Tăng huyết áp thai kỳ có khác gì so với bệnh tăng huyết áp thông thường? Mẹ bầu nên làm gì khi mắc căn bệnh tăng huyết áp trong giai đoạn thai kỳ? Bệnh tăng huyết áp thai kỳ có thể phòng tránh không? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về căn bệnh tăng huyết áp thai kỳ trong bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Tăng huyết áp trong giai đoạn thai kỳ có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp thai kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Từ đó, mẹ bầu có thể thấy được tầm quan trọng của căn bệnh tăng huyết áp thai kỳ.
Mẹ bầu nên tìm hiểu những thông tin về bệnh tăng huyết áp thai kỳ để có thể chủ động phòng tránh.
Contents
1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Huyết áp hiểu một cách đơn giản là áp lực máu. Huyết áp của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ và thường cao hơn so với huyết áp bình thường, do trong giai đoạn thai kỳ lưu lượng máu tăng cao.
Khi huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp. So với thời điểm trước khi mang thai, huyết áp tâm thu từ 30 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 15 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp thai kỳ.
Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
2. Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng cho thai nhi. Đây là một trong những nhuyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non, theo một cuộc nghiên cứu có đến 25% sinh non là do mẹ bị huyết áp tăng. Mặt khác, đối với sức khoẻ mẹ bầu, huyết áp cao trong thai kỳ gây ảnh hưởng lên hệ tim mạch. Những sản phụ thường mắc bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn cuối thai kỳ. Bệnh tăng huyết áp có thể đẫn đến đột quỵ đối với mẹ bầu, bệnh thiếu máu tim cục bộ,…
Ngoài ra, bệnh tăng huyết áp thai kỳ có thể biến chứng thành tiền sản giật và sản giật. Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén và gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Tiền sản giật xảy ra do tăng huyết áp và tăng protein niệu. Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc sản giật đến bào thai chậm phát triển, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ khiến trẻ dễ mắc bệnh và tăng nguy cơ sinh non một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, lưu thai.
3. Dấu hiệu nhận biết
Tìm hiểu thêm: “Kể tội” chồng khi vợ bầu bí
- Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, hoa mắt đặc biệt khi chuyển từ tư thế ngồi hay nằm sang tư thế đứng.
- Huyết áp tăng bất thường
- Căng thẳng, nhức đầu dẫn đến ù tai
Nếu có những triệu chứng trên bạn nên đến ngay bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
4. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp thai?
Một số nguyên nhân phổ biến sau dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ
- Tuổi tác của mẹ bầu quá cao có thể dẫn đến tăng huyết áp thai kỳ.
- Gia đình có tiền sử tăng huyết áp.
- Trước khi mang thai, thau phụ đã mắc bệnh tăng huyết áp nhưng không được phát hiện và điều trị.
- Mẹ bầu thừa cân có nguy cơ mắc các bênh như viêm thận, viêm gan, đái tháo đường.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu cân đối hoặc ăn mặn thường xuyên.
- Thai phụ mang song sinh trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường…
5. Bệnh tăng huyết áp có thể ngăn ngừa được không?
Khi mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ, bạn nên đi khám ngay và theo dõi thường xuyên để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Mẹ bầu có thể bắt đầu phòng tránh tăng huyết áp bằng một số biện pháp sau
>>>>>Xem thêm: Thực đơn 5 món xào vừa dễ chế biến, vừa bổ dưỡng cho bà bầu
- Lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế ăn mặn
- Cung cấp 2 lít nước trở lên cho cơ thể mỗi ngày
- Vận động thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan tránh căng thẳng quá độ
- Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên
Tăng huyết áp thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá, bệnh tăng huyết áp thai kỳ có thể ngăn ngừa. Mẹ bầu hãy trang bị những kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Hãy hành động từ hôm nay mẹ bầu nhé!
Trần Tạ tổng hợp