mẹ và bé trong gian đoạn này.
- Tuần thai thứ 14 cũng là thời điểm thích hợp để tập luyện sàn chậu nếu mẹ chưa tập trước đó. Luyện tập những cơ này sẽ giúp mẹ tránh tiểu tiện mất kiểm soát khi mẹ cười, hắt hơi hoặc ho. Mang thai và sinh đẻ sẽ đặt một áp lực lớn lên sàn chậu, bây giờ mẹ càng luyện cho những cơ này trở lên chắc khỏe thì càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Bị tiêu chảy khi mang thai: Nguy hiểm lắm đấy, bà bầu đừng chủ quan!
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để thai nhi phát triển. Ảnh Internet
4. Những điều cần tránh khi thai nhi 14 tuần
4.1. Về sinh hoạt
- Tránh đứng và ngồi lâu một chỗ hoặc ngồi trước máy tính quá lâu. Nó có thể gây ra một số vấn đề như sưng đầu gối, sưng phù ở chân…
- Hãy tránh ngâm mình trong nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ hơn 39 độ C trong hơn 10 phút. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị các bệnh nhiễm trùng khác nếu nước hoặc bồn tắm không được vệ sinh sạch sẽ. Việc tắm vòi sen nóng có thể rất tốt, nhưng mẹ nên tránh tắm quá lâu.
- Bà bầu cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc ngửi mùi hơi sơn bốc lên.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với phân chó mèo thường có chứa toxoplasmosis gây ra bệnh ký sinh trùng hiếm gặp.
- Một số thuốc kháng sinh dừng để điều trị thông thường trước đây bạn có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi .
- Tránh mang giày cao gót để tránh té ngã, sảy thai vì bụng bầu ngày một lớn dần, trọng lượng lẫn trọng tâm cơ thể cũng thay đổi theo.
- Hạn chế mang vác vật nặng trong sinh hoạt hằng ngày có thể gây sa tử cung, rất nguy hiểm.
- Nếu bạn dễ bị buồn nôn, hãy tránh những chuyển động tròn hoặc đứng thẳng trong không trung. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh chơi các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc vì điều này có thể gây hại cho bé.
- Tránh khói thuốc lá vì nó là nhân tố gây ra rất nhiều biến chứng cho thai nhi như nguy cơ sinh non, khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển…
4.2. Về chế độ ăn uống
Mẹ bầu có thể ngưng cung cấp axit folic sau tuần 12 nếu muốn. Mẹ nên nói không với các thực phẩm sau:
- Phô mai tươi và phô mai loại mềm : Thực phẩm này có thể gây nguy hiểm cho con bởi nó được làm bằng sữa chua được tiệt trùng nên có thể chứa vi khuẩn Listeria, dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn.
- Thịt còn tái sống, chưa nấu chín : Các loại thịt như bít tết, phi lê, khi đang mang thai thì tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
- Cá có chứa thủy ngân : Các loại cá như cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
- Thịt nguội và xúc xích : Listeria trong thực phẩm này có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.
- Thực phẩm gây co thắt : Dứa, đu đủ xanh hay cam thảo là những thực phẩm làm co thắt tử cung mạnh và có thể gây sẩy thai.
- Gan : cũng là thực phẩm chứa sắt nhưng không an toàn cho bạn khi mang thai bởi vì nó có chứa retinol và có khả năng dẫn đến sẩy thai.
- Thức uống không tốt cho thai nhi : Rượu bia, trà, thức uống chứa cafein khác, nước ép dứa, nước có ga, nước dừa,… Mẹ bầu nên tránh xa chúng vì những tác hại của chúng lên thai nhi vì chúng có thể gây ra việc sinh non, sẩy thai hay dị tật thai nhi…
5. Những câu hỏi các mẹ thường gặp khi thai 14 tuần
5.1. Thai 14 tuần biết trai gái chưa?
Thực chất, giới tính của thai nhi đã được xác định ngay từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Việc quyết định là trai hay gái cho một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào tinh trùng của người bố.
Vào tuần 14, bộ phận sinh dục của thai nhi dần dần hoàn thiện, tuy nhiên việc biết được con là trai hay gái chính xác chỉ trên 60% nếu siêu âm ở thời điểm này, vì kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc siêu âm, kinh nghiệm của bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.
Thai nhi được nhận biết rõ, chính xác giới tính hơn cả là vào khoảng tuần 20-22, đến thời điểm này hầu hết các bà mẹ có thể biết chính xác giới tính của bé từ 90% vì lúc này nước ối nhiều hơn, thai nhi có thể bơi tự do, bộ phận sinh dục con cũng hoàn thiện hơn, nên chẩn đoán hình ảnh cũng chính xác hơn.
Bạn có thể nhận biết giới tính thai nhi qua những kinh nghiệm dân gian sau đây:
- Nhịp tim thai : Nhịp tim của thai nhi chúng ta nghe được thường sẽ ở khoảng 140 nhịp/phút trở xuống và nếu con gái sẽ là từ 140 nhịp/phút trở lên, hoặc trên 150 nhịp/ phút – được cho rằng tỉ lệ giới tính bé là gái cao hơn trai.
- Khẩu vị ăn uống của mẹ bầu : Nếu mẹ bầu thích ăn chua như cam, chanh, quất , quýt, bưởi,… thì khả năng cao mẹ đang mang thai bé gái, ngược lại, nếu mẹ mang thai bé trai thì phần lớn mẹ sẽ thèm ăn đồ ngọt hơn.
- Hình dáng bụng bầu : Khi bụng bầu cao và có hình bầu dục thì có thể mẹ đang mang thai bé gái. Còn khi bụng mẹ tròn xoe và thấp xuống thì có khi mẹ đang mang con trai.
- So sánh kích cỡ hai bầu ngực của mẹ : Ngực trái của mẹ bầu to hơn ngực phải được cho là mang bầu con gái, ngực phải to hơn thì mang bầu bé trai.
- Đặc điểm mái tóc của mẹ bầu : Nếu là mỏng và khô thì có khả năng mẹ đang mang bầu bé gái, còn bóng mượt và dày thì có khả năng mẹ đang mang bầu bé trai.
5.2. Thai 14 tuần uống nước dừa được không?
Việc uống nước dừa được cho là nên thực hiện từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, đây là khoảng thời gian mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe thai kỳ nói chung, vì khi này mẹ bầu đang ở giai đoạn khá ổn định. Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ bầu uống nước dừa , thì khả năng có thể gây ra tình trạng xấu cho thai nhi, do nước dừa còn có tính giải nhiệt, làm mát, mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp dần nên có nguy cơ dẫn đến sẩy thai trong giai đoạn nhạy cảm này.
Thai 14 tuần bạn vẫn có thể uống nước dừa, tuy nhiên, khoảng thời gian tốt nhất để uống nước dừa mà không phải lo lắng là khoảng tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, còn lại thì mẹ bầu nên thận trọng khi dùng nước dừa. Hãy sử dụng một cách hợp lý cẩn thận, để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ.
Lợi ích của việc uống nước dừa đúng thời điểm của mẹ bầu
- Nước dừa giúp các mẹ phục hồi làn da và chống lại những tình trạng như: mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema mà khi mang thai các mẹ hay gặp phải.
- Nhờ những chất có trong nước dừa như axit lauric, kali, natri, photpho và canxi sẽ giúp cơ thể mẹ tạo ra một hệ miễn dịch vững mạnh giúp bảo vệ mẹ bầu vượt qua thai kỳ dễ dàng.
- Nước dừa làm ức chế sự tăng tiết cholesterol , điều chỉnh lại huyết áp, cải thiện tình trạng lưu thông máu trong cơ thể, từ đó tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai.
>>>>>Xem thêm: 7 loại thuốc bà bầu tuyệt đối không nên uống vì có thể gây dị tật thai nhi
Thai 14 tuần và những thông tin quan trọng liên quan được tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển thai nhi và sự thay đổi ở mẹ bầu ở tuần thai này như thế nào. Từ đó, bạn có thể có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp và khoa học hơn, để mẹ và bé cùng khỏe. Với sự chu đáo này, bạn có thể yên tâm hơn và hãy để những ngày tháng mang thai của bạn thật sự vui vẻ và nhiều ý nghĩa nhé.
Chi Lê tổng hợp